Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” trong phẫu thuật gan

 

Ông được tặng Huy chương Phẫu thuật quốc tế Lannelongue và Giải thưởng Hồ Chí Minh. Nhiều phố ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Long An mang tên phố Tôn Thất Tùng.

Một cuộc đời sôi nổi và phong phú

GS Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 tại tỉnh Thanh Hoá, do lúc bấy giờ ông cụ thân sinh đang làm Tổng đốc tỉnh này. Cha mất từ khi cậu bé Tùng mới ba tháng tuổi; mẹ đưa cậu trở về Huế, sống trong một ngôi nhà có vườn rộng bên bờ sông Hương, gần cầu Bạch Hổ. Năm chín tuổi, Tôn Thất Tùng ra Hà Nội, sống trong nhà Bác sĩ Hồ Đắc Di (lúc bấy giờ là nhà phẫu thuật người bản địa duy nhất trong toàn cõi Đông Dương) để theo học Trường Bưởi, rồi Trường đại học Y.

GS Tôn Thất Tùng, Thứ trưởng Bộ Y tế (trái) và GS Hồ Đắc Di, Hiệu trường Trường đại học Y trong rừng Chiêm Hoá, Tuyên Quang (1947-1954).
GS Tôn Thất Tùng, Thứ trưởng Bộ Y tế (trái) và GS Hồ Đắc Di, Hiệu trường Trường đại học Y trong rừng Chiêm Hoá, Tuyên Quang (1947-1954).


Thông minh xuất chúng, mới 27 - 28 tuổi, Tôn Thất Tùng đã có công trình được tặng huy chương bạc của Liên hiệp Pháp và huy chương bạc của Đại học Y Paris. Ông trở thành chủ nhiệm Khoa Ngoại Trường Y Hà Nội khi mới 28 tuổi. Trước Cách mạng Tháng Tám, ông đã công bố 62 công trình trên các tạp chí y học Pháp ở Paris và ở Viễn Đông.

Trong kháng chiến chống Pháp, ông cùng GS Hồ Đắc Di, GS Hoàng Tích Trí, GS Đặng Văn Ngữ và một số thầy thuốc khác xây dựng Trường đại học Y tại làng Ải, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Là Thứ trưởng Bộ Y tế, Cố vấn phẫu thuật của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ông có mặt tại chiến trường và trực tiếp tham gia mổ xẻ cho hàng trăm thương binh nặng ở Điện Biên Phủ.

Sau ngày Hà Nội giải phóng (10/10/1954), ông xin từ chức Thứ trưởng Bộ Y tế để chuyên tâm làm Giám đốc Bệnh viện Phủ Doãn (về sau đổi tên là Bệnh viện Việt - Đức) và tập trung nghiên cứu một phương pháp mới trong phẫu thuật gan.

GS Tôn Thất Tùng qua đời sáng 7/5/1982 tại Hà Nội, thọ 70 tuổi. Một sự ngẫu nhiên kỳ lạ: Người chiến sĩ Điện Biên Phủ năm xưa ra đi đúng vào Ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng. Tối hôm trước, trong bữa cơm gia đình thân mật tại nhà riêng ở phố Lê Thánh Tông, Hà Nội, ông còn chuyện trò sôi nổi với những người thân như Hồ Đắc Di, Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa...

Vẫn sống với trường phái do mình sáng lập

Ngay sau khi nhận được tin GS Tôn Thất Tùng đột ngột qua đời do một cơn nhồi máu cơ tim, trong bức thư gửi đến Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, Bác sĩ Jean-Michel Krivine, Chủ nhiệm Khoa Phẫu thuật Trung tâm Bệnh viện Émile Roux, Paris, viết:

“Việc GS Tôn Thất Tùng qua đời làm cho tôi cũng như nhiều bạn bè của giáo sư choáng váng (...). Không ai có thể thay thế GS Tôn Thất Tùng. Không một nhà phẫu thuật nào có tầm cỡ như giáo sư trong thế hệ hiện nay. Nhưng giáo sư vẫn sống với trường phái do ông sáng lập...”.

“GS Tôn Thất Tùng vẫn sống với trường phái do ông sáng lập”, lời tiên đoán ấy rất có căn cứ, bởi lẽ ông là “người cha” của một phương pháp cắt gan mang tên ông: Phương pháp Tôn Thất Tùng.

Phương pháp này cho phép cắt gan chỉ mất 4-8 phút trong khi, nếu theo phương pháp vẫn được coi là kinh điển mang tên vị giáo sư người Pháp Lortat-Jacob, thì phải mất 3-6 giờ! Sáng chế của Tôn Thất Tùng không phải là do sự “khéo tay”, thay đổi kỹ xảo vụn vặt, như có người lầm tưởng, mà chính là bắt nguồn từ những nghiên cứu cơ bản do anh sinh viên nội trú thuộc dòng dõi hoàng gia này thực hiện trong những năm 1935-1939.

Lần đầu tiên trong y văn thế giới, Tôn Thất Tùng đã mô tả các mạch máu và ống mật trong gan sau khi phẫu tích hơn ... 200 lá gan người chết! Chính vì vậy, bản luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa của ông mới được tặng huy chương bạc của Liên hiệp Pháp vào năm 1939 và huy chương bạc của Đại học Y Paris năm 1940 (lúc bấy giờ Trường đại học Y Hà Nội là một phân hiệu của Đại học Y Paris).

GS Tôn Thất Tùng (người mặc complet trắng bên trái) hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Việt - Đức sau ngày Hà Nội giải phóng (10/10/1954).
GS Tôn Thất Tùng (người mặc complet trắng bên trái) hướng dẫn Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Bệnh viện Việt - Đức sau ngày Hà Nội giải phóng (10/10/1954).


Nhờ nhận biết chi li, tường tận các tĩnh mạch trong gan, Tôn Thất Tùng và Mayer - May (một giáo sư người Pháp gốc Do Thái lúc đó làm việc tại Hà Nội) lần đầu tiên trên thế giới đã cắt gan một cách “có quy phạm”, nghĩa là tìm và kẹp chặt các mạch máu trong gan trước khi cắt thuỳ gan bị ung thư.

Trước Tôn Thất Tùng, các nhà phẫu thuật Đức, Anh, Nga... cũng đã cắt gan tổng cộng 87 trường hợp, nhưng tất cả đều là cắt gan không theo một quy phạm nào cả! Sở dĩ người ta phải làm liều như thế là do: Trước Tôn Thất Tùng, chưa hề có ai mô tả chính xác các mạch máu trong gan, cho nên các nhà phẫu thuật đành phải nhắm mắt làm liều, cắt gan một cách vu vơ, gặp mạch máu nào thì buộc nó lại, nếu chẳng may bỏ sót – điều này rất dễ xảy ra - thì sau khi “đóng bụng”, người bệnh sẽ chết do chảy máu hoặc do hoại tử gan.

Ít lâu sau, bản báo cáo về trường hợp cắt gan có quy phạm đầu tiên, do Tôn Thất Tùng và Mayer-May thực hiện, được trình bày tại Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris, nhưng, tiếc thay, bị GS Funck-Brentano công kích, do “ý tưởng này vào lúc đó còn quá mới”, như lời nhận xét về sau của Jean-Michel Krivine.

Thất vọng trước sự “đón tiếp” của “vị thánh” của ngành phẫu thuật thời ấy, Tôn Thất Tùng đâm ra e ngại, hơn nữa, sau đó, vào những năm chống Pháp gian nan, thiếu phương tiện, ông không đụng dao mổ đến buồng gan trong hơn 20 năm ròng rã!

Nhiều kinh nghiệm cắt gan nhất thế giới

Trở về Hà Nội giải phóng, GS Tùng mới nhận được thông tin: Vào năm 1952, GS Lortat-Jacob ở Pháp đã thành công trong việc cắt gan “có quy phạm” bằng cách: Trước khi cắt gan, tìm và buộc tất cả các mạch máu ở ngoài gan. Nhà phẫu thuật Việt Nam bỗng cảm thấy mình lại hăm hở như xưa, lại muốn lao vào làm tiếp cái công việc bỏ dở từ năm 27 tuổi.

Ngày 7/1/1961, tại Bệnh viện Việt - Đức, ông cắt thuỳ gan phải của một người bị bệnh ung thư tên là Hải. Ca mổ kéo dài từ 9 giờ 30 phút đến 9 giờ 36 phút, nghĩa là chỉ trong có... 6 phút! Phương pháp Tôn Thất Tùng khác với phương pháp Lortat-Jacob ở chỗ: Tôn Thất Tùng tìm ở ngay trong gan (qua tổ chức gan bị bóp vỡ) các mạch máu và ống mật, còn vị giáo sư Pháp thì tìm ở ngoài gan (tại đoạn mà người ta gọi là cuống gan).

Sau đó, trong vòng một năm, Tôn Thất Tùng cắt gan 50 trường hợp, vượt kỷ lục của Lortat-Jacob... 10 lần! Nhà phẫu thuật Việt Nam trở thành người có nhiều kinh nghiệm cắt gan nhất thế giới.

Ngay trong những ngày Việt Nam chống Mỹ, báo The Lancet (Dao bầu) ở London, một tờ báo hằng tuần phát hành mỗi kỳ hơn 1 triệu bản, đã đăng bài báo khoa học của Tôn Thất Tùng nhan đề: Một phương pháp cắt gan mới. Bài báo lập tức gây tiếng vang rộng khắp. Chỉ một tháng sau, hơn 100 nhà phẫu thuật từ Mỹ đến Australia gửi thư đến Hà Nội xin GS Tùng cung cấp thêm tài liệu. Một số nhà bác học viết bài dè dặt hoan nghênh. Một số khác kịch liệt phản đối! Cái mới đích thực bao giờ xuất hiện mà chẳng gặp khó khăn?

Nếu năm 1939, Tôn Thất Tùng có phần nản lòng trước lời nhận xét bất công của Funck-Brentano, thì năm 1963, ông tự tin hơn, “một mình một ngựa” lao vào cuộc luận chiến tưởng chừng không cân sức với những tên tuổi lớn trong giới phẫu thuật quốc tế. Để làm được điều đó, ngoài việc tinh tường chuyên môn, còn phải hết sức thông thạo ngoại ngữ.

Cuối cùng, nhà phẫu thuật Việt Nam đã thắng!

Những người công kích ông dữ dội nhất, một khi đã thấu hiểu phương pháp mới lạ và độc đáo của ông, liền “phục thiện” trước chân lý, quay lại ca ngợi ông hết lời, coi ông là “người cha”, là vị “tổ sư” của phương pháp cắt gan có quy phạm, về sau được gọi là “phương pháp Tôn Thất Tùng” (Ton That Tung Method). Đúng như GS Hồ Đắc Di, “người thầy đầu tiên” của GS Tôn Thất Tùng, đã nói: “Khoa học là sự nổi dậy của tư duy!” Mệnh đề này có nghĩa: Một khám phá khoa học mới mẻ thường lật nhào những định kiến sai lầm thâm căn cố đế đã từng ngự trị hàng thể kỷ!

Cuốn Phẫu thuật cắt gan của Tôn Thất Tùng được Nhà xuất bản Masson in ở Pháp, sau đó, được Nhà xuất bản Meditsina dịch, in ở Nga. Phương pháp Tôn Thất Tùng được đưa vào Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật của Pháp, và được in trong Chon lọc các Tài liệu Sản khoa và Phẫu thuật của Mỹ.

Năm 1977, Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng GS Tôn Thất Tùng Huy chương Lannelongue. Đây là loại huy chương được đặt ra từ năm 1911 và cứ 5 năm mới tặng môt lần cho một người mà thôi. Người ấy, tất nhiên, phải là nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới trong thời gian đó.

Trong 70 năm ngắn ngủi của một đời người (1912-1982), GS Tôn Thất Tùng đã có một phát minh được coi là kinh điển, và để lại trong y văn thế giới 123 công trình.

Tên tuổi còn lại trên nhiều đường phố

Sau khi GS Tùng qua đời, nhiều nhà phẫu thuật trên thế giới vẫn tiếp tục sang Hà Nội học hỏi phương pháp Tôn Thất Tùng về cắt gan.

Năm 1985, cuốn Phẫu thuật cắt gan của Tôn Thất Tùng được Nhà xuất bản Minerva in ở Roma bằng tiếng Italy. Những cộng sự gần gũi của GS Tôn Thất Tùng như Nguyễn Dương Quang, Nguyễn Văn Vân, Tôn Thất Bách... nhiều lần được mời đến thuyết minh, biểu diễn cắt gan tại các Hội nghị Quốc tế về Gan - Mật. Phương pháp Tôn Thất Tùng được áp dụng ở nhiều nước.

Ông còn được thế giới trân trọng vì đã công bố những công trình mở đường cho việc nghiên cứu chất độc da cam/dioxin.

Năm 1984, GS Arthur H. Westing ở Stockholm cho in cuốn Chất diệt cỏ trong chiến tranh - những hậu quả lâu dài về mặt sinh thái học và đối với cơ thể con người, với lời để từ: “Cuốn sách này được để tặng vong linh GS Tôn Thất Tùng (1912-1982).”

GS Tôn Thất Tùng đã được Nhà nước ta truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP.HCM và thị xã Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) đều có những đường phố mang tên Phố Tôn Thất Tùng.

 

Hàm Châu

(Theo bee.net.vn)

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2022

CHÂN DUNG LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ TỈNH THỦ DẦU MỘT, SÔNG BÉ BÌNH DƯƠNG QUA CÁC THỜI KỲ (1975-2015)

 CHÂN DUNG LÃNH ĐẠO SỞ Y TẾ QUA CÁC THỜI KỲ

(1975-2015)


I. GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ :

HỌ TÊN - GIAI ĐOẠN


ẢNH CHÂN DUNG

Bs Nguyễn Thanh Phong

(Giai đoạn 1975 - 1976)

Bs Võ Phụng Biên

(Giai đoạn 1976 - 1988)

Bs Vũ Tánh

(Giai đoạn 1988 - 1994)

Bs Nguyễn Thị Hà Sinh

(Giai đoạn 1994 - 2001)

Bs Huỳnh Văn Nhị

(Giai đoạn 2001 - 2010)

Bs Lục Duy Lạc

(Từ 2010 đến nay)


II. PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ Y TẾ :

HỌ TÊN - GIAI ĐOẠN

ẢNH CHÂN DUNG

Ông Đoàn Văn Nhậm

(Giai đoạn 1975 - 1979)

Bs Lê Minh Hoàng

(Giai đoạn 1975 - 1977)

Ds Trần Đức

(Giai đoạn 1976 - 1983)

Bs Hồ Phương

(Giai đoạn 1976 - 1986)

Bs Nguyễn Hoàng Dũng

(Giai đoạn 1980 - 1992)

Ds Trần Thanh

(Giai đoạn 1991 - 1994)

Bs Nguyễn Thị Hà Sinh

(Giai đoạn 1992 - 1994)

Bs Lê Thị Tài

(Từ 1988 - 1992 và 1994 - 1999)

Bs Trương Trung Nghĩa

(Từ 1988 - 1992 và 1994 - 2006)

Bs Nguyễn Bá Hữu

(Giai đoạn 1994 - 1996)

Bs Đinh Văn Khai

(Giai đoạn 1994 - 2007)

Bs Huỳnh Văn Nhị

(Giai đoạn 2000 - 2001)

`

Bs Đỗ Thị Thúy

(Giai đoạn 2001 - 3/2005)

Bs Khổng Trọng Khuê

(Giai đoạn 4/2001 - 2/2009)

Bs Lục Duy Lạc

(Từ 8/2005 - 8/2010)

Bs Văn Quang Tân

(Từ 9/2007 đến nay, 

4/2013 kiêm GĐ. BVĐK tỉnh)

Ds Ngô Tùng Châu

(Từ 4/2009 đến nay)

Bs Huỳnh Thanh Hà

(Từ 6/2011 đến nay)

Bs Ngô Dũng Nghĩa

(Từ 4/2013 đến nay)

Bs Cao thị Bích Thuận

(Từ 8/2013 đến nay)


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2022

Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp: Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước

 Nguyễn Năng Lực

Ghi nhận công trạng của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, tên ông được đặt cho một trường học ở Bến Tre quê hương ông và một đường phố ở quận Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong những năm "bom Mỹ trút trên mái nhà", theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, để bảo toàn lực lượng kế cận cho cách mạng, học sinh miền Nam không học tập trung ở những trường dành riêng nữa mà phân tán về học cùng học sinh các địa phương. Nhiều học sinh có cha mẹ chiến đấu ở miền Nam cứ lặng lẽ chia sẻ với đất nước, với dân tộc nỗi buồn chia xa, ngày ngày đến trường học cùng bè bạn, âm thầm chờ ngày đất nước thống nhất, gia đình đoàn tụ.

Trong số bạn học lớp 8, 9, 10C Trường cấp 3 Yên Hòa B những năm học 1966 - 1969, có Trần Kiều Lan, cô bạn gầy mảnh, ít cởi mở. Chúng tôi chỉ biết rằng ba mẹ cô đang có mặt tại chiến trường, gửi con nơi đất Bắc.

Năm mươi năm sau ngày ra trường, gặp lại nhau, chúng tôi mới được biết, ba cô là Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, một chiến sỹ giải phóng tiền bối, một trí thức lớn của cách mạng miền Nam.

Nhà giáo Nhân dân, Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp:  Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng  đất nước - Ảnh 1.

Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp (1911 - 2006)

Rũ bỏ vinh hoa, lên đường kháng chiến

Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp sinh năm 1911 trong một gia đình trung nông ở xã Tân Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. 15 tuổi, do hưởng ứng phong trào để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, ông bị đuổi khỏi Trường Trung học công tỉnh Bến Tre.

Năm 1931, sau khi đỗ tú tài, ông thi đỗ và được học bổng vào Đại học Y khoa Hà Nội. Năm 1937, ông tốt nghiệp bác sĩ và được sang Paris (Pháp) để tu nghiệp thêm.

Năm 1938, đốc tờ Trần Hữu Nghiệp 27 tuổi về nước, cưới vợ là bà Lê Thị Nhi, bạn học Trường Trung học công tỉnh Bến Tre, là con gái duy nhất của ông Huyện Hương giàu có bậc nhất ở Ba Tri, Bến Tre. Sau khi kết hôn, bác sĩ Trần Hữu Nghiệp cùng vợ sang thành phố Mỹ Tho mở phòng mạch. Họ có chung ba người con là Trần Hữu Kim Dung, Trần Hữu Trí và Trần Hữu Dũng.

Năm 1945, theo tiếng gọi của non sông và ngọn cờ đại nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp rũ bỏ cuộc sống sung túc, lên đường kháng chiến. Cuộc đời ông là một hành trình tự nguyện dấn thân đầy gian khổ để nhằm mục tiêu độc lập dân tộc. Trên hành trình ấy, ông đã chấp nhận hy sinh cuộc sống giàu sang, hạnh phúc gia đình. Bà Lê Thị Nhi đã không chờ đợi được, đi lấy chồng khác.

Nhà giáo Nhân dân, Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp:  Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng  đất nước - Ảnh 2.

Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp - Hiệu trưởng Trường Cán bộ Y tế (đi sau Chủ tịch Hồ Chí Minh) tại buổi lễ đón
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự Hội nghị Tổng kết công tác Y tế tổ chức tại Trường năm 1956. Ảnh: TL

Tháng 3/1946, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và Nhà giáo Ca Văn Thình có mặt trên con thuyền gỗ do bà Nguyễn Thị Định chỉ huy, xuất phát từ Cồn Lợi (xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre), vượt biển ra Bắc gặp Trung ương báo cáo tình hình và xin chi viện vũ khí.

Ngày 19/5/1946, tại Thủ đô Hà Nội, bà Nguyễn Thị Định, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp và Nhà giáo Ca Văn Thỉnh được gặp và mừng sinh nhật Bác Hồ.

Sau cuộc gặp này, Bác Hồ đã giữ Nhà giáo Ca Văn Thỉnh và Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp ở lại miền Bắc. Nhà giáo Ca Văn Thỉnh được cử làm Quyền Bộ trưởng Bộ Giáo dục. Bà Nguyễn Thị Định tổ chức một con tàu, đưa 12 tấn vũ khí về chi viện cho chiến trường miền Nam.

Ở Hà Nội, tháng 6/1946, Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp tham gia thành lập và là Uỷ viên Trung ương Đảng Xã hội Việt Nam do Giáo sư Nguyễn Xiển là Tổng Thư ký. Đảng Xã hội là tổ chức thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tập hợp các nhà trí thức yêu nước kháng chiến..

Năm 1947, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp trở lại miền Nam với chức danh Tổng Thanh tra Quân y Việt Nam. Ông tham gia thành lập và là Phó Giám đốc Sở Y tế Quân Dân y Nam Bộ. Ngoài ra, ông còn trực tiếp đào tạo, huấn luyện rất nhiều cán bộ y tế để phục vụ công cuộc kháng chiến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Nhà giáo Nhân dân, Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp:  Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng  đất nước - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Lê và ba người con gái sau ngày tập kết ra Bắc.
Ảnh: Gia đình Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp cung cấp

Năm 1948 ông tái hôn với bà Nguyễn Thị Lê năm đó mới tròn 18 tuổi. Cả hai có ba người con, tất cả đều con gái. Người con út của ông bà chính là Trần Kiều Lan, bạn học cùng lớp với chúng tôi ở Trường Cấp 3 Yên Hoà B.

Năm 1954, ông tập kết ra Bắc. Bác Hồ cho xe đến đón gia đình ông và gia đình bác sĩ Lương Đình Của ra Hà Nội. Tháng 9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thành lập, ông được bầu làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Mặt trận.

Năm 1956, ông được cử làm Hiệu trưởng đầu tiên của Trường Cán bộ Y tế Trung ương (Bộ Y tế) để chuẩn bị đào tạo lực lượng y tế cho chiến trường miền Nam. Nhưng tấm lòng hướng về miền Nam ruột thịt thân yêu lúc nào cũng nung nấu trong ông.

Trong dòng chảy lịch sử, đã có nhiều tấm gương tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước mà Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp là một trong những tấm gương tiêu biểu.

Năm 1965, ông lại vượt Trường Sơn, trở lại chiến trường miền Nam, công tác tại Ban Dân y, trực tiếp đào tạo đội ngũ y, bác sĩ và tham gia chữa trị thương tật cho đồng bào, chiến sĩ. Sau đó ông được phân công làm Hiệu trưởng Trường Đào tạo Cán bộ Y tế Trung Cao cấp miền Nam.

Hai năm sau, bà Lê gửi lại ba cô con gái ở miền Bác, vượt Trường Sơn vào Nam để được công tác gần chồng. Bà kể:

"Đời tôi chưa bao giờ có một lựa chọn khó khăn đến thế, một bên là miền Nam vẫy gọi và anh đang mong chờ, một bên ba đưa con còn non nớt. Kiều Dung năm ấy 16 tuổi, Kiều Miên 14 tuổi, còn Kiều Lan mới 13. Nhưng tôi tin, các con ở miền Bắc có sự giúp đỡ của tổ chức, bạn bè, sẽ trưởng thành".

Nhà giáo Nhân dân, Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp:  Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng  đất nước - Ảnh 5.

Tác phẩm của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp. Ảnh: Gia đình cung cấp

Ngoài nghiên cứu, giảng dạy, trực tiếp chữa bệnh, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp còn viết báo, viết văn với bút danh Hằng Ngôn.

Tác phẩm văn học đầu tiên của ông là tập ký Hồ Chủ tịch trong lòng dân tộc (1948).

Những tác phẩm đã xuất bản của Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp: Hồi ký Thời gian trong mắt tôi (1993); Phép nuôi con (1943); Binh chủng đặc biệt của đội quân tóc dài (1990); Nói chuyện với người uống rượu (1981); Lịch sử phụ nữ ngành Y tế miền Nam trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1991); Nói chuyện với người hút thuốc lá (1983), Chữa bệnh cho con khi xa thầy thuốc (1962), Sanh khỏe đẻ vui; Nuôi con; Chữa bệnh cho con…

Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng Lao động Dương Quang Trung, người gắn bó nhiều năm với Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp nhận định: "Cuộc đời của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp rất trong sáng, được ví như kẻ sĩ Gia Định, có sự nghiệp phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân rất vẻ vang".

Đường Trần Hữu Nghiệp ở quận Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Trung học cơ sở Trần Hữu Nghiệp ở Ba Tri, Bến Tre. Ảnh: Gia đình cung cấp

Ông được mệnh danh là cỗ "máy cái" của nền Y học kháng chiến miền Nam. Rất nhiều học trò của ông sau này giữ những trọng trách trong ngành Y tế.

Sau ngày đất nước thống nhất, ông trở về Sài Gòn sinh sống, tham gia dạy học và viết nhiều cuốn sách về giáo dục sức khỏe, truyền thống đấu tranh cách mạng có giá trị

Năm 1988, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp được nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân đợt đầu tiên.

Ghi nhận công trạng của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp, tên ông được đặt cho, một trường học ở Bến Tre quê hương ông và một đường phố ở quận Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Vườn tượng Danh y ở Quy Hoá, Quy Nhơn, Bình Định có tượng và bia ghi sự nghiệp của Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp ở vị trí trang trọng.

Quỹ Học bổng Trần Hữu Nghiệp ra đời năm 2007 do gia đình ông quản lý đã hỗ trợ nhiều sinh viên Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và các y sĩ trẻ của Bệnh viện Ba Tri học tập nâng cao trình độ chuyên môn để phục vụ nhân dân địa phương.

Nhà giáo Nhân dân, Bác sỹ Trần Hữu Nghiệp:  Một đời tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng  đất nước - Ảnh 7.

Tượng Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp tại Khu Vườn tượng các danh nhân Y học Việt Nam và thế giới tại Quy Hòa, Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh Tư liệu

Thế hệ sau thành đạt

Người con thứ ba của ông với người vợ trước là Trần Hữu Dũng, sang Mỹ du học từ năm 1963, hiện là Giáo sư Kinh tế học của Đại học Wright State tại Dayton, Ohio, Mỹ. Con trai ông Dũng, tức cháu nội Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp là Trần Hữu Minh Duẩn, kiến trúc sư nổi tiếng, đã thiết kế nhà ở cho nhiều ngôi sao Hollywood.

Trần Kiều Lan sau khi học hết lớp 10 (tương đương lớp 12 hiện nay) được sang Bulgari học ngành Hoá thực phẩm. Năm 1975, cô về nước, vào thẳng Thành phố Hồ Chí Minh mới giải phóng, đoàn tụ gia đình và công tác cho đến ngày nghỉ hưu. Hai người chị của cô, Kiều Dung là Tiến sĩ Vật Lý ở Nga, Kiều Miên là giảng viên Đại học Y Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong dòng chảy lịch sử, đã có nhiều tấm gương tận hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước mà Nhà giáo Nhân dân, Bác sĩ Trần Hữu Nghiệp là một trong  những tấm gương tiêu biểu. Ông tạ thế tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2022

Niềm hãnh diện của anh em nhà Nguyễn

 

Giao Chỉ

Niềm hãnh diện của anh em nhà Nguyễn

Cuộc trình diễn lịch sử.

Lúc đó là 9 giờ sáng ngày 1-12-2012 tại phòng giải phẫu của tổ hợp khoa học Seatle, buổi trình diễn bắt đầu. Bác sĩ đảm trách ngồi vào ghế trước màn hình của máy điện toán. Mắt đeo kính, hai tay điều khiển cuộc giải phẫu bệnh nhân qua máy. Cách xa một khoảng, bệnh nhân nằm trên bàn giải phẫu và bắt đầu cuộc mổ nội soi do robot thực hiện. Hai tay robot hoạt động theo 2 cánh tay của bác sĩ trên máy điện toán. Bác sĩ mổ trên màn hình. Robot mổ thực sự trên thân thể bệnh nhân. Chỉ cần 1 lỗ soi duy nhất vào bụng. Qua lỗ soi này, một ống luồn vào trong người. Đó là máy quay phim xoay quanh toàn cảnh trong cơ thể, giúp cho bác sĩ nhìn thấy trên màn hình. Tiếp theo là 2 ống đem dao mổ và dụng cụ vào bụng cũng do lỗ soi đã mở đường.

Hai ống này làm tất cả mọi công việc. Tìm tòi, cắt vá. Tất cả thao tác trong bụng bệnh nhận hiện trên màn hình, đơn giản và huyền diệu như chuyện thần tiên. Chỉ cần 1 lỗ thủng trên bụng, khối ung hay túi mật sạn chết người được tìm thấy, cắt bỏ đem ra ngoài.

Tất cả đều do người máy làm và qua hai cánh tay của bác sĩ chuyển động trên máy điện toán.

Trong buổi giải phẫu trình diễn này có 50 y sĩ giải phẫu đến tham dự để quan sát và học hỏi. Các phương tiện truyền thông lại đem đến hình ảnh cho hàng trăm bác sĩ giải phẫu khác trên toàn thế giới.

Diễn giả

Người ngồi vào ghế biểu diễn, vừa thuyết trình vừa giải phẫu là 1 bác sĩ Hoa kỳ gốc Việt. Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy 50 tuổi, sinh quán Sài Gòn. Đến Mỹ năm 13 tuổi, hiện đang làm việc tại San Jose. BS Huy là một trong các bác sĩ giải phẫu bận rộn nhất Hoa Kỳ. Từ năm 1997 đến nay đã có trên 20.000 bệnh nhân và ông thực hiện khoảng 700 ca giải phẫu một năm. Trưởng thành tại quận Cam, ông tốt nghiệp bác sĩ tại Iowa. Qua học y khoa tại Kansas và nhận văn bằng bác sĩ Osteographic Medicine năm 1992. Giai đoạn cuối ông học về giải phẫu Laparoscopic tại Nữu Ước.

Khoa học về ngành y tế đã đi những bước dài qua phương pháp mổ nội soi với 4 lỗ đưa các ống chuyên khoa vào bụng rồi tiến tới chỉ cần 1 lỗ. Bây giờ đến giai đoạn người y sĩ ngồi vào máy điều khiển cho robot trực tiếp mổ nội soi 1 lỗ. Trên con đường thử nghiệm và áp dụng, BS Huy là một trong số ít hiếm hoi đã đi những bước tiên phong, vì vậy nên ông đã được mời giảng dạy, biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ và ngay tại Việt Nam.

Lịch sử giải phẫu.

Từ thuở xa xưa, con người sơ khai nghĩ rằng bệnh tật do thần linh hay ma quỷ. Bệnh đến hay đi, còn hay mất là do thiên định. Tiếp theo loài người biết dùng thảo mộc điều trị theo kinh nghiệm. 300 năm trước Công nguyên, vị thầy thuốc Hy Lạp là ông Hipprocrate tuyên bố bệnh là do cơ thể chứ không phải do siêu hình. Ông trở thành vị thánh tổ của y khoa. Nhưng thời của ông cũng chỉ cho bệnh nhân uống thuốc mà chưa đụng đến cơ thể. Một trăm năm sau tức khoảng 200 năm trước Công nguyên, vị bác sĩ Hy Lạp Galen mới bắt đầu giải phẫu loài vật để suy diễn mà chữa cho con người.

Khoa mổ tử thi vào thế kỷ 10.

Nhưng phải mất 1.000 năm kế tiếp y khoa mới bắt đầu mổ tử thi để học hỏi. Năm 1800 khi phát minh ra kính hiển vi, các bác sĩ giải phẫu mới có phương tiện mổ banh ra để chữa bệnh. Khoa học với các phát minh của Edison, nhân loại có kính soi, với Hopkins có thấu kính. Rồi máy quay phim ra đời để đưa các hình ảnh cho y khoa nghiên cứu và chữa bệnh. Camera nhỏ bé trở thành phương tiện cho bác sĩ đi vào cơ thể bệnh nhân. Bây giờ đến lượt nội soi 4 lỗ, thu lại 1 lỗ rồi giai đoạn mới này dùng robot để giải phẫu nội soi 1 lỗ.

Nhân loại đã tiến một bước thật dài với những phát minh trong ngành điện tử. Thử tưởng tượng trên trạm không gian hay trên con tàu thám hiểm Bắc Băng Dương, chúng ta có các nhà bác học bị đau ruột dư. Một bác sĩ ngồi trên máy điện toán tại Cali, với hai cánh tay vận chuyển sẽ điều khiển robot trên phi thuyền hay trên Bắc Băng Dương để làm công việc giải phẫu rất nhẹ nhàng.

BS Nguyễn Thế Triều Huy đã góp phần vinh dự vào thành quả chung đáng ghi nhận khi nhân loại bước vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.

Trong một bài trước, tôi đã có dịp giới thiệu với quý vị cô gái Việt bên Úc châu là người phụ nữ của năm 2012. Lần này, ngay tại San Jose xin giới thiệu với quý vị bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy, người thanh niên Việt Nam của năm 2012.

Nội soi robot, khoa giải phẫu của thế kỷ 21.

Từ nhiều năm trước, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã cho nghiên cứu để dùng robot đưa ra làm bác sĩ giải phẫu tiền tuyến. Ngành y tế công nghiệp liền theo ý kiến đó mà phát triển. BS Huy đã từ lâu theo đuổi con đường giải phẫu nội soi. Dường như có khiếu thiên bẩm, khéo tay và có tinh thần khai phá, ông đã bắt kịp các đàn anh trong lãnh vực giải phẫu nội soi và không những thế ông vượt lên trên.

Với sự kết hợp của khoa điện toán, màn hình, máy quay phim, robot, BS Nguyễn Thế Triều Huy sử dụng hai bàn tay chuyên nghiệp và đã thành công trong công việc giải phẫu bằng robot.

Sẵn có rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, ông có cơ hội thử nghiệm trực tiếp qua robot lần đầu tiên tại San Jose và trải qua ít nhất là 5 ca đầu trót lọt. Từ đó BS Huy có các cuộc giải phẫu biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Mấy năm trước cùng với phái đoàn y tế Mỹ ông đã về nước thuyết giảng về nội soi tại Hà Nội, Sài Gòn và Cần Thơ. Rời VN năm 13 tuổi, sau đó lại thêm nhiều năm theo học y khoa, Việt ngữ của ông đã chẳng còn bao nhiêu. Thời gian làm việc với bệnh nhân Việt tại San Jose đã là dịp ông học lại Việt ngữ. Do đó qua bài giảng về khoa giải phẫu tân tiến nhất của thế kỷ 21 tại VN, ông đã chinh phục được cử tọa.

Các bác sĩ giải phẫu trẻ tuổi của VN thuộc thế hệ sau cuộc chiến đã hết sức xúc động được học hỏi về khoa nội soi từ một bác sĩ danh tiếng tại Hoa Kỳ trực tiếp giảng bằng Việt ngữ.

Trong khi nói về trách nhiệm của người bác sĩ, ông luôn luôn đưa vào ‎y khoa thêm ‎ý niệm về tự do, dân chủ. Ông tránh không bao giờ nói đến TP.HCM. Luôn luôn chỉ nói đến Sài Gòn, thành phố thân yêu mà ông đã lớn lên, bên cạnh cái bóng vĩ đại của người cha mũ đỏ là trung tá Nguyễn Thế Thứ. Các học viên đều là bác sĩ giải phẫu, thành phần trí thức của VN tương lai yên lặng ngồi nghe. Dường như công việc diễn tiến hòa bình để làm thay đổi tư duy con người xã hội chủ nghĩa cũng đang đi qua con đường nội soi.

Anh em nhà Nguyễn.

Trung tá nhảy dù Nguyễn Thế Thứ quê Nam Định, vào Đà Lạt khóa Cương Quyết II 1954 và cùng gia đình di tản qua Mỹ 1975. Ở lớp tuổi 40 không nghề nghiệp, ông đi học lại từ đầu. Đậu bằng tương đương trung học, qua đại học rồi tốt nghiệp bác sĩ chỉnh hình. Sau ông lấy thêm tiến sĩ về khoa dinh dưỡng. Gương hiếu học và lòng quyết tâm của ông đã mở đường cho các con. Cô gái lớn hiện là bác sĩ chỉnh hình tại Nam Cali. Cô tốt nghiệp cả tiến sĩ luật khoa. Ba con trai đều tốt nghiệp bác sĩ giải phẫu hiện ở San Jose. Cậu út Nguyễn Thế Phan Daniel cũng vừa tốt nghiệp luật khoa, chưa quyết dịnh sẽ đi đâu.

Riêng 3 anh em họ Nguyễn là Nguyễn Thế Triều Huy, Nguyễn Thế Thiện Năng và Nguyễn Thế Long Richard thành lập tổ hợp Advanced Surgical Associates, đồng thời là thành viên nòng cốt của bệnh viện Regional Medical Center tại San Jose. Hiện tượng 3 anh em họ Nguyễn cùng làm việc một chỗ chung một ngành và phát triển theo tinh thần huynh đệ thực sự đã gây ngạc nhiên của cộng đồng y khoa tại địa phương, và là niềm hãnh diện của gia đình họ Nguyễn.

BS Nguyễn Thế Triều Huy cũng thú nhận là dù đã học đến nơi đến chốn nhưng khi mới ra trường về San Jose tìm việc làm cũng không gặp may mắn. Đó là giai đoạn thử thách lớn lao của ông. Hoàn toàn mới mẻ, không quen biết, chưa được tin cậy nên chưa có thân chủ. Không có các bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân tới. Lại áp dụng khoa giải phẫu chưa quen thuộc với y giới. Ngay các bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện cũng không đón nhận. Đó là thời gian khá cay đắng và lại rảnh rỗi. Còn bây giờ thì đã quá thành công. Mổ mát tay, nhanh, gọn, không đau đớn, không kéo dài, vết mổ không mất thẩm mỹ, nên làm việc không kịp thở.

Anh mở đường đưa em về cộng tác, rồi lại thêm một em nữa. Ngoài lãnh vực giải phẫu nội soi đã được ABC quay thành phim, BS Huy còn tìm cách áp dụng phương pháp xạ trị chống ung thư từ bên trong. Xạ trị vốn là giai đoạn hết sức vất vả của bệnh nhân ung thư. Nay áp dụng được từ bên trong, thời gian xạ trị ngắn hơn. Sau cùng BS Huy nói: “Điều quan trọng nhất vẫn là lời cảm ơn thân chủ và đồng nghiệp đã tín nhiệm”.

Thân chủ và đồng nghiệp của cả ba anh em bao gồm cả nhiều sắc dân. Cô Thùy Nga, vợ của BS Huy, hiện là quản trị viên của tổ hợp cho biết thân chủ Việt tuy đông đảo nhưng cũng chỉ có 40%. Còn lại là tất cả các sắc dân khác, Mễ cũng rất nhiều.

****

Gặp các bác sĩ anh em nhà Nguyễn, dù chúng tôi coi như con cháu nhưng cũng tế nhị không hỏi là động lực chính thúc đẩy việc học hỏi và làm việc vì tiền bạc hay danh vọng. Không hỏi con nhưng tôi đem câu hỏi đến người cha là BS Nguyễn Thế Thứ, vừa là bạn học võ bị vừa là chiến hữu. Anh Thứ nói thật tình: Tụi nó làm như thế là vừa có tiếng vừa có tiền. Nhưng nếu nói chúng nó chỉ vì tiền và chỉ vì tiếng thì khó nói. Thực sự mấy đứa này thuộc về loại say mê công việc. Anh xem chương trình khám khám mổ mổ của chúng nó liên tiếp dường như không còn thì giờ để hưởng tiền bạc và danh tiếng. Chúng nó không có thì giờ để dành cho cuộc sống của người bình thường. Trước đây tôi và nhà tôi khuyên các con cố học.Tốt nghiệp rồi đi làm. Rồi chúng tôi phải khuyên các cháu làm bớt đi. Nhưng tôi biết rõ, các cháu có nỗ lực thầm kín ganh đua để dành cho niềm kiêu hãnh VN.

Nhà tôi lúc còn sống hết sức hãnh diện vì các con. Bà muốn sống để thấy cháu út ra trường, nhưng không kịp. Bây giờ nhà tôi mất rồi. Chẳng có ai để chia sẻ niềm hãnh diện các cháu thành công. Tôi chỉ còn chờ thôi.

Anh chờ cái gì….? Tôi sẽ trở về Sóc Trăng, nơi tôi gặp nhà tôi vào thời kỳ 50. Khoảng 60 năm trước. Anh biết đấy, nhà tôi gốc Hà Nội, vào Nam từ nhỏ. Nội trú trường nhà trắng Sóc Trăng, tôi đóng quân ở Bãi Xầu. Gặp nhau rồi cưới nhau ở Sài Gòn.

Bằng bác sĩ của tôi ở Mỹ là công một nửa của vợ. Đám con 5 đứa tốt nghiệp, tất cả bằng cấp nào cũng là một nửa của nhà tôi. Tiền bạc và danh vọng ở tuổi mình không còn nghĩa lý gì.

Mình cũng chẳng còn gì để khuyên bảo các con. Chúng nó chỉ nhìn mình sẽ ra đi để mà suy ngẫm về cuộc sống.

Tôi đem câu chuyện của hai bạn già hỏi BS Huy: “Ba cháu nói nửa bằng cấp là của mẹ, cháu nghĩ sao?”. Huy nói: “Ba con nói không đúng. Tất cả là của mẹ hết. Bằng cấp nào cũng là của mẹ…”.

* Đây mới đích thực là vẻ vang dân Việt.

G.C.

Nguồn: FB. Nguyễn Phú Yên