Thứ Bảy, 20 tháng 5, 2017

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG, Giai đoạn 30/4/1975 - 2008

Được viết ngày Thứ năm, 17 Tháng 9 2009 10:48
http://soyte.binhduong.gov.vn/soyte/index.php/gioi-thieu/44-gioi-thieu/cac-n-v-trc-thuc-tuyn-tnh/9-bnh-vin-a-khoa-tnh-binh-dng 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BÌNH DƯƠNG

I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN: 

Tiền thân của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương là Nhà thương Phú Cường xây dựng từ thời Pháp thuộc vào năm 1890. Từng giai đoạn lịch sử, bệnh viện được mang những tên khác nhau Bệnh viện Phú Cường (đến 30 tháng 4 năm 1975), Bệnh viện Thủ Dầu Một (1975), Bệnh viện đa khoa tỉnh Sông Bé (1976), Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương (từ 1997 đến nay).
Từ cơ sở cũ ở đường Bs Yersin, thị xã Thủ Dầu Một, vào năm 1990 Bệnh viện được dời về cơ sở mới, số 05 đường Bs Phạm Ngọc Thạch, thị xã Thủ Dầu Một. Từ đó, bệnh viện từng bước được đầu tư về cơ sở vật chất ngày càng hoàn chỉnh, trang thiết bị ngày càng hiện đại.  

II. THỰC HIỆN CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ:

Bệnh viện triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ Y tế và Sở y tế giao:
          - Cấp cứu – Khám bệnh - Chữa bệnh
          - Đào tạo cán bộ
          - Nghiên cứu khoa học về y học
          - Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật
          - Phòng bệnh
          - Hợp tác quốc tế
          - Quản lý kinh tế
Là Bệnh viện đa khoa 800 giường bệnh kế hoạch nhưng luôn thực kê gần 1.000 giường. Với đội ngũ 183 cán bộ, thầy thuốc có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo trong và ngoài nước, bệnh viện đang hình thành các chuyên khoa về cấp cứu hồi sức, săn sóc tập trung, hệ ngoại (tiêu hoá, tiết niệu, chấn thương chỉnh hình, ngoại thần kinh ...) hệ nội (lão khoa, tim mạch, thần kinh, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, da liễu ...), hệ sản, hệ nhi, các chuyên khoa mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nhiễm, tâm thần...
Năm 2007, bệnh viện đã khám cho 672.955 lượt người bệnh, điều trị nội trú  59.560 người bệnh, phẫu thuật từ loại 3 trở lên 22.233 ca, đở đẻ cho 11.592 bà mẹ.
Tham gia Hội nghị KHKT ngành Y tế tỉnh Bình Dương lần thứ VI và Hội nghị Khoa học Điều dương tỉnh Bình Dương lần II ngày 12/10/2006, có 37 đề tài NCKH & SKCT. Nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới được áp dụng trong các khoa lâm sàng, cận lâm sàng, để góp phần lớn trong nâng cao chất lượng khám bệnh, chẩn đoán, điều trị và phẫu thuật người bệnh.
Bệnh viện được sự hợp tác giúp đỡ thường xuyên về chuyên môn của nhiều giaó sư, bác sĩ, của các tổ chức phi chính phủ của các cá nhân các nước Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Canada, Pháp, Đài Loan.
Nhiều nhà doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, nhiều cá nhân trong và ngoài nước đã cùng chính quyền địa phương từng bước nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị ... góp phần đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Bệnh viện hiện là cơ sở thực tập của các lớp bác sĩ chuyên khoa cấp 1, bác sĩ của Học viện Quân y; trường Đại học Y Dược TP. HCM, các lớp điều dưỡng, nữ hộ sinh các trường THYT tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.

III. CÁC GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN QUA CÁC THỜI KỲ:
        - Bs Nguyễn Thanh Phong (từ ngày 30/4/1975)
        - Bs Vũ Tánh                      (1976 - 1989)   
        - Bs Phạm Ngọc Thái         (1989 - 1996)
        - Bs Huỳnh Văn Nhị           (1996 - 2001)
        - Bs Đinh Văn Khai            (2001 - 31/12/2007)
        - Bs Ngô Dũng Nghĩa         (1/12008 - đến nay)

 IV. THÀNH TÍCH KHEN THƯỞNG:
           - Huân chương Lao động hạng II năm 2007;
           - Huân chương Lao động hạng III năm 2001;
           - Huân chương Lao động hạng III năm 1985;
           - 12 Thầy thuốc ưu tú;
           - 03 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;    
           - 250 Huy chương vì sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân;
           - 07 Cờ thi đua và 07 Bằng khen của Bộ Y tế;
           - Đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc toàn diện 7 năm liền từ 2001 - 2007;
           - 04 Bằng khen của Bộ Công an;
           - 22 Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh;
           - 217 Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở;
           - Nhiều cờ thi đua và bằng khen của UBND, LĐLĐ tỉnh, MTTQVN tỉnh;
           - Đảng bộ, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh liên tục từ năm 1990 đến nay.

Xem them: Lịch sử phát triển bệnh viện 


Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Xin thông báo tin buồn

Chúng tôi vừa nhận được tin:  
Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong, 
nguyên Trưởng Ban Dân y tỉnh Bình Dương, nguyên trưởng ty y tế kiêm Giám đốc BV tỉnh Bình Dương 
thời điểm 30/4/1975.
Đã từ trần vào lúc 7.30 giờ sáng nay ngày 29/4/2017 tại Bến Tre, hưởng thọ 90 tuồi.
Xin thông báo và xin chia buồn cùng gia đình


TRANG GHI CHÉP VÀI HÌNH ẢNH VỀ Y TẾ BÌNH DƯƠNG

Cách nay vừa đúng 42 năm:
Tháng 4 -1975, Lãnh đạo Ban Dân y tỉnh Bình Dương gồm Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - Trưởng Ban; Bác sĩ Lê Minh Hoàng - Phó ban; Phạm Ngọc Ẩn - chính trị viên tổ chức thành lập một bệnh xá tại xã Tam Lập huyện Phú Giáo, bên bờ Sông Bé. Văn phòng Ban và bệnh xá trên 45 cán bộ nhân viên.
Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ của chiến dịch, Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong triệu tập khẩn cấp đơn vị bàn kế hoạch chuẩn bị phục vụ chiến dịch Hồ Chí Minh.
Ngay sau đó, Đội phẫu tiền phương được thành lập do Bác sĩ Lê Minh Hoàng phụ trách. Một tổ y tế tiền phương do Bác sĩ Trần Hoài Đức phụ trách, có Y sĩ Phạm Văn Sen bệnh xá phó, đi cùng đoàn chính trị của tỉnh để tiếp quản theo ngành. Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong đi cùng Ban Chỉ huy chiến dịch do Bí thư tỉnh ủy chỉ đạo.
Sáng ngày 29/ 4 /1975, đội phẫu tiền phương có mặt tại Sở cao su Phú Chánh triển khai đội hình chuẩn bị tiếp nhận thương binh. Chiều 29/4/1975, cả đội trực tiếp xuống bám tại trường Tiểu học xã Phú Chánh...
Trưa ngày 30/4/1975 Bác sĩ Trần Hoài Đức và Y sĩ Phạm Văn Sen trong tổ y tế Tiền phương theo chân các lực lượng vũ trang tiến vào Thị xã. Hai anh đến ngay Bệnh viện tỉnh (số 211 đường Yersin Thị xã Thủ Dầu Một), tấm biển ngoài cổng vào đề tên “Bệnh viện Phú Cường“. Tại đây, Bác sĩ Trần Văn Phú - Trưởng Ty Y tế kiêm Bệnh viện trưởng và Bác sĩ Nguyễn Hữu Hội - Phó Ty y tế cùng toàn bộ nhân viên của Bệnh viện ra đón tiếp. Một vài giờ sau, Bác sĩ Lê Minh Hoàng đến, các anh tập hợp toàn thể cán bộ, nhân viên của Ty y tế và bệnh viện, nói rõ chủ trương chính sách của chính phủ Cách mạng Miền Nam là hoà hợp hoà giải dân tộc, kêu gọi mọi người yên tâm trở lại làm việc bình thường không bỏ nhiệm Sở. Các anh được bác sĩ Phú và Hội dẫn đi xem toàn bộ Bệnh viện, các khoa phòng, trang thiết bị. Toàn bộ cơ sở vật chất, dụng cụ, máy móc đều nguyên vẹn. Toàn bộ nhân viên khoảng 200 người trong đó bác sĩ và dược sĩ khoảng 10 người.
Ông Võ Văn Bình y tá trưởng của Bệnh viện sau đó thổ lộ tâm tình: “ Ban đầu tôi rất lo sợ, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, nhưng tôi yên tâm ngay khi nghe lời giải thích của các anh về chính sách hoà hợp dân tộc của Cách mạng và chính sách sử dụng nhân viên chế độ cũ, tôi và vợ tôi yên tâm trở lại làm việc ngay”
Bệnh viện Phú Cường có lịch sử lâu đời, được người Pháp xây dựng vào năm 1898, cách nay gần 80 năm. Nhiều hạng mục khoa phòng đã xuống cấp, trang thiết bị cũ kỹ và không nhiều, năng lực thu dụng khoảng 300 giường bệnh. Bệnh viện có 6 khoa và một khu ngoại chẩn khám bệnh thường ngày; ngoaị khoa có phòng cấp cứu và phòng giải phẩu; khoa sản còn có bên cạnh là trường cô đỡ hương thôn đào tạo mỗi khoá 20 người; khoa Nhi, khoa Lây và khoa Lao. Các khoa khác là khoa Dược, khoa xét nghiệm, khoa X quang, nhà giặt giũ, nhà bếp, nhà xe. Ty Y tế ngoài Bệnh viện còn có Phòng y tế công cộng đồng chỉ đạo công tác các Chi y tế huyện. Trưởng phòng y tế công cộng là cán sự y tế Nguyễn Nghiệp Triệu. Trong phòng y tế cộng đồng có Ban diệt trừ sốt rét, Trưởng ban y tế chống sốt rét là cán sự y tế Sương.
Số Bác sĩ hiện có: Khoa Nội có Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Châu; Khoa sản -Bác sĩ Huỳnh thị Thương; Khoa Ngoại - Bác sĩ Lê Mộng Hùng, Bác sĩ Lê Hữu Toàn và Bác sĩ Nguyễn Thị Minh; Khoa Dược: có dược sĩ Đỗ Hoà Bình; Khoa xét nghiệm có Dược sĩ Trần Văn Đáng và Dược sĩ Trần Đắc Dung; Phòng Dược: có Dược sĩ Hà Thanh Thu; Khoa lao: có Bác sĩ Lê Duy Minh. Hệ thống huyện gồm có Chi y tế các huyện Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú Giáo, Phú Hoà (Củ Chi). Trưởng chi là 1 cán sự y tế với 2- 3 nhân viên.
Cũng trong ngày 30/4/1975, lúc 16 giờ chiều, 3 xe ô tô Scow vào Trường Tiểu học Phú Chánh rước toàn bộ Ban và Bệnh xá về Bệnh viện tỉnh. Số cán bộ kháng chiến cùng hoà nhập vào số cán bộ nhân viên mới tiếp quản, tiếp tục đưa hoạt động Bệnh viện trở lại bình thường, sẵn sàng phục vụ thương bệnh binh và nhân dân.
Sau khi các huyện Dầu Tiếng, Bến Cát, Phú Giáo,Tân Uyên được giải phóng vào ngày 29/4/1975. Các huyện phía Nam Dĩ An, Lái Thiêu, Châu Thành, Thị xã được giải phóng vào ngày 30/4/1975. Các đồng chí dân y ở các huyện tiếp quản ngay các cơ sở y tế. Huyện Lái Thiêu do Y sĩ Trần Mạnh Tường, Dĩ An do Y sĩ Út Hoà, ở Tân Uyên do Y sĩ Bảy Bình (Trần Trung Cận) tiếp quản và tổ chức lại cơ sở đi vào hoạt động bình thường. Nhìn chung, những cơ sở hầu hết cũ kỹ, chật hẹp, trang thiết bị đơn sơ .
Theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Ủy Ban Quân quản về việc tổ chức học tập cải tạo cán bộ nhân viên y tế chế độ cũ, các cán bộ Trưởng phó Ty, Trưởng phó phòng, Trưởng phó khoa được gọi đến Ủy Ban quân quản trình diện và đăng ký học tập cải tạo, địa điểm tại Trường Nữ Trung học Trịnh Hoài Đức, thời gian khoảng 60 ngày. Còn lại tất cả nhân viên khác đều được học tập taị Bệnh viện thời gian khoảng 13 ngày. Sau đợt học cải tạo, Bệnh viện thường xuyên tổ chức những buổi học chính trị để nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên, đồng thời tổ chức những buổi biểu diễnvăn nghệ tự biên tự diễn để khuyến khích mọi người hăng hái lao động và công tác trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nuớc.
Nhằm ổn định, củng cố xây dựng bộ máy của ngành phù hợp với tình hình mới, công tác tổ chức cũng được sắp xếp lại:
Trưởng ty: Bác sĩ Nguyễn Thanh Phong - phụ trách chung.
Phó Ty: Bác sĩ Lê Minh Hoàng - phụ trách mạng lưới y tế huyện và xã.
Bệnh viện trưởng: Bác sĩ Trần Hoài Đức Phụ trách hệ điều trị
Nguồn: http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:76zz43d7Rm4J:soyte.binhduong.gov.vn/soyte/index.php/download/category/2-van-ban-cua-so%3Fdownload%3D1749:toan-van-lich-su-nganh-y-te-binh-duong-giai-doan-1975-2005+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&client=firefox-b


Toàn văn lịch sử ngành Y tế Bình Dương

http://webcache.googleusercontent.com/search?q=cache:76zz43d7Rm4J:soyte.binhduong.gov.vn/soyte/index.php/download/category/2-van-ban-cua-so%3Fdownload%3D1749:toan-van-lich-su-nganh-y-te-binh-duong-giai-doan-1975-2005+&cd=1&hl=vi&ct=clnk&client=firefox-b
Ðây là phiên bản html của tệp http://soyte.binhduong.gov.vn/soyte/index.php/download/category/2-van-ban-cua-so?download=1749:toan-van-lich-su-nganh-y-te-binh-duong-giai-doan-1975-2005.
G o o g l e tự động tạo ra những phiên bản html của các tài liệu khi chúng tôi crawl web.
Xin click vao de xem.
Cam on

Xin mời xem thêm:

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Bình Dương họp mặt kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam


TTĐT - Sáng 24-02, Sở Y tế đã tổ chức Lễ kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2017). Tham dự có ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo một số sở, ngành.

Tại buổi lễ, đại biểu đã ôn lại truyền thống của ngành Y tế. Cùng với sự phát triển của cả nước, ngành Y tế Bình Dương đã có nhiều nỗ lực, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đến nay, ngành Y tế cơ bản đã ổn định về tổ chức tại các tuyến và hoạt động chuyên môn cũng dần đi vào chiều sâu. Công tác phòng bệnh, phòng dịch được triển khai chặt chẽ. Hầu hết các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đều đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Các cơ sở khám, chữa bệnh công lập từ tỉnh đến huyện, xã được đầu tư xây dựng, sửa chữa nâng cấp và bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng nâng cao. Các cơ sở y tế ngoài công lập cũng đang phát triển, góp phần tích cực trong chăm sóc sức khỏe nhân dân của tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao vai trò của ngành Y tế tỉnh trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; đồng thời biểu dương các thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực để đạt được những thành tích trong thời gian qua. Ông cho rằng, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng và của mỗi người dân, nhưng ngành Y tế vẫn luôn đóng vai trò nòng cốt. Ông tin tưởng rằng, với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, tình thương yêu con người, các thầy thuốc, cán bộ y tế sẽ vượt qua mọi khó khăn, thách thức để xứng đáng với niềm tin yêu và sự mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Dịp này, ngành Y tế Bình Dương có ông Văn Quang Tân - Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, 35 cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú; 01 cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng Nhì; 01 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen; 01 cá nhân đạt giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông; 02 tập thể và 09 cá nhân được Bộ Y tế tặng Bằng khen; 03 tập thể được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua; 06 tập thể và 09 cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen.

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Đặng Minh Hưng (bìa phải) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho ông Văn Quang Tân - Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, ông Đặng Minh Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú cho các thầy thuốc ngành Y tế Bình Dương

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, ông Đặng Minh Hưng (bìa phải) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho cá nhân có thành tích xuất sắc

Ông Văn Quang Tân (bìa trái) - Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh trao giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông

Ông Đặng Minh Hưng (thứ 2 từ phải sang) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh cho các tập thể dẫn đầu phong trào thi đua ngành Y tế tỉnh Bình Dương năm 2016
Ông Ngô Tùng Châu (bìa trái) - Phó Giám đốc Sở Y tế trao tặng Bằng khen của Bộ Y tế cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2016

Ông Lục Duy Lạc (giữa) - Giám đốc Sở Y tế trao Bằng khen của UBND tỉnh cho tập thể có thành tích xuất sắc năm 2016

Ngành y tế họp mặt kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

(BDO) Ngày 24-2, ngành y tế Bình Dương đã tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955 - 27.2.2017). Tham dự lễ kỷ niệm có ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thế hệ thầy thuốc qua các thời kỳ.
Ông Đặng Minh Hưng (bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trao Huân chương Lao động hạng II của Chủ tịch nước cho tiến sĩ - bác sĩ Văn Quang Tân, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc BVĐK tỉnh
Ông Đặng Minh Hưng (thứ 6 từ phải sang), Phó Chủ tịch UBND tỉnh và ông Lục Duy Lạc (thứ 5 từ trái sang), Giám đốc Sở Y tế trao danh hiệu Thầy thuốc ưu tú của Chủ tịch nước cho các thầy thuốc thuộc ngành y tế Bình Dương
Ông Đặng Minh Hưng (bên phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của Thủ tướng cho cá nhân có thành tích xuất sắc
Ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ thi đua của UBND tỉnh cho 3 tập thể dẫn đầu phong trào thi đua ngành y tế năm 2016
Ông Ngô Tùng Châu (bên trái), Phó Giám đốc Sở Y tế trao tặng bằng khen của Bộ Y tế cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2016
 Ông Lục Duy Lạc (giữa), Giám đốc Sở Y tế trao tặng bằng khen của UBND tỉnh cho 6 tập thể có thành tích xuất sắc năm 2016 
Tại buổi lễ, các thế hệ thầy thuốc tỉnh nhà đã cùng nhau ôn lại truyền thống bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Đây là nhiệm vụ rất nặng nề, song cũng rất vẻ vang. Cùng với nhiệm vụ nói trên, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Đến nay, ngành y tế cơ bản đã ổn định về tổ chức các tuyến và hoạt động chuyên môn cũng dần đi vào chiều sâu. Công tác phòng bệnh, phòng dịch được triển khai chặt chẽ. Hầu hết các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đều đạt và vượt kế hoạch. Cơ sở khám chữa bệnh công lập từ tỉnh đến huyện, xã được đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp và bổ sung nhiều trang thiết bị hiện đại, chất lượng ngày càng cao. Các cơ sở y tế ngoài công lập cũng đang phát triển, góp phần tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đặng Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đánh giá cao vai trò của ngành y tế trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; biểu dương các thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế tiêu biểu; đồng thời cho rằng, ngành y tế luôn đóng vai trò nòng cốt trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các thầy thuốc, cán bộ y tế luôn cố gắng vượt qua, xứng đáng với niềm tin của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
Dịp này, ngành y tế Bình Dương có một cá nhân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, 35 cá nhân được tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú; một cá nhân được tặng Huân chương Lao động hạng II; một cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen; 1 cá nhân đạt giải thưởng Hải Thượng Lãn Ông; 2 tập thể và 9 cá nhân được Bộ Y tế tặng bằng khen; 3 tập thể được UBND tỉnh tặng cờ thi đua; 6 tập thể và 9 cá nhân được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Tin, ảnh: Hồng Thuận

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Bác sĩ Lục Duy Lạc, Giám đốc Sở Y tế: Thay đổi thái độ phục vụ và chất lượng khám chữa bệnh chính là sự “sống còn” của các cơ sở y tế…

Chủ đề Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay được chọn là “Hướng tới sự hài lòng của người bệnh”. Để hiểu hơn về kết quả triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế (CBYT) hướng tới sự hài lòng của người bệnh” trên địa bàn tỉnh, phóng viên Báo Bình Dương đã có cuộc trao đổi với bác sĩ (BS) Lục Duy Lạc, Giám đốc Sở Y tế về một số nội dung liên quan…
 
 BS Lục Duy Lạc (thứ 3 bên phải qua) ký cam kết với các đơn vị y tế về thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh”
 - Hình ảnh người thầy thuốc áo trắng cứu người luôn được xã hội tôn trọng. Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn sự hiện diện của “Một con sâu làm rầu nồi canh”. Việc triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh” đã tác động trực tiếp và làm thay đổi hình ảnh người thầy thuốc như thế nào, thưa BS?
- Trong guồng quay của cơ chế thị trường, không thể tránh khỏi những trường hợp đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh tốt đẹp của người thầy thuốc, nhưng đa số CBYT đều có tâm với nghề mà mình đã chọn. Việc triển khai thực hiện Quyết định số 2151/QĐ-BYT ngày 4-6-2015 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh” như là một cuộc vận động (CVĐ) trong toàn ngành nhằm khơi gợi sự thể hiện những phẩm chất vốn có của CBYT bằng những cam kết cụ thể. Với mong muốn mọi CBYT đều nhận thức được trách nhiệm và vinh dự của nghề nghiệp mà không ngừng rèn luyện chuyên môn đi đôi với tinh thần sẵn sàng phục vụ, thể hiện được thái độ giao tiếp, ứng xử chuẩn mực để củng cố niềm tin và sự hài lòng của người bệnh khi sử dụng các dịch vụ y tế, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh đẹp của người thầy thuốc.
- Sau một thời gian triển khai thực hiện, CVĐ đã mang lại hiệu quả như thế nào, thưa BS?
- Ngày 28-10-2015, Sở Y tế đã triển khai thực hiện các nội dung “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh” theo kế hoạch của Bộ Y tế và Ban Thường vụ Công đoàn ngành y tế cũng đã hưởng ứng triển khai kế hoạch này thành CVĐ.
Sau một thời gian triển khai đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Ban chỉ đạo tuyến tỉnh, tuyến huyện và các cơ sở y tế đều đã được thành lập và đi vào hoạt động. Giám đốc 27 đơn vị y tế (trong đó có 4 đơn vị tư nhân) đã ký cam kết với Giám đốc Sở Y tế và Chủ tịch Công đoàn ngành y tế về việc thực hiện kế hoạch của tỉnh. Tất cả các cơ sở y tế đều đã triển khai, phổ biến, quán triệt nội dung kế hoạch tới toàn thể công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị; 1.735 cán bộ y tế tại các bệnh viện (BV) đã được tập huấn kỹ năng giao tiếp, văn hóa ứng xử trong các tình huống giao tiếp với người bệnh, với nhân dân. 100% các khoa, phòng đều ký cam kết với Giám đốc đơn vị và cá nhân cũng ký cam kết với Trưởng khoa để thực hiện CVĐ. Có 12 đơn vị y tế công lập và 3 đơn vị y tế tư nhân đã thành lập và triển khai hoạt động bộ phận chăm sóc khách hàng trong BV. 100% cơ sở khám chữa bệnh (KCB) đều niêm yết số điện thoại đường dây nóng 1900-9095 tại các vị trí dễ thấy. Sở Y tế và các đơn vị y tế công lập đều tổ chức trực đường dây nóng để giải quyết kịp thời các phản ảnh của người dân về tinh thần, thái độ phục vụ của CBYT, cũng như giải đáp các khúc mắc khi KCB. 100% cơ sở KCB có đặt các hòm thư góp ý để tiếp nhận và giải quyết những kiến nghị của bệnh nhân, nhân dân. BV Đa khoa tỉnh đã phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ và Đoàn cơ sở BV tỉnh triển khai thí điểm Đội thanh niên tình nguyện “Tiếp sức người bệnh” tại BV và đang hoạt động có hiệu quả. Thời gian tới, Sở Y tế sẽ chỉ đạo nhân rộng mô hình này ra các BV.
Bên cạnh đó, Công đoàn ngành cũng đã triển khai CVĐ thi đua hưởng ứng thực hiện “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của CBYT hướng tới sự hài lòng của người bệnh” nhằm vận động, tuyên truyền đoàn viên, CCVCLĐ trong ngành hiểu sâu sắc mục đích, ý nghĩa của CVĐ để mỗi đoàn viên, CCVCLĐ xác định trách nhiệm, tích cực, tự giác thi đua thực hiện, tạo tính chuyên nghiệp khi thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, kịp thời nêu gương người tốt, việc tốt của CBYT đối với phong cách, thái độ phục vụ người bệnh và phê phán những hành vi không tốt trong ứng xử của CBYT với người bệnh, thân nhân người bệnh. Đến nay, 100% đơn vị đã lồng ghép chuyên đề “Xây dựng phong cách, thái độ văn minh, thân thiện, không có tiêu cực” vào quy chế dân chủ cơ sở tại đơn vị, đưa tiêu chí vào bình xét thi đua hàng tháng và cuối năm cho 100% cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, kế hoạch của Bộ Y tế đã trở thành CVĐ thi đua trong toàn ngành. Dù bước đầu đã có những dấu hiệu tích cực như số phản ảnh của người dân qua đường dây nóng trong năm 2016 giảm 60% so với trung bình của những năm trước, đặc biệt số trường hợp cán bộ, công chức, viên chức của ngành y tế bị phản ánh về phong cách và thái độ phục vụ đã giảm đáng kể, nhưng CVĐ chỉ mới triển khai hơn một năm nên chưa thể đánh giá toàn diện được.
-Để CVĐ được thực hiện lâu dài và ngày càng phát huy hiệu quả cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng BV, trong thời gian tới, ngành y tế sẽ tiếp tục thực hiện CVĐ như thế nào, thưa BS?
- Để CVĐ được thực hiện lâu dài và ngày càng phát huy hiệu quả, Sở Y tế sẽ tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện CVĐ và sẽ triển khai các văn bản mới của Bộ Y tế liên quan đến CVĐ; đồng thời kiểm tra đánh giá để kịp thời khen thưởng các đơn vị thực hiện có hiệu quả CVĐ.
Chắc chắn trong thời gian tới sẽ có nhiều chuyển biến trong phong cách, thái độ phục vụ của CBYT tại các cơ sở KCB, bởi vì hiện nay các cơ sở y tế đang thực hiện Thông tư liên tịch 37/2015/ TTLT-BYT-BTC “Quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa các BV cùng hạng trên toàn quốc”. Theo đó, các cơ sở y tế công lập sẽ phải tự chủ hoàn toàn về kinh phí, nên việc thay đổi thái độ phục vụ và chất lượng KCB chính là sự “sống còn”. Các cơ sở KCB sẽ có sự thi đua, cạnh tranh để thu hút bệnh nhân đến KCB nhằm tăng được nguồn thu.
- Xin cảm ơn BS!
HỒNG THUẬN (thực hiện)

Thầm lặng những thầy thuốc áo trắng

“Thầy thuốc là người được xã hội tôn vinh, ca ngợi, cũng là người phải thường xuyên đối mặt với sự sống và cái chết. Thế nên, cống hiến của họ ít ai thấy được nhưng chỉ cần một chút sơ suất là phải đánh đổi cả sự nghiệp, danh tiếng, thậm chí bị đe dọa hành hung…”, Thầy thuốc Nhân dân - Tiến sĩ - Bác sĩ (TTND-TS-BS) Văn Quang Tân, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã nói như thế khi chia sẻ về nghề y mà ông và các đồng nghiệp đã lựa chọn…
TTND-TS-BS Văn Quang Tân: Làm việc bằng cả tâm huyết
 Đến nay, TTND-TS-BS Văn Quang Tân đã gắn bó với nghề y được 28 năm. Ra trường với chuyên ngành Ngoại sản, ông về làm bác sĩ điều trị tại BVĐK tỉnh. Với ông, thời gian qua là quá trình phấn đấu học tập, làm việc không mệt mỏi, vừa làm việc, vừa tham gia học tập để nâng cao trình độ. Được tạo điều kiện, ông tiếp tục đi học tại Mỹ 2 năm để lấy bằng thạc sĩ (năm 2000) và mới đây nhất là bằng tiến sĩ tại Hà Nội (năm 2015).
Sau 7 - 8 lần chuyển công tác, trải qua các vị trí khác nhau tại các đơn vị trong ngành y tế tỉnh nhà, cuối cùng ông cũng được dịp quay trở lại nơi ngày xưa ông bắt đầu vào nghề, đó là BVĐK tỉnh; nhưng lần này với tư cách là người lãnh đạo - Phó Giám đốc sở kiêm Giám đốc BVĐK tỉnh. Qua nhiều vị trí công tác khác nhau, từ BS điều trị đến cán bộ quản lý, ông vẫn khẳng định, nghề y là một nghề cao quý. Ông nói: “Thầy thuốc được xã hội tôn vinh, coi trọng, thế nên các y, BS phải xác định được vai trò, trách nhiệm của mình và phải làm tốt để xứng đáng với sự tôn vinh, kỳ vọng đó. Dù còn nhiều trăn trở, nhưng trên tất cả là trách nhiệm của mình, mình phải làm việc bằng cả tâm huyết. Người thầy thuốc đòi hỏi phải có tâm và có tầm. Có tâm là phải làm hết, làm tròn và làm tốt trách nhiệm của mình. Có tầm là phải biết trăn trở, tìm tòi, học hỏi để đóng góp tham gia xây dựng ngành y tế ngày một tốt hơn, xây dựng hình ảnh người thầy thuốc tiếp tục xứng đáng với kỳ vọng của xã hội - một nghề cao quý trong tất cả những nghề cao quý”.
Chia sẻ về nghề y mà mình đã chọn, TTND-TS-BS Văn Quang Tân nói rằng, điều làm người thầy thuốc ấm lòng, có động lực để gắn bó lâu dài với nghề và làm việc không mệt mỏi đó là ngành y được xã hội tôn vinh, ca ngợi (nên có Ngày Thầy thuốc 27-2). Thế nên, dù đôi lúc cái nghề đã lựa chọn mang đến cho ông không ít rắc rối, nhưng chỉ cần nghĩ đến điều tốt đẹp là nghề cao quý, chăm lo, đem lại sức khỏe cho người bệnh là làm ông lấy lại tinh thần để vượt qua tất cả. “Nếu được lựa chọn lại một lần nữa, tôi vẫn chọn nghề y để gắn bó. Thầy thuốc là người chăm lo sức khỏe cho nhiều người và được xã hội kỳ vọng nhiều lắm. Hạnh phúc của người thầy thuốc là mang lại sức khỏe, sự sống cho người bệnh…”, ông chia sẻ.
Do nhu cầu công tác, 4 năm qua, vừa là Phó Giám đốc Sở Y tế vừa kiêm Giám đốc BVĐK tỉnh, ông đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong tham mưu giúp việc cho Giám đốc sở, vừa trực tiếp lãnh đạo điều hành công tác tại BV. Với bản tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, ông đã mạnh dạn đề xuất và thực hiện  đổi mới BV. Ông đã trực tiếp chỉ đạo thực hiện thay đổi, phát triển cơ sở tập trung hướng về sự hài lòng cho người bệnh, nâng cao chất lượng khám điều trị qua việc xây dựng thực hiện nhiều dự án, đề án để phát triển BVĐK tỉnh thành BV hạng I vào năm 2015.
Dù là BS điều trị hay cán bộ quản lý, ở cương vị nào ông cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những đóng góp của ông trong ngành y đã được ghi nhận bằng nhiều bằng khen của UBND tỉnh, Bộ Y tế và Thủ tướng Chính phủ (năm 2007), Chủ tịch nước (Huân chương Lao động hạng III năm 2010)... Năm 2006, ông được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú. Kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2 năm nay, ông còn vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu TTND và Huân chương Lao động hạng II.
Thầy thuốc Ưu tú - BS Lê Lan Hương: Sáng mãi tấm gương thầy thuốc ưu tú
 Bằng tình thương và trách nhiệm cao cả là cứu người và chăm sóc sức khỏe nhân dân, các thầy thuốc đã phải làm việc hết mình vì bệnh nhân, hoàn thành tốt trọng trách được giao. Thầy thuốc Ưu tú - BS Lê Lan Hương, Phó Giám đốc Phụ trách hệ dự phòng, kiêm Trưởng khoa Phụ sản – chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS), Trưởng cơ sở điều trị Methadone thuộc Trung tâm Y tế TX.Dĩ An là một điển hình như vậy.
Năm 1981, sau khi tốt nghiệp y sĩ đa khoa, chị được phân công tác về vùng sâu, vùng xa. Tuy khó khăn là vậy, nhưng bản thân chị vẫn luôn cố gắng, nhiệt tình trong công việc. Luôn trau dồi học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt sức khỏe cho nhân dân. Đến nay, chị đã trải qua nhiều chức vụ và đơn vị công tác, ở vai trò nào chị cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Với vai trò là một người lãnh đạo, BS Hương luôn nhận thức đúng đắn ý nghĩa, tầm quan trọng của hệ dự phòng cũng như chương trình CSSKSS. Từ đó, tham mưu cho các cấp chính quyền địa phương để đưa công tác dự phòng, CSSKSS của thị xã thành chỉ tiêu phấn đấu thực hiện bằng nhiều biện pháp tích cực, góp phần giảm tỷ lệ tai biến sản khoa, giảm tỷ lệ tử vong mẹ và con, phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. BS Hương chia sẻ: “Bản thân tôi luôn luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, sống lành mạnh, giản dị, hòa mình với tập thể, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công chức, viên chức, giữ vững mối đoàn kết trong cơ quan cũng như giao tiếp trong làm việc. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật CSSKSS tại địa phương thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu về công tác sản, kế hoạch hóa gia đình, công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm…”.
 “BS Hương là một người có năng lực trong quản lý, nhiệt tình trong công tác, có trách nhiệm trong công tác chỉ đạo và chuyên môn nghiệp vụ”, BS Đỗ Việt Hùng, Phó Giám đốc TTYT TX.Dĩ An nhận xét. Với những cống hiến của mình, dịp này, BS Hương vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú. Trong thời gian qua, BS Hương còn được Bộ Y tế, UBND tỉnh… tặng nhiều bằng khen.
Lương y Dương Thị Phia: Hạnh phúc khi thấy bệnh nhân vượt qua ốm đau
 Hơn 10 năm nay, có một địa chỉ khám chữa bệnh (KCB) từ thiện tại tổ 5, khu phố Phước Hải, phường Thái Hòa, TX.Tân Uyên đã trở thành quen thuộc của những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn. Người lập ra phòng khám đó là bà Dương Thị Phia, một nữ lương y giàu lòng nhân ái.
Quê gốc ở Đồng Tháp, lương y Dương Thị Phia đến sinh sống tại Bình Dương đã 12 năm và yêu nơi đây như chính quê hương mình. Với tấm lòng tương thân tương ái, luôn hướng về những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, từ những ngày đầu đặt chân đến đất Bình Dương, bà Phia đã mở một phòng khám tại gia đình, KCB miễn phí, phục vụ cho nhân dân trong và ngoài địa phương. Đó là vào khoảng năm 2005.
Gia đình vốn có truyền thống về nghề y, bà Dương Thị Phia được thừa hưởng những kiến thức, kinh nghiệm trong KCB từ nhiều năm về trước. Hàng ngày, lương y Dương Thị Phia tiếp nhận 10 - 15 bệnh nhân, riêng những ngày cuối tuần, con số này tăng lên do công nhân lao động đến khám nhiều hơn. Có những trường hợp bệnh nhân ở tận miền Bắc, miền Trung cũng đặt niềm tin vào lương y Dương Thị Phia, sau khi nghe tiếng lành về phòng khám. Lương y Dương Thị Phia chia sẻ, KCB cho những người khó khăn, bà luôn xem người bệnh như bản thân mình. Do đó, để người bệnh có động lực vượt qua khó khăn, cần thiết phải động viên về mặt tinh thần; đồng thời tư vấn, giải thích cặn kẽ cho người bệnh hiểu rõ về chứng bệnh, dặn dò kỹ lưỡng về liều lượng thuốc men. Để có được đủ vị thuốc nam, bà không ngại khó khăn, đến tận các tỉnh miền Tây để tìm kiếm cây thuốc, phục vụ bệnh nhân.
Với kiến thức, y đức và tấm lòng nhân ái, mỗi năm, lương y Dương Thị Phia đã giúp hàng ngàn người dân có hoàn cảnh khó khăn được khám và chữa khỏi nhiều căn bệnh, từ đau nhức tay chân đến viêm gan, u não… Hiện tại, ngoài KCB cho mọi người, bà cũng đang truyền nghề cho những người con của mình, để các con tiếp nối truyền thống gia đình, gieo sự sống, san sẻ nỗi đau với những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Nhiều năm qua, bà đã được Hội Đông y tỉnh Bình Dương tặng giấy khen vì có thành tích hoàn thành niệm vụ công tác hội.
 H.THUẬN - H.THỦY - H.NHUNG

Bệnh viện Đa khoa tỉnh: Kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Chiều 23-2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh tổ chức lễ kỷ niệm 62 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2017).
 
Bác sĩ Lục Duy Lạc (trái), Giám đốc Sở Y tế và bác sĩ Văn Quang Tân (phải), Giám đốc BVĐK tỉnh tặng hoa tri ân các thầy thuốc nguyên là lãnh đạo bệnh viện qua các thời kỳ

Tại buổi lễ, Tiến sĩ - bác sĩ Văn Quang Tân, Giám đốc BVĐK tỉnh đã đọc thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-2-1955 nhằm ôn lại truyền thống ngành y tế; báo cáo tóm tắt một số kết quả mà BVĐK tỉnh đã đạt được trong năm 2016. Theo chỉ tiêu được giao, BVĐK tỉnh hiện có 1.300 giường bệnh. Trong thời gian qua, BVĐK tỉnh đã không ngừng nỗ lực trong việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo cán bộ nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Các thế hệ thầy thuốc đi trước cũng đã chia sẻ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình công tác, tiếp xúc với bệnh nhân; đồng thời động viên nhau vượt qua những khó khăn trước mắt, đoàn kết, thống nhất để đưa bệnh viện ngày càng phát triển đi lên.
Dịp này, BVĐK tỉnh đã tặng hoa tri ân những thầy thuốc nguyên là lãnh đạo BVĐK tỉnh qua các thời kỳ; chúc mừng các thầy thuốc đang công tác tại BVĐK tỉnh đạt danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc ưu tú trong đợt này.
Hồng Thuận