Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

Ai là người tiên phong đưa internet vào Việt Nam?

 

Ai là người tiên phong đưa internet vào Việt Nam?





Nhân ngày giỗ Giáo sư Phan Đình Diệu, thấy có bài của Gs. Phan Dương Hiệu (Paris), con trai của Gs. Diệu, nhắc đến Tham luận năm 1978 của Gs. Diệu tại Quốc hội về trách nhiệm người quản lý khi làm ra quá nhiều phế phẩm.
Đọc kỹ mới thấy tầm nhìn của Gs. Diệu mang tính xuyên thế kỷ. Nhiều điều ông nói và dự báo năm xưa nay vẫn nguyên giá trị.
Tôi nhớ những dịp kỷ niệm Internet vào Việt Nam truyền thông hay nhắc tới một số người có ảnh hưởng tới việc đưa Internet Việt Nam nhưng không ai nói đến Gs. Phan Đình Diệu, một người mà theo tôi có công lao lớn nhất.
Thiết lập "lịch sử" luôn không dễ vì phụ thuộc vào hệ thống chính trị đương thời và phụ thuộc thuộc vào thông tin của những người đánh giá. Trong một thể chế mà thông tin không thật minh bạch thì sự đánh giá từ ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn là điều dễ hiểu.
Việc ghi nhận lịch sử thông qua “bình bầu" là chuyện tưởng như đùa đã được báo Nhân Dân thực hiện năm 2007: https://nhandan.vn/10-nhan-vat-anh-huong-nhat-den...
Nhưng điều bất cập hơn khi tất cả các hoạt động chính thống kỷ niệm Internet vào Việt Nam sau này và gần đây nhất là 25 năm (2022) cũng dựa trên kết quả bình bầu đó, coi như là chính sử.
Để đưa được Internet vào Việt nam, có 3 vấn đề quan trọng:
1. Nhận thức: Hiểu được đầy đủ vai trò và tiềm năng của Internet.
2. Thuyết phục: Khi nhìn thấy lợi ích lớn của nó, cần thuyết phục các cấp lãnh đạo về việc mở Internet. Trong bối cảnh những năm 90, khi các luồng văn hoá phương Tây còn bị cấm đoán, việc chấp nhận thông suốt thông tin là một bước đi tiến bộ.
3. Kỹ thuật: Khi tất cả đã được bật đèn xanh, triển khai phương án kỹ thuật thực thi.
Vấn đề 1 và 2 là mấu chốt, vấn đề kỹ thuật là không thể bỏ qua nhưng thuộc loại “không có người này sẽ có người khác làm được".
Vấn đề 1 và 2 có liên quan chặt chẽ đến nhau và có độ phân tầng.
Tầng 1 là của những người tiên phong, nhận thức rất sớm, sau đó có vị trí và khả năng thuyết phục thành phần lãnh đạo tiến bộ.
Tầng 2 là chính những thành phần lãnh đạo tiến bộ này, sau khi cảm nhận được phần nào sự cần thiết của việc mở Internet, sẽ cùng góp sức tiếp tục thuyết phục các lãnh đạo còn lại để cuối cùng bộ máy chính trị "bật đèn xanh".
Theo tôi, người được bầu là có công nhất trong việc đưa Internet vào Việt Nam - ông Mai Liêm Trực - thuộc tầng 2. Cùng tầng này phải đặc biệt kể đến Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, người không được nhắc đến trong danh sách bầu, nhưng thực chất đã đóng một vai trò then chốt.
Còn tầng 1 gồm những ai đây? Các bạn đoán xem?
Để nói rằng, Giáo sư Phan Đình Diệu là “một trong những người tiên phong, nhận thức rất sớm, sau đó có vị trí và khả năng thuyết phục thành phần lãnh đạo tiến bộ” cần có bài dài hơn, có đủ chứng cứ (facts) chứ không dựa theo cảm nhận (opinions) kiểu thăm dò.
Gia đình Gs. Phan Đình Diệu có một thư viện online gồm những bài viết tay, phỏng vấn, bài đã in trên báo.
Chỉ cần lục lại sẽ thấy ai là tác giả chính của Internet Việt Nam thay vì tranh luận “kiểu xe tăng nào vào dinh Độc Lập ngày 30-4” gần nửa thế kỷ chưa yên.

1978 - Phan Đình Diệu: Tham luận trên Quốc hội về trách nhiệm người Quản lý khi làm ra quá nhiều phế phẩm.
"Theo lẽ công bằng, nếu ta đã có quy định cụ thể là người công nhân phải đền bù và bị trừng phạt như thế nào khi làm ra nhiều phế phẩm, thì tưởng cũng nên có quy định cần phải trừng phạt như thế nào đối với những cán bộ lãnh đạo và quản lý làm ra quá nhiều phế phẩm."
Đây là lời phát biểu của bố tôi - Phan Đình Diệu - trên diễn đàn Quốc hội năm 1978 - 46 năm trước, toàn văn tham luận được chụp kèm đây. Việc đưa ra ánh sáng các đại án tham nhũng là cần thiết, nhưng cái lớn hơn nhiều mà từ đó nó chứng tỏ là cách thiết kế và vận hành hệ thống đã tạo ra quá nhiều phế phẩm.
Cũng trong bài tham luận năm 1978 này trên Quốc hội, ông cũng nhấn mạnh giá trị của "thông tin" trong nền kinh tế, và tư duy phải áp dụng khoa học trong quản lý:
“Quản lý là một nghệ thuật, nhưng ngày nay, quản lý không chỉ là nghệ thuật mà còn là khoa học và kỹ thuật.”
“Cùng với khoa học là các thành tựu của kỹ thuật. Các phương tiện truyền tin, các máy tính điện tử đang giúp cho con người nâng cao khả năng thu thập, lưu trữ, truyền đạt và xử lý thông tin lên hàng vạn, hàng triệu lần.”
Bản đánh máy bài viết này có thể đọc tại đây: https://drive.google.com/.../1QP6EYWJz8fu1Q3X047U.../view...
Hôm nay 13/5, là ngày bố tôi ra đi, 6 năm trước.
Các bài bố tôi viết được tập hợp tại trang: phandinhdieu.net
Tôi cũng trân xin trọng tình cảm của mọi người đã viết về bố tôi và tập hợp các bài viết tại đây (gần 40 bài, 16mb):
"Phan Đình Diệu - Như tôi biết..." https://drive.google.com/.../1BBJnpIV97tmVnru8m9n.../view...
-----------------------------------
Một số bài tôi từng đăng trên fb:
1981: Tư liệu năm 1981: Toàn văn bài viết “Khoa học hệ thống và một số ý kiến về vấn đề về cải tiến quản lý kinh tế hiện nay”
1986: “Góp Ý Kiến Về Đổi Mới" - tháng 9/1986 diễn ra Hội Nghị Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận tổ quốc VN. Tại đó, bố mình có phát biểu
1989: “Dân Chủ Và Việc Phát Huy Nguồn Của Cải Trí Tuệ Của Dân Tộc “ năm 1989 đăng trên báo Sài gòn Giải Phóng số cuối cùng trên cương vị tổng biên tập của Tô Hoà
1991: “Kiến nghị về Một Chương Trình Cấp Bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mành cho sự phát triển của đất nước”.
(Năm 1992 ông viết về "Góp Ý Hiến Pháp" và năm 1993 có bài trả lời phỏng vấn nhà sử học Stein Tonnesson: http://www.cliostein.com/.../93%20interview%20phan%20dieu... )
1997: Về Yêu Cầu Tiếp Tục Đổi Mới Trong Giai Đoạn Hiện Nay - 1997 (Bài phát biểu gây chấn động trên diễn đàn Mặt Trận Tổ quốc năm 1997. )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét