1.300 trẻ chờ phẫu thuật tim tại BV Nhi đồng 1
(PLO) - Sáng nay, 7-7, BV Nhi đồng 1 (TP.HCM) đã sơ kết 10 năm phẫu thuật tim (2004-2014). Theo đó, 10 năm, BV đã phẫu thuật điều trị cho 3.115 ca, trong đó có 645 ca tim bẩm sinh nặng, phức tạp và 125 ca sơ sinh.
Đặc biệt, BV đã phẫu thuật tim hở cho trẻ có cân nặng thấp nhất là 2 kg, ca phẫu thuật tim kín trẻ có cân nặng thấp nhất là 1,2 kg. Tỷ lệ tử vong phẫu thuật tim giảm từ 7,7% (vào năm 2004) xuống còn 1,1% vào năm 2014.
Mặc dù BV và BS đã hoạt động hết công suất nhưng đến nay có khoảng 1.300 trẻ bệnh tim bẩm sinh phải chờ phẫu thuật.
BV Nhi đồng 1 triển khai phẫu thuật tim kín từ năm 2004 và phẫu thuật tim hở cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh từ năm 2007. Bắt đầu từ những ca đơn giản ban đầu như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp eo động mạch chủ, đến nay BV có thể phẫu thuật hầu hết các tật tim bẩm sinh phức tạp như chuyển vị động mạch, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, tứ chứng Fallot, những bệnh mà trước đây bệnh nhân phải ra nước ngoài điều trị.
DUY TÍNH
Bao giờ mới hết bệnh nhi mắc bệnh tim chết vì… chờ mổ?http://motthegioi.vn/tieu-diem/bao-gio-moi-het-benh-nhi-mac-benh-tim-chet-vi-cho-mo-207453.html
Vì chờ phẫu thuật, nhiều bệnh nhi mắc bệnh tim bẩm sinh đành chấp nhận cái chết
Có thể bạn quan tâm
Hàng nghìn bệnh nhi chờ phẫu thuật tim
Tại hội thảo “Sơ kết chương trình phẫu thuật tim cho trẻ em” tại Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM hôm 7.7, PGS-TS-BS Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết số lượng các đơn vị phẫu thuật tim cho trẻ còn còn rất hạn chế. Ở khu vực phía nam hiện chỉ có khoảng 8 đơn vị; còn mổ cho trẻ sơ sinh thì chỉ có Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng 2.
Trong khi đó, số lượng trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh khá lớn, dồn dập vào các bệnh viện để mổ tim. Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh tim bẩm sinh tại Việt Nam là 1/100. Như vậy, mỗi năm Việt Nam có khoảng 1 triệu trẻ em chào đời sẽ có khoảng 10.000 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh.
Bác sĩ Phúc cho biết sở dĩ Việt Nam có số trẻ chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh cao là do các bệnh viện ở nhiều tỉnh thành trong cả nước chưa thực hiện được siêu âm tim thai tiền sản để phát hiện trẻ mắc bệnh tim trong bụng mẹ. Hiện việc siêu âm tim thai tiền sản chỉ có một vài bệnh viện ở TP.HCM và Hà Nội thực hiện. Tuy nhiên, việc siêu âm này cần phải có chỉ định của bác sĩ.
“Siêu âm tim thai tiền sản có thể dẫn đến những điều không mong muốn. Do đó, chỉ những trường hợp gia đình có tiền sử mắc bệnh tim bẩm sinh, thai nhi có bất thường về nhiễm sắc thể, thai nhi bị đa dị tật… bác sĩ mới chỉ dịnh siêu âm tim thai tiền sản vào khoảng tuần thứ 16, 17 của thai nhi. Ngay cả trường hợp phát hiện thai nhi bị tim bẩm sinh, nhiều thai phụ vẫn không muốn kết thúc thai kỳ, vì nghĩ bệnh tim vẫn có thể phẫu thuật chữa trị”, bác sĩ Phúc giải thích.
Hiện số lượng trẻ chào đời mắc bệnh tim bẩm sinh liên tục tăng lên, số trẻ chờ mổ tim trong các bệnh viện ngày một nối dài. Chỉ tính riêng tại Bệnh viện Nhi đồng 1, hiện còn hơn 1.300 trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nằm trong danh sách chờ mổ.
Hiện các bệnh viện đã ứng dụng kỹ thuật hiện đại trong phẫu tim, phẫu thuật cứu sống cả những trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh phức tạp.
Chẳng hạn, tại Bệnh viện Nhi đồng 1 đã phẫu thuật được hầu hết các tật tim bẩm sinh phức tạp như: chuyển vị đại động mạch, kênh nhĩ thất toàn phần, thất chung động mạch, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, tứ chứng Pallot… Đặc biệt, bệnh viện đã giảm được tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc bệnh tim sơ sinh từ 7,7% vào năm 2004 xuống chỉ còn 1,1%.
Theo bác sĩ Phúc, sau 10 năm triển khai phẫu thuật tim cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, đến nay bệnh viện đã phẫu thuật cho hơn 3.000 ca, trong đó 645 ca tim bẩm sinh nặng, phức tạp và 125 bệnh nhi sơ sinh. Tuy nhiên, con số ấy chỉ như “muối bỏ bể” so với thực tế trẻ mắc bệnh tim đến bệnh viện cần phẫu thuật.
“Mặc dù các phòng mổ đã hoạt động hết công suất, y bác sĩ đã làm thêm giờ nhưng vẫn còn nhiều trẻ bệnh tim bẩm sinh phải chờ phẫu thuật và danh sách này ngày một dài, đến nay có khoảng 1.300 bệnh nhi đang phải xếp hàng chờ”, bác sĩ Phúc chia sẻ.
Sẽ còn nhiều bệnh nhi chết vì… chờ
Chính việc các bệnh nhi mổ tim phải xếp hàng dài chờ như thế, đẩy những bệnh nhi từ bệnh nhẹ chuyển sang bệnh nặng và có không ít trẻ chờ mãi vẫn chưa đến lượt mình đành phải vĩnh viễn ra đi.
Dù hiện nay chưa có con số thống kê chính thức bao nhiêu bệnh nhi mỏi mòn chờ mổ tim không được phải chết; nhưng chắc chắn đó phải là số lượng rất lớn.
Điều này đang thực sự là nỗi trăn trở của những bác sĩ đang làm trong ngành phẫu thuật tim trẻ em.
TS-BS Nguyễn Thanh Hùng - Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết hiện nay mỗi tuần bệnh viện phẫu thuật khoảng 5 - 7 ca mắc bệnh tim bẩm sinh (trong đó có đến 2, 3 ca cấp cứu nặng).
Ngày nào cũng có lịch phẫu thuật tim, tất nhiên là ưu tiên những ca nặng. Ngay cả những trường hợp đã lên lịch mổ, nhưng nhiều lúc có những trường cấp cứu từ các tỉnh thành khác chuyển đến buộc bệnh viện phải phẫu thuật những trường hợp cấp cứu; những bệnh nhân nặng lại tiếp tục chờ và có không ít trường hợp đã phải tử vong, do chờ đợi.
Trước tình hình trên, bác sĩ Hùng cho biết cần phải thành lập mạng lưới quản lý và điều trị bệnh tim bẩm sinh cho khu vực phía nam.
Thực tế hiện nay ở khu vực phía nam có nhiều đơn vị mổ tim, kể cả công lẫn tư nhưng mỗi nơi mỗi khác. Do đó, cần có mạng lưới quản lý ở địa phương trong vấn đề này để biết được bệnh nhi nào cần gì và đến phẫu thuật ở đơn vị nào.Tránh tình trạng bệnh nhi từ các địa phương cứ đổ dồn lên TP để mổ tim, gây nên tình trạng ùn ứ dẫn đến bệnh ngày càng nặng, tử vong.
Ngoài ra, theo ông Hùng, bệnh viện sẽ cố gắng vận động thêm nguồn tài trợ để có kinh phí xây dựng thêm phòng ốc, trang thiết bị có thể tăng số lượng bệnh nhi được phẫu thuật nhiều hơn.
Tuy nhiên, có một thực tế, với số lượng lớn bệnh nhi đang xếp hàng chờ mổ tim, cộng với lượng bệnh nhi mắc bệnh tim mới mỗi năm sẽ đẩy số bệnh nhi chờ mổ tim ngày một tăng. Rất khó để các bệnh viện có thể đáp ứng hết được nhu cầu mổ tim cho các bệnh nhi.
Hồ Quang
Hàng ngàn trái tim đang thoi thóp chờ mổ
(CAO) Mặc dù phòng mổ đã hoạt động hết công suất, y bác sĩ đã làm thêm giờ nhưng vẫn còn nhiều trẻ em bệnh tim bẩm sinh phải chờ phẫu thuật và danh sách ngày một dài...
Sáng nay, 7-7, BV Nhi đồng 1 TP.HCM đã sơ kết 10 năm phẫu thuật tim (2004 - 2014). Theo đó, 10 năm, bệnh viện đã phẫu thuât điều trị cho 3.115 ca, trong đó có 645 ca tim bẩm sinh nặng, phức tạp và 125 ca sơ sinh.
10 năm qua, bệnh viện Nhi Đồng 1đã phẫu thuât điều trị tim cho 3.115 ca. Ảnh: Ngô Đồng
Đặc biệt, bệnh viện đã phẫu thuật tim hở cho trẻ có cân nặng thấp nhất là 2kg, ca phẫu thuật tim kín trẻ có cân nặng thấp nhất là 1,2kg. Tỷ lệ tử vong phẫu thuật tim giảm từ 7,7% (vào năm 2004) xuống còn 1,1% vào năm 2014.
Mặc dù bệnh viện và bác sĩ đã hoạt động hết công suất nhưng đến nay có khoảng 1.300 trẻ bệnh tim bẩm sinh phải chờ phẫu thuật.
Bệnh viện Nhi Đồng 1 triển khai phẫu thuật tim kín từ năm 2004 và phẫu thuật tim hở cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh từ năm 2007. Bắt đầu từ những ca đơn giản ban đầu như còn ống động mạch, thông liên nhĩ, thông liên thất, hẹp eo động mạch chủ, đến nay bệnh viện có thể phẫu thuật hầu hết các tật tim bẩm sinh phức tạp như chuyển vị động mạch, bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi, tứ chứng Fallot, những bệnh mà trước đây bệnh nhân phải ra nước ngoài điều trị.
PGS TS bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng khoa Tim mạch bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh viện đang trong giai đoạn thành lập mạng lưới quản lý và điều trị bệnh tim bẩm sinh cho khu vực phía Nam.
"Nếu mạng lưới này hoạt động tốt, thời gian chờ đợi và điều trị tại Nhi Đồng 1 sẽ giảm đáng kể. Qua đó, tiết kiệm được thời gian và tiền bạc của gia đình người bệnh, mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội rất lớn", PSG Phúc chia sẻ.
TS bác sĩ Nguyễn Thanh Hùng, giám đốc bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM chia sẻ: "Mong rằng thời gian tới bệnh viện tiếp tục nhận được sự chung ta của mạnh thường quân để chương trình phẫu thuật tim cho trẻ được lan rộng khắp, giúp cứu sống nhiều trẻ bị bệnh tim bẩm sinh hơn nữa".
Ngô Đồng
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét