Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2024

Họp mặt truyền thống quân - dân - y Chiến khu Đ & Ký ức hào hùng của những chiến sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ

 (BDO) Hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2024), ngày 20-4, tại tỉnh Long An, Ban liên lạc  quân - dân - y Chiến khu Đ tổ chức buổi họp mặt truyền thống lần thứ 32. 


Ông Huỳnh Văn Nhị, Trưởng ban liên lạc quân - dân - y Chiến khu Đ tặng hoa cho các đơn vị phối hợp tổ chức buổi họp mặt

Tham dự có lãnh đạo UBND tỉnh Long An cùng 550 cán bộ, chiến sĩ quân - dân - y qua các thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước. 


Cán bộ quân - dân - y Chiến khu Đ tham gia tọa đàm tại buổi họp mặt

Tại buổi họp mặt, các đại biểu đã ôn lại truyền thống  của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ quân - dân - y miền Đông Nam bộ đã chiến đấu, anh dũng hy sinh cho công cuộc giành độc lập, tự do của đất nước. Qua đó khẳng định tinh thần cách mạng và sự anh dũng hy sinh đó là biểu hiện sinh động của chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho các thế hệ ngành y và tuổi trẻ ngày nay noi theo.


Ban liên lạc quân – dân - y Chiến khu Đ trao học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, hiếu học tỉnh Long An

Tại buổi họp mặt, Ban liên lạc  quân - dân - y Chiến khu Đ đã trao 10 suất học bổng cho sinh viên nghèo vượt khó, hiếu học tỉnh Long An, trị giá mỗi suất 1 triệu đồng và 1 chiếc xe đạp.

Tin, ảnh: Quỳnh Như


Họp mặt Ban liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ lần thứ 32

Sáng 20/4, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ tổ chức Họp mặt ngày truyền thống Quân Dân y Chiến Khu Đ lần thứ 32. Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Long An - Hoàng Đình Cán, Phó Chủ tịch UBND tỉnh – Phạm Tấn Hòa đến dự.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa bày tỏ sự vui mừng khi là đơn vị đăng cai tổ chức Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến Khu Đ lần thứ 32

Tham dự họp mặt còn có đại diện lãnh đạo tỉnh, thành, quân khu, quân đoàn và hơn 550 thành viên Ban Liên lạc Quân Dân y chiến khu Đ đến từ các tỉnh: Long An, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hòa bày tỏ sự vui mừng khi là đơn vị đăng cai tổ chức Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến Khu Đ lần thứ 32.

Ông khẳng định, đây là dịp để các đại biểu trao đổi, ôn lại truyền thống, những kỷ niệm trong thời kỳ “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.

Đây cũng là dịp để tỉnh giới thiệu với các đại biểu về mảnh đất, con người Long An trong lịch sử và hiện tại. Buổi họp mặt còn là nguồn động lực để toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh nhà học tập, noi theo về chân lý sống, làm việc có trách nhiệm, luôn năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn.

Từ đó, không ngừng phấn đấu và rèn luyện “Lương y như từ mẫu”, xứng đáng với truyền thống vẻ vang, anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Lãnh đạo UBND tỉnh tặng hoa chúc mừng buổi họp mặt

Chiến khu Đ là căn cứ địa kháng chiến nằm trong hệ thống rừng núi phía Bắc miền Đông Nam bộ. Địa hình hiểm trở, là một vị trí án ngữ chiến lược, nối nhiều chiến trường với nhau. Đây còn là một trong những địa điểm liên lạc, tiếp nối, trung chuyển quan trọng từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam.

Chiến khu Đ tồn tại như một biểu tượng của cuộc kháng chiến tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân, là nguồn hy vọng, niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và Nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.

Tọa đàm giao lưu với những nhân chứng lịch sử trong buổi họp mặt

Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, các chiến sĩ áo trắng đã hy sinh thầm lặng chăm sóc sức khỏe cho các thương binh, chiến sĩ và Nhân dân.

Tiếp nối truyền thống thế hệ đi trước, sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, cùng với cả nước, các y, bác sĩ quân dân y miền Đông Nam Bộ tiếp tục sự nghiệp của mình trong việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, thương binh và cán bộ chiến sĩ.

Tặng học bổng cho các sinh viên nghèo, hiếu học

Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ được thành lập vào năm 1989 và huy động mở rộng, phát triển đến nay.

Hàng năm, Quân Dân y Chiến khu Đ tổ chức luân phiên họp mặt tại các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ. Đây là hoạt động nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của ngành cũng như bày tỏ tình cảm và lòng tri ân sâu sắc đến các thế hệ cán bộ lão thành ngành y, những người đã cống hiến sức trẻ, tuổi thanh xuân và cả xương máu của mình cho 2 cuộc chiến đấu giành độc lập trên chiến trường chiến khu Đ miền Đông Nam Bộ.

Lãnh đạo Sở Y tế Long An tặng hoa và trao Cờ truyền thống luân lưu cho đơn vị đăng cai tổ chức họp mặt Quân Dân y Chiến khu Đ lần thứ 33

Tại buổi họp mặt, lãnh đạo Sở Y tế Long An tặng hoa và trao cờ truyền thống luân lưu cho đơn vị đăng cai tổ chức họp mặt Quân Dân y Chiến khu Đ lần thứ 33 năm 2025 tại TP.HCM.

Dịp này, Ban Liên lạc tặng 10 suất học bổng cho các sinh viên nghèo, hiếu học trên địa bàn tỉnh Long An, mỗi suất gồm 1 triệu đồng tiền mặt và chiếc xe đạp trị giá 2 triệu đồng./.

Ngọc Mận - Hoàng Tuân


Họp mặt Quân Dân y Chiến khu Đ - Miền Đông Nam bộ lần thứ 32

Sáng nay 20/4, UBND tỉnh phối hợp với Ban liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ tổ chức họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ - Miền Đông Nam bộ lần thứ 32. Đến dự, phía thành phố Hồ Chí Minh có Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ - Nguyễn Hồ Hải; Phó Chủ tịch UBND thành phố - Ngô Minh Châu.

Phía tỉnh Long An có Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ - Hoàng Đình Cán; Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hoà.

Phía Ban Liên Lạc Quân dân y Chiến khu Đ có Thầy thuốc nhân dân, Trưởng ban liên lạc - Bác sĩ Huỳnh Văn Nhị; Nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Long An, Trưởng Ban Liên lạc Quân Dân y tỉnh Long An - Bác sĩ Trần Tấn Tài. Cùng hơn 550 thành viên Ban Liên lạc Quân dân y Chiến khu Đ đến từ các tỉnh Long An, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu và TP Hồ Chí Minh.

Ông Phạm Tấn Hoà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An

Phát biểu chào mừng họp mặt , Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Tấn Hoà nhấn mạnh Đảng bộ, Nhà nước và nhân dân tự hào, trân trọng những thành quả đóng góp phi thường của các thế hệ y, bác sĩ tham gia cách mạng.

Trong buổi họp mặt, các đại biểu cùng ôn lại truyền thống vẻ vang của các thế hệ Y - Bác sĩ cách mạng các tỉnh miền Đông Nam bộ, những người đã cống hiến sức trẻ, tuổi thanh xuân và cả xương máu của mình cho công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, và nhân dân trên chiến trường chiến khu Đ đầy gian khổ nhưng rất hào hùng qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ của dân tộc.

Ban liên lạc Quân Dân y Trao học bổng cho 10 sinh viên Y khoa vượt khó

Dịp này, Ban liên lạc Quân Dân y Trao học bổng cho 10 sinh viên Y khoa vượt khó của tỉnh Long An. Đồng thời, trao cờ đăng cai tổ chức họp mặt lần thứ 33 năm 2025 cho TP Hồ Chí Minh./.

Phương Lan - Hùng Anh


Ký ức hào hùng của những chiến sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ

Trải qua 2 cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng, những chiến sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ - miền Đông Nam Bộ luôn ra sức chiến đấu, rèn luyện chuyên môn để trở thành những cánh chim đầu đàn trên lĩnh vực y tế. Nhiều chiến sĩ Quân Dân y sau này trở thành cán bộ lãnh đạo của ngành Y tế trong khu vực, là nòng cốt của Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ hôm nay.

Vài nét lịch sử về Quân Dân y Chiến khu Đ

Chiến khu Đ là căn cứ của cơ quan chỉ đạo kháng chiến miền Nam, được thành lập vào tháng 02/1946, gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (nay thuộc huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta ngày càng mở rộng quy mô, Chiến khu Đ được mở rộng lên những vùng rừng núi hiểm trở, từ biên giới Việt Nam - Campuchia đến sát gần TP.Sài Gòn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

Là vùng “rừng thiêng, nước độc”, Chiến khu Đ một thời được mệnh danh là “vùng đất chết”, nhất là các vùng phía Bắc ăn sâu vào biên giới. Do điều kiện sống kham khổ, thời tiết khắc nghiệt, thuốc men lại thiếu nên dịch bệnh có cơ hội lan truyền, nhất là bệnh sốt rét. Khó khăn là vậy nhưng với tinh thần tự lực, tự cường, cán bộ, chiến sĩ Chiến khu Đ mưu trí, sáng tạo bằng nhiều cách để khắc phục và đẩy lùi bệnh tật. Công tác phòng bệnh, chữa bệnh được đặt song hành với nhiệm vụ bảo đảm hậu cần của chiến khu.

Những ngày đầu của cuộc kháng chiến, trên chiến trường miền Đông Nam Bộ có 7 quân y viện khu vực. Dù thiếu cả thuốc men, trang bị kỹ thuật và nhân sự nhưng ngoài việc cứu chữa thương bệnh binh, các quân y viện còn mở nhiều lớp đào tạo y tá, bảo đảm yêu cầu về chuyên môn và quân sự. Nhiều y tá sau này trở thành cán bộ lãnh đạo của ngành Y tế trong khu vực, là nòng cốt của Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ hôm nay.

Đến nay, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ tổ chức được 31 lần họp mặt, có 3 năm gián đoạn (2020-2022) do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Từ nguyện vọng của các thế hệ Quân Dân y Chiến khu Đ, năm 1989, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ được thành lập. Ban Liên lạc gồm các thầy thuốc tâm huyết từng tham gia khám, chữa bệnh trên vùng Chiến khu Đ - miền Đông Nam Bộ trong các cuộc kháng chiến. Đến nay, Ban Liên lạc tổ chức được 31 lần họp mặt, có 3 năm gián đoạn (2020-2022) do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Năm nay, Ban Liên lạc tổ chức họp mặt lần thứ 32 tại tỉnh Long An, là đầu mối liên lạc giữa các đồng chí cán bộ lão thành và thực hiện các hoạt động nghĩa tình. Đây là dịp để các thế hệ y, bác sĩ gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, cùng nhau ôn lại kỷ niệm truyền thống tốt đẹp của những người thầy thuốc kháng chiến; thăm viếng, chia sẻ những khó khăn với các đồng đội, đồng nghiệp khi bệnh tật hay hữu sự;...

Tự hào những chiến sĩ Quân Dân y

Dù đã 90 tuổi đời nhưng nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An - Trung tá, Thầy thuốc Ưu tú Trần Tấn Tài vẫn nhớ như in những ký ức hào hùng xông pha lửa đạn để giành giật sự sống của đồng chí, đồng đội. Chia sẻ với chúng tôi về quá trình tham gia kháng chiến, ông Trần Tấn Tài cho biết: “Tôi tham gia kháng chiến chống Pháp từ tháng 02/1950, khi ấy chỉ mới 16 tuổi.

Đến năm 1954, tôi cùng đồng đội tập kết ra miền Bắc. Tháng 9/1963, tôi vượt Trường Sơn về miền Nam chống Mỹ, cứu nước cùng tiểu đoàn đặc công. Thời điểm đó, tôi là quân y sĩ ngoại khoa”.

Nguyên Giám đốc Sở Y tế Long An -  Trung tá, Thầy thuốc Ưu tú Trần Tấn Tài vẫn nhớ như in những ký ức hào hùng ở Chiến khu Đ

Một trong những kỷ niệm khó quên của ông Trần Tấn Tài là mùa khô năm 1967, giặc Mỹ càn quét Tiểu đoàn Trinh sát 46 - đơn vị ông đóng quân. Lúc bấy giờ, trạm xá quân y chỉ có ông và một số y tá. Dù nguy hiểm cận kề nhưng ông vẫn bình tĩnh, động viên đồng đội cố gắng quan sát, hành động kịp thời để tránh hao vũ khí, bảo toàn lực lượng. Sau trận càn quét của địch, ông cùng đồng đội tiếp tục khắc phục khó khăn do thiếu thốn về cơ sở vật chất, thuốc men để vừa cấp cứu chấn thương cho bộ đội ở chiến trường, ở hậu phương thì chữa bệnh sốt rét - bệnh gây mất quân số nhiều nhất khi đó.

Năm 1969, ông Trần Tấn Tài tiếp tục học bác sĩ ngoại khoa dã chiến để phục vụ kháng chiến. Sau khóa học, ông trở lại công tác tại Tiểu đoàn Trinh sát 46 cho đến năm 1975. Sau khi hòa bình lập lại, ông đảm nhận vai trò Phó Trưởng ban Quân Y - Bộ Tham mưu Quân khu 7. Ông cũng tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam cho đến tháng 3/1983 về làm Phó Giám đốc Sở Y tế Long An. Tháng 3/1987, ông làm Giám đốc Sở Y tế cho đến khi nghỉ hưu.

Nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Long An - Nguyễn Thị Thu Hà là nữ dược sĩ có nhiều đóng góp tích cực của Đội phẫu thuật tiền phương đóng tại huyện Tân Trụ

Chia tay ông Trần Tấn Tài, chúng tôi đến thăm nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Long An - Nguyễn Thị Thu Hà. Bà là nữ dược sĩ có nhiều đóng góp tích cực của Đội phẫu thuật tiền phương đóng tại huyện Tân Trụ. Đội phẫu thuật tiền phương này phục vụ chiến trường Nhà Bè và vùng hạ Cần Đước, Cần Giuộc.

Bà Nguyễn Thị Thu Hà kể: “Năm 1960, tôi bắt đầu tham gia kháng chiến. Đến năm 1967 thì học dược tá và về công tác tại Đội phẫu thuật tiền phương. Chiến trường khi đó rất ác liệt, chúng tôi phải làm việc liên tục để phục vụ cho 9 cánh quân y, mỗi cánh có khoảng 35 bệnh nhân/ngày.

Khó khăn nhất khi đó là thiếu thuốc, thiếu dịch truyền. Có thời điểm, tôi cùng đồng đội nữ phải trèo cây, hái trái dừa tươi, sau đó lấy nước dừa này đi tiệt trùng rồi truyền cho bệnh nhân thay thế dịch truyền glucose”.

Không chỉ làm công tác pha chế thuốc, bà còn tham gia chăm sóc bệnh nhân, tải thương, giao liên. “Công tác tải thương khi đó rất khó khăn. Sau khi cấp cứu ban đầu cho bệnh nhân, chúng tôi phải làm cầu phao bằng sức người hoặc bập dừa, để bệnh nhân nằm lên trên rồi đưa về Đức Huệ” - bà Nguyễn Thị Thu Hà nhớ lại. Dù khó khăn, nguy hiểm nhưng bà chưa bao giờ lùi bước.

Hiện đa số các chiến sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ đều tuổi cao, sức yếu nhưng rất mong được gặp mặt đồng chí, đồng đội đã từng cùng nhau chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong 2 cuộc kháng chiến. Với họ, những buổi họp mặt Ban Liên lạc là niềm tự hào của người chiến sĩ áo trắng một thời hiên ngang, oanh liệt và cũng là dịp để ôn lại những năm tháng gian khó, tưởng nhớ đồng đội đã ngã xuống./.

Những năm qua, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ về vật chất và tinh thần của Tỉnh ủy, UBND, Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị, doanh nghiệp trong vùng. Với nguồn lực được tài trợ, Ban Liên lạc thường xuyên tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên và các buổi họp mặt truyền thống.

Cụ thể, cuối tháng 12/2019, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 160 người và tặng 10 phần quà cho cán bộ Quân Dân y tại tỉnh Tây Ninh với tổng số tiền hơn 46 triệu đồng. Năm 2023, Ban Liên lạc tổ chức chuyến thăm 13 đồng chí cách mạng lão thành tại TP.HCM và tỉnh Bình Dương với số tiền hơn 22 triệu đồng. Đầu năm 2024, Ban Liên lạc tổ chức khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người và tặng 10 phần quà cho cán bộ Quân Dân y tại huyện Đức Hòa, tỉnh Long An với tổng số tiền hơn 63 triệu đồng; thăm 8 đồng chí cách mạng lão thành tại tỉnh Long An với số tiền hơn 10 triệu đồng.

Từ năm 2020 đến năm 2023, Ban Liên lạc tổ chức thăm viếng, chia sẻ khó khăn với các đồng đội, đồng nghiệp khi bệnh tật, hữu sự với số tiền 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, Ban Liên lạc còn sưu tầm, tập hợp tư liệu, hình ảnh thực hiện đặc san “Lịch sử truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ”, sẽ hoàn thành trước ngày họp mặt truyền thống năm 2025.

Huỳnh Hương

Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ ở Long An

(PLO)- Trải qua hai cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng, những chiến sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ - miền Đông Nam bộ luôn ra sức chiến đấu, rèn luyện để trở thành những cánh chim đầu đàn trên lĩnh vực y tế.

0:00/0:00
0:00

Ngày 20-4, UBND tỉnh Long An phối hợp với Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ tổ chức Họp mặt truyền thống lần thứ 32.

Quân Dân y Chiến khu Đ (1).jpg
Các đại biểu tham dự buổi họp mặt. Ảnh: HD

Tham dự có các lãnh đạo, các thành viên Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ đến từ các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Ngô Minh Châu; đại diện lãnh đạo, sở ngành các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu…

Quân Dân y Chiến khu Đ (9).jpg
Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, phát biểu tại buổi họp mặt. Ảnh:HD

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An, cho biết hôm nay là dịp để các đại biểu trao đổi, ôn lại truyền thống, ôn lại những kỷ niệm trong thời kỳ “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.

Theo ông Phạm Tấn Hòa, Chiến khu Đ là vùng căn cứ địa cách mạng được thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào tháng 2-1946.

Loaded5.85%
Remaining Time 10:11

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chiến khu Đ là căn cứ cách mạng đặc biệt quan trọng để chỉ đạo cuộc kháng chiến ở miền Đông Nam bộ và miền Nam.

Quân Dân y Chiến khu Đ (8).jpg
Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM trò chuyện với các cán bộ lão thành Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ. Ảnh: HD

Trong đó, các cán bộ, chiến sĩ Quân Dân y miền Đông là lực lượng quan trọng trong việc chữa trị cho thương binh, bệnh binh, bảo đảm sức khỏe cho bộ đội và nhân dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù.

Họ vừa là người thầy thuốc, vừa là chiến sĩ, với trái tim tràn đầy nhiệt huyết, đã đem tài năng, trí tuệ, cống hiến hết mình để cứu chữa, chở che, bảo vệ thương binh, bệnh binh và nhân dân.

Quân Dân y Chiến khu Đ (5).jpg
Ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An (bìa trái) tặng quà cho các lão thành cách mạng tại buổi giao lưu. Ảnh: HD

Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 70 năm qua của Quân Dân y miền Đông, những cán bộ chiến sĩ Quân Dân y năm xưa - nay là những cán bộ lão thành của ngành Y tế; là nhân chứng sống của lịch sử; là động lực, là nguồn sức mạnh, nguồn cảm hứng và là những tấm gương sáng tiêu biểu, xứng đáng để các thế hệ ngành Y noi theo, tiếp bước. Họ cũng là nguồn vun đắp cho ý chí, nghị lực quật cường, truyền thống và trách nhiệm cao quý của ngành y đến ngày nay.

“Tôi tin tưởng rằng với sự tham dự của các lão thành cách mạng, các đại biểu có mặt hôm nay - nhân chứng lịch sử có sức lan tỏa sâu rộng sẽ là nguồn động lực để toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Long An học tập, noi theo về chân lý sống.

Cùng nhau làm việc có trách nhiệm, luôn năng động, sáng tạo vượt qua những khó khăn, không ngừng phấn đấu và rèn luyện “Lương y như từ mẫu” xứng đáng với truyền thống vẻ vang anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước. Từ đó, hướng tới sự hài lòng của người bệnh và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh” - ông Hòa nói.

Quân Dân y Chiến khu Đ.jpg
Ban liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ trao học bổng cho các sinh viên. Ảnh:HD

Đến nay, tỉnh Long An có bảy bệnh viện tuyến tỉnh, sáu đơn vị Trung tâm, 15 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, TP và 188 trạm y tế xã/phường/thị trấn, năm bệnh viện tư nhân…

Định hướng đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng, mua sắm trang thiết bị cơ sở hạ tầng hệ thống y tế hiện, đồng thời sẽ xây mới bảy bệnh viện cùng tám trung tâm y tế khác.

Quân Dân y Chiến khu Đ (7).jpg
Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 33 năm 2025 sẽ được tổ chức tại TP.HCM. Ảnh: HD

Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ được thành lập từ năm 1989 với tôn chỉ, mục đích nhằm tạo điều kiện cho các thế hệ y, bác sỹ gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, cùng ôn lại kỷ niệm, truyền thống tốt đẹp của những người thầy thuốc kháng chiến.

Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, với bao biến chuyển của thời gian và lịch sử nhưng các thế hệ y, bác sỹ Quân Dân y Chiến khu Đ vẫn duy trì truyền thống gặp gỡ, thăm hỏi, động viên nhau vào những ngày tháng 4 lịch sử hàng năm.

Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 33 sẽ được tổ chức tại TP.HCM.



Long An: Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ lần thứ 32

Ngày 20/4, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ tổ chức Họp mặt ngày truyền thống lần thứ 32.

Tham dự buổi họp mặt có lãnh đạo UBND, các sở, ngành tỉnh Long An và trên 550 đại biểu Quân Dân y Chiến khu Đ đến từ các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. 

Chú thích ảnh
Các đại biểu Quân Dân y chiến khu Đ tham dự tọa đàm. 

Ôn lại truyền thống quân dân y, Thầy thuốc nhân dân, bác sỹ Huỳnh Văn Nhị - Trưởng ban liên lạc, cho biết, Chiến khu Đ là căn cứ địa kháng chiến nằm trong hệ thống rừng núi phía Bắc miền Đông Nam Bộ. Địa hình hiểm trở, là một vị trí án ngữ chiến lược, nối nhiều chiến trường với nhau. Đây còn là một trong những địa điểm liên lạc, tiếp nối, trung chuyển quan trọng từ hậu phương miền Bắc vào miền Nam. Chiến khu Đ như một biểu tượng của cuộc kháng chiến, tiêu biểu cho ý chí, sức mạnh tinh thần của toàn dân, là nguồn hy vọng, niềm tin của toàn thể cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên địa bàn miền Đông Nam Bộ.

Phát biểu tại buổi họp mặt, ông Phạm Tấn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An bày tỏ vui mừng khi là đơn vị đăng cai tổ chức. Đây là dịp để các đại biểu trao đổi, ôn lại truyền thống, những kỷ niệm trong thời kỳ “Miền Đông gian lao mà anh dũng”; đồng thời, là dịp để tỉnh giới thiệu với các đại biểu về mảnh đất, con người Long An trong lịch sử và hiện tại. Buổi họp mặt còn là nguồn động lực để toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Y tế Long An học tập, noi theo chân lý sống, làm việc có trách nhiệm, luôn năng động, sáng tạo vượt qua khó khăn. Từ đó, không ngừng phấn đấu và rèn luyện, “lương y như từ mẫu”, xứng đáng với truyền thống vẻ vang, anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của người dân.

Kế thừa và tiếp nối truyền thống tốt đẹp của các thế hệ y, bác sỹ quân dân y Chiến khu Đ, ngành Y tế Long An đã có sự phát triển. Đến nay, hệ thống y tế tỉnh gồm 7 bệnh viện tuyến tỉnh, 6 đơn vị trung tâm, chi cục (Trung tâm Giám định Y khoa, Trung tâm Pháp y, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục Dân số, Trường Cao đẳng Y tế); 15 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và 188 trạm y tế xã/phường/thị trấn. 5 bệnh viện tư nhân. Đội ngũ y, bác sỹ (công và tư) hiện có 4.863 người, trong đó, có 1.570  bác sỹ; 749 y sĩ; 1.628 điều dưỡng;…

Chú thích ảnh
Lãnh đạo UBND tỉnh Long An trao đổi cùng các đại biểu Quân Dân y chiến khu Đ. 
   
Loaded6.62%
Remaining Time 10:00

Năm 2023, tỷ lệ bác sỹ trên vạn dân đạt 9 bác sỹ; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) còn 17,3%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt 93%; duy trì hiệu quả mức sinh thay thế, phấn đấu số con trung bình mỗi cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ở mức 2 con, tỷ số giới tính khi sinh (số bé trai/100 bé gái) về mức cân bằng tự nhiên đạt (103-107). Định hướng đến năm 2030, Long An sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng, mua sắm trang thiết bị cơ sở hạ tầng hệ thống y tế hiện đại; đồng thời sẽ xây mới 7 bệnh viện, 8 trung tâm,…

Dịp này, Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ tặng 10 suất học bổng cho các sinh viên nghèo, hiếu học trên địa bàn tỉnh Long An, mỗi suất 1 triệu đồng tiền mặt và 1 chiếc xe đạp trị giá 2 triệu đồng.

Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ lần thứ 33 sẽ được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2025.

Tin, ảnh: Thanh Bình (TTXVN)

Long An: Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ

Ngày 20-4, UBND tỉnh Long An phối hợp với Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ tổ chức họp mặt truyền thống lần thứ 32.

4.jpg
Các đồng chí thành viên Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ đến từ các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ thăm hỏi nhau

Đến dự buổi họp mặt có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Ngô Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND TPHCM; đại diện lãnh đạo, sở ngành các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu...

2.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa phát biểu tại buổi họp mặt

Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa nhấn mạnh, đây là dịp để các đại biểu trao đổi, ôn lại truyền thống, những kỷ niệm trong thời kỳ “Miền Đông gian lao mà anh dũng”.

Theo ông Phạm Tấn Hòa, Chiến khu Đ là vùng căn cứ địa cách mạng được thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào tháng 2-1946. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chiến khu Đ là căn cứ cách mạng đặc biệt quan trọng để chỉ đạo cuộc kháng chiến ở miền Đông Nam bộ và miền Nam.

1.jpg
Quang cảnh buổi họp mặt

Trong đó, các cán bộ, chiến sĩ Quân Dân y miền Đông là lực lượng quan trọng trong việc chữa trị cho thương binh, bệnh binh, bảo đảm sức khỏe cho bộ đội và nhân dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Họ vừa là người thầy thuốc, vừa là chiến sĩ, với trái tim tràn đầy nhiệt huyết, đã đem tài năng, trí tuệ, cống hiến hết mình để cứu chữa, chở che, bảo vệ thương binh, bệnh binh và nhân dân.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 70 năm qua của Quân Dân y miền Đông, những cán bộ chiến sĩ Quân Dân y năm xưa - nay là những cán bộ lão thành của ngành y tế; là nhân chứng sống của lịch sử; là động lực, là nguồn sức mạnh, nguồn cảm hứng và là những tấm gương sáng tiêu biểu, xứng đáng để các thế hệ ngành y noi theo, tiếp bước; và là nguồn vun đắp cho ý chí, nghị lực quật cường, truyền thống và trách nhiệm cao quý của ngành y ngày nay.

3.jpg
Các đồng chí lão thành cách mạng, các đại biểu trao đổi, ôn lại những kỷ niệm trong thời kỳ “Miền Đông gian lao mà anh dũng”

“Tôi tin tưởng rằng, với sự tham dự của các đồng chí lão thành cách mạng, các đại biểu có mặt hôm nay là nhân chứng lịch sử có sức lan tỏa sâu rộng, sẽ là nguồn động lực để toàn thể cán bộ, nhân viên ngành y tế tỉnh Long An học tập, noi theo về chân lý sống, làm việc có trách nhiệm, luôn năng động, sáng tạo vượt qua những khó khăn, không ngừng phấn đấu và rèn luyện “Lương y như từ mẫu” xứng đáng với truyền thống vẻ vang anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước, nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa nói.

5.jpg
Ban liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ trao học bổng cho các sinh viên

Đến nay, tỉnh Long An có 7 bệnh viện tuyến tỉnh, 6 đơn vị trung tâm, 15 trung tâm y tế huyện, thị xã, thành phố và 188 trạm y tế xã/phường/thị trấn. 5 bệnh viện tư nhân…

Định hướng đến năm 2030, tỉnh Long An sẽ tiếp tục đầu tư, nâng cấp, mở rộng, mua sắm trang thiết bị cơ sở hạ tầng hệ thống y tế hiện đại; đồng thời sẽ xây mới 7 bệnh viện, 8 trung tâm y tế khác.

Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ được thành lập từ năm 1989 với tôn chỉ, mục đích nhằm tạo điều kiện cho các thế hệ y, bác sĩ gặp gỡ, thăm hỏi, động viên, cùng ôn lại kỷ niệm, truyền thống tốt đẹp của những người thầy thuốc kháng chiến.

Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, với bao biến chuyển của thời gian và lịch sử, nhưng các thế hệ y, bác sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ vẫn duy trì truyền thống gặp gỡ, thăm hỏi, động viên nhau vào những ngày tháng 4 lịch sử hàng năm.

7.jpg
Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 33 năm 2025 sẽ được tổ chức tại TPHCM

Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 33 năm 2025 sẽ được tổ chức tại TPHCM.

Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 32

PNO - Ngày 20/4, UBND tỉnh Long An phối hợp với Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ tổ chức Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 32.

Đến dự có ông Nguyễn Hồ Hải, Phó bí thư Thành ủy TPHCM; ông Ngô Minh Châu, Phó chủ tịch UBND TPHCM; đại diện lãnh đạo, sở ngành các tỉnh Long An, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, thành viên Ban Liên lạc Quân Dân y Chiến khu Đ các tỉnh, thành miền Đông Nam bộ

Quang cảnh buổi họp mặt
Quang cảnh buổi họp mặt

Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Tấn Hòa cho biết, Chiến khu Đ là vùng căn cứ địa cách mạng được thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp vào tháng 2/1946. Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Chiến khu Đ là căn cứ cách mạng đặc biệt quan trọng để chỉ đạo cuộc kháng chiến ở miền Đông Nam bộ và miền Nam.

Trong đó, các cán bộ, chiến sĩ Quân Dân y miền Đông là lực lượng quan trọng trong việc chữa trị cho thương binh, bệnh binh, bảo đảm sức khỏe cho bộ đội và nhân dân chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Lực lượng này vừa là người thầy thuốc, vừa là chiến sĩ, với trái tim tràn đầy nhiệt huyết, đã đem tài năng, trí tuệ, cống hiến hết mình để cứu chữa, chở che, bảo vệ thương binh, bệnh binh và nhân dân.

Nhìn lại chặng đường lịch sử hơn 70 năm qua của Quân Dân y miền Đông, những cán bộ chiến sĩ Quân Dân y năm xưa - nay là những cán bộ lão thành của ngành Y tế; là nhân chứng sống của lịch sử; là động lực, là nguồn sức mạnh, nguồn cảm hứng và là những tấm gương sáng tiêu biểu, xứng đáng để các thế hệ ngành Y noi theo, tiếp bước; và là nguồn vun đắp cho ý chí, nghị lực quật cường, truyền thống và trách nhiệm cao quý của ngành y ngày nay.

Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 32
Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 32

“Với sự tham dự của các đồng chí lão thành cách mạng, các đại biểu có mặt hôm nay là nhân chứng lịch sử có sức lan tỏa sâu rộng sẽ là nguồn động lực để toàn thể cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Long An học tập, noi theo về chân lý sống, làm việc có trách nhiệm, luôn năng động, sáng tạo vượt qua những khó khăn, không ngừng phấn đấu và rèn luyện “Lương y như từ mẫu” xứng đáng với truyền thống vẻ vang anh dũng của các thế hệ cha anh đi trước, nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh và đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân trong tỉnh”, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An nhấn mạnh.

Trải qua 35 năm hình thành và phát triển, với bao biến chuyển của thời gian và lịch sử, nhưng các thế hệ y, bác sĩ Quân Dân y Chiến khu Đ vẫn duy trì truyền thống gặp gỡ, thăm hỏi, động viên nhau vào những ngày tháng 4 lịch sử hàng năm. Họp mặt truyền thống Quân Dân y Chiến khu Đ miền Đông Nam bộ lần thứ 33 sẽ được tổ chức tại TPHCM.

Hiện, tỉnh Long An có 7 bệnh viện tuyến tỉnh, 6 đơn vị Trung tâm, 15 Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố và 188 trạm y tế xã/phường/thị trấn; 5 bệnh viện tư nhân.

Thanh Lâm