Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Kỷ niệm 20 năm hợp tác phẫu thuật hàm mặt hữu nghị: Hơn 450 bệnh nhân sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật miễn phí

BDO) Chiều 5-12, Sở Y tế tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm hợp tác phẫu thuật hàm mặt hữu nghị giữa Hội Sứt môi, hàm ếch IL Woong Hàn Quốc với ngành y tế tỉnh Bình Dương. Đến dự có ông Trần Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Phía đoàn phẫu thuật Hàn Quốc, có Giáo sư Myung Jin Kim, Chủ tịch Hội Sứt môi Hở hàm ếch IL Woong - Hàn Quốc cùng các y, bác sĩ trong đoàn phẫu thuật.
Thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, ông Trần Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân trong đoàn phẫu thuật Hàn Quốc
Đây là lần thứ 20, Hội Sứt môi, hàm ếch Il Woong - Hàn Quốc đến Bình Dương để phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh thực hiện chương trình phẫu thuật dị tật vùng hàm mặt cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh. Chương trình phẫu thuật kéo dài từ ngày 1 đến ngày 5-12, tại BVĐK tỉnh.
20 năm qua, có 453 bệnh nhân sứt môi, hở hàm ếch trên địa bàn tỉnh Bình Dương, Bình Phước và vùng lân cận đã được phẫu thuật miễn phí từ chương trình này. Hiện nay, tất cả các trường hợp khám, phẫu thuật đều an toàn, đang phục hồi sức khỏe tốt. Chương trình đã mang lại niềm vui hạnh phúc cho nhiều bệnh nhân và người thân của họ. Trong những năm qua, đoàn còn trao tặng nhiều trang bị y tế giá trị cho BVĐK tỉnh.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Thanh Liêm, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những đóng góp quý báu và cảm ơn đoàn đã giành thời gian, công sức, tiền bạc giúp đỡ cho các bệnh nhân nghèo của tỉnh Bình Dương trong suốt 20 năm qua. Mong rằng, Bình Dương sẽ tiếp tục nhận được sẽ hỗ trợ của đoàn trong thời gian tới.
Ông Trần Thanh Liêm khẳng định, đây là hoạt động thường niên có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tạo thêm sự bền chặt trong mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai dân tộc, hai quốc gia Việt Nam - Hàn Quốc. Dịp này, Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 5 cá nhân; UBND tỉnh tặng bằng khen cho 2 tập thể và 9 cá nhân; Sở Y tế tặng giấy khen cho 21 cá nhân.
H.THUẬN-H.THỦY









 







Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 13 của Hội Chấn thương Chỉnh hình Việt Nam

Hội chấn thương chỉnh hình Việt Nam tổ chức hội nghị khoa học thường niên lần thứ 13 tại Bình Dương

 Hội nghị khoa học thường niên của Hội chấn thương chỉnh hình VN diễn ra tại Bình Dương từ ngày 18 đến 19/10/2014 với chủ đề “ những tiến bộ mới trong điều trị gãy xương”- một lĩnh vực đang được giới y khoa và xã hội quan tâm. http://www.btv.org.vn/live/clip38192/Hoi-chan-thuong-chinh-hinh-Viet-Nam-to-chuc-hoi-nghi-khoa-hoc-thuong-nien-lan-thu-13-tai-Binh-Duong.html











Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

Lễ khởi công xây dựng công trình Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) 1.500 giường









TTĐT - Sáng 28-8, tại phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường (Bệnh viện).
Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Cành, Phó Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Huỳnh Văn Nhị, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Thị Kim Vân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh, lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị, thành phố và đông đảo khách mời.
Lãnh đạo tỉnh tham dự buổi lễ
Theo Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng tỉnh - đơn vị chủ đầu tư, Công trình Bệnh viện có diện tích xây dựng 20.355m2, cao 19 tầng, tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 2.000 tỷ đồng bằng vốn ngân sách và xổ số kiến thiết tỉnh. Thời gian thi công phần móng công trình là 345 ngày, các hạng mục quan trọng còn lại của công trình sẽ tổ chức triển khai thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Cùng với đà tăng trưởng về kinh tế cũng như dân số hiện nay của Bình Dương, việc đầu tư xây dựng Bệnh viện có hệ thống hạ tầng dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại, chất lượng cao theo hướng ưu tiên phát triển các dịch vụ khám, chẩn đoán và thực hiện các nghiệp vụ chữa trị chuyên sâu với công nghệ cao, tạo tiền đề phát triển nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu bức xúc hiện nay về khám và chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận.
Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Nam phát biểu tại buổi lễ
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Nam cho biết, việc xây dựng Bệnh viện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh. Đây là một trong những dự án thuộc Khu vực quy hoạch xây dựng các bệnh viện và một số công trình Nhà nước tại phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một. Việc xây dựng Bệnh viện sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành y tế tỉnh nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, giải quyết nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, tạo diện mạo mới cho đô thị Bình Dương, từng bước góp phần đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020.
Với ý nghĩa trên, Phó Chủ tịch Thường trực yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị thi công cùng với đơn vị tư vấn, giám sát tập trung tối đa nguồn lực để triển khai thi công dự án theo đúng thiết kế được duyệt và các yêu cầu kỹ thuật của dự án, đảm bảo chất lượng, mỹ quan và hoàn thành công trình theo đúng tiến độ đã đề ra.
Lãnh đạo tỉnh bấm nút khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường
Phần móng công trình sẽ thi công trong 345 ngày
Mai Xuân

Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường: Công trình nhiều ý nghĩa


Trong không khí hân hoan đón chào lễ Quốc khánh 2-9, hôm nay (28-8), UBND tỉnh long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng công trình Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) 1.500 giường. Việc khởi công xây dựng BVĐK 1.500 giường là sự cố gắng của tỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám, chữa bệnh trong thời gian tới.
 
Mô hình Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh TRẦN VĂN NAM: “Xây dựng bệnh viện là cần thiết”
Xây dựng bệnh viện, trường học luôn là điều cần thiết nhằm thiết thực chăm lo giáo dục, sức khỏe cho người dân. Thế nên, chủ trương đầu tư xây dựng BVĐK 1.500 giường là hết sức đúng đắn và thật sự cần thiết, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân cũng như chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao dần lên. Xây dựng bệnh viện quy mô lớn mới theo kịp đà tăng tưởng về kinh tế cũng như dân số hiện nay và tương lai. BVĐK 1.500 giường có hệ thống hạ tầng dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại, chất lượng cao theo hướng ưu tiên phát triển các dịch vụ khám, chẩn đoán và thực hiện các nghiệp vụ chữa trị chuyên sâu với công nghệ cao, tạo tiền đề cho phát triển nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; đồng thời đáp ứng nhu cầu khám và chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận.
Song song với xây dựng BVĐK 1.500 giường là việc đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại, đầy đủ hơn ở các phòng, khoa để đáp ứng cho việc khám, chữa bệnh. Cơ sở, trang thiết bị được cải thiện cộng thêm việc thu hút nhân lực sẽ góp phần giảm tải, đáp ứng tốt hơn việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Giám đốc Sở Y tế LỤC DUY LẠC: “Nhân sự phải tính dần từ nay đến năm 2016”
Sau khi xây dựng xong BVĐK 1.500 giường thì BVĐK tỉnh sẽ chuyển về tiếp quản cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, phục vụ công tác chăm lo sức khỏe người dân. Thế nên, việc nhân sự sẽ được tính dần từ nay cho đến khi bệnh viện bàn giao, đi vào hoạt động. BVĐK tỉnh (BV 512 giường) hiện tại đã là 1.200 giường nhưng công suất giường bệnh thực tế luôn tăng hơn, khoảng 1.300 giường. Bình quân mỗi năm sẽ tăng thêm 100 giường bệnh để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ngày một tăng. Như thế, đến năm 2015 sẽ tăng lên 1.400 giường và 2016 sẽ đáp ứng công suất 1.500 giường. Tất nhiên là phải cố gắng rất nhiều trong đó có vấn đề nhân sự mới bảo đảm đủ về con người để làm việc.
Từ nay đến năm 2016, ngành y tế sẽ tăng cường nhân lực từ các nguồn đào tạo tại chỗ, đào tạo theo địa chỉ, chính sách thu hút nhân tài ngoài tỉnh để đủ nhân lực khi bệnh viện đi vào hoạt động. UBND tỉnh rất quan tâm, hỗ trợ trong việc đào tạo nhân lực tại trường Cao đẳng Y tế của tỉnh, gửi đào tạo theo địa chỉ tại Đại học Y dược Cần Thơ, đào tạo ở nước ngoài, phối hợp với các Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM để đào tạo về chuyên khoa cho bác sĩ… Bên cạnh đó, Sở Y tế, Sở Nội Vụ, Sở Tài chính cũng sẽ phối hợp để tham mưu cho UBND tỉnh về việc thu hút nhân lực, bổ sung các chế độ phụ cấp hợp lý hơn như hỗ trợ một lần, bố trí nhà ở công vụ, bảo đảm mức lương, phụ cấp ngành để thu hút bác sĩ về Bình Dương công tác lâu dài.
BVĐK tỉnh hiện tại đang hoạt động với quy mô 1.200 giường. Cơ sở vật chất của bệnh viện khá cũ, xuống cấp và luôn trong tình trạng quá tải do được đầu tư từ những năm 80 của thế kỷ trước. Khả năng mở rộng quy mô của BVĐK tỉnh hiện nay cũng không còn để đáp ứng cho việc nâng cấp thành BVĐK hạng I trong tương lai. Chính vì vậy, UBND tỉnh Bình Dương đã có chủ trương đầu tư xây dựng BVĐK 1.500 giường. Công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDA ĐTXD) tỉnh làm chủ đầu tư, Công ty TNHH CPG Việt Nam thiết kế.
Theo số liệu thống kê, dân số tỉnh Bình Dương hiện nay hơn 1,7 triệu người, bao gồm cả dân nhập cư. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm là 7,3%. Toàn tỉnh hiện có 28 khu, cụm công nghiệp tập trung, với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động. Ngoài việc chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu về tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, tỉnh cũng rất quan tâm đến các lĩnh vực văn hóa, xã hội để nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, nhất là trên lĩnh vực y tế. Hiện nay, toàn tỉnh có 3 bệnh viện tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế tuyến huyện với 17 phòng khám đa khoa khu vực và 91 trạm y tế tuyến xã, 2 bệnh viện ngành. Ngoài ra, y tế công lập có 10 bệnh viện, 34 phòng khám đa khoa, 328 phòng khám chuyên khoa, 6 phòng xét nghiệm, 7 phòng chẩn đoán hình ảnh, 68 phòng chẩn trị y học cổ truyền và 64 cơ sở dịch vụ y tế. Trên thực tế, tình trạng quá tải tại bệnh viện các tuyến luôn xảy ra, đặc biệt là bệnh viện tuyến tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh luôn đạt 100%. Cùng với đà tăng trưởng về kinh tế thì việc gia tăng dân số trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây và thời gian tới sẽ rất lớn. Do đó, việc đầu tư xây dựng một bệnh viện có quy mô lớn như BVĐK 1.500 giường là hết sức cần thiết. Theo lãnh đạo BQLDA ĐTXD tỉnh, BVĐK 1.500 giường sẽ được đầu tư xây dựng theo hướng đa khoa đầy đủ, dịch vụ hoàn chỉnh, hiện đại, chuyên sâu, chất lượng cao. Khi đi vào hoạt động, đây sẽ là bệnh viện hạng I theo quy chuẩn Việt Nam QCVN 03:2012/BXD, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điều đó cho thấy, chủ trương đầu tư xây dựng BVĐK 1.500 giường là hết sức đúng đắn và thực sự cần thiết. Đây là một trong những công trình có ý nghĩa quan trọng của tỉnh trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tỉnh cũng như những khu vực lân cận.
Công trình BVĐK 1.500 giường được khởi công xây dựng trong khu quy hoạch các bệnh viện, bao gồm: BVĐK 1.500 giường và các bệnh viện chuyên khoa: Lao và bệnh phổi, bệnh viện tâm thần, bệnh viện điều dưỡng - phục hồi chức năng. BVĐK 1.500 giường nằm trên đường chính nối đại lộ Bình Dương và đường Mỹ Phước - Tân Vạn thuộc phường Định Hòa, TP.Thủ Dầu Một. Theo thiết kế, công trình cao 19 tầng bao gồm: 1 tầng hầm, 1 khối đế 5 tầng và 2 khối tháp cao 13 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng là 167.705m2, trong đó diện tích đất xây dựng bệnh viện là 129.300m2. Công trình được xây dựng với đầy đủ các khoa phòng của một BVĐK hạng I. Tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 2.318 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách và xổ số kiến thiết tỉnh.
Dự kiến, năm 2016 công trình sẽ hoàn thành đưa vào sử dụng. Với quy mô về cơ sở hạ tầng, cùng các dịch vụ khám, chẩn đoán và thực hiện các nghiệp vụ chữa trị chuyên sâu công nghệ cao, công trình khi đưa vào sử dụng sẽ giải quyết được tình trạng quá tải của BVĐK tỉnh hiện nay. Công trình BVĐK 1.500 giường được xây dựng không những đáp ứng nhu cầu về khám chữa bệnh, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, mà còn góp phần tạo diện mạo mới, hiện đại cho đô thị Thủ Dầu Một, cũng như xây dựng Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020. Đây là công trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nên tỉnh sẽ rất chú trọng và quan tâm đúng mức để công trình được xây dựng đúng tiến độ, kịp đưa vào sử dụng phục vụ nhân dân.
HỒNG THUẬN - QUỲNH NHƯ











Bình Dương: Khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường


(BDO) Sáng 28-8, UBND tỉnh Bình Dương long trọng tổ chức lễ khởi công xây dựng Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) 1.500 giường tại khu phố 1, phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Cành; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Nam cùng các đồng chí lãnh đạo các sở, ngành, đoàn thểvà người dân phường Định Hòa.
Lãnh đạo tỉnh, chủ đầu tư, đơn vị thi công, ngành y tếcùng ấn nút khởi công công trình

BVĐK 1.500 giường nằm trên đường chính nối đại lộ Bình Dương và đường Mỹ Phước - Tân Vạn, do Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án thuộc Khu quy hoạch xây dựng các bệnh viện và một số công trình Nhà nước tại phường Định Hòa, TP. Thủ Dầu Một. Công trình được thiết kế cao 19 tầng bao gồm: 1 tầng hầm, 1 khối đế 5 tầng và 2 khối tháp cao 13 tầng. Tổng diện tích sàn xây dựng là 167.705 m2, trong đó diện tích đất xây dựng bệnh viện là 129.300 m2. Tổng vốn đầu tư xây dựng hơn 2.318 tỷ đồng, bằng nguồn vốn ngân sách và xổ sốkiến thiết tỉnh.
Phát biểu tại lễ khởi công, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Nam khẳng định, đây là công trình trọng điểm được xác định trong mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010-2015. Việcđầu tư xây dựng BVĐK 1.500 giường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh. Xây dựng BVĐK 1.500 giường sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành y tế của tỉnh nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân, giải quyết được nhu cầu bức xúc về khám, chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh và khu vực lân cận; đồng thời tạo nên diện mạo mới cho đô thị Bình Dương và từng bước góp phần đưa Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào trước năm 2020.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Trần Văn Nam yêu cầu chủ đầu tư, đơn vị trúng thầu thi công, cùng các đơn vị tư vấn, giám sát tập trung tốiđa mọi nguồn lực để triển khai thi công dự án theo đúng thiết kế được duyệt và các yêu cầu kỹ thuật của dự án, đảm bảo chất lượng, mỹ quan và hoàn thành công trình theo đúng tiến độ đề ra.
H.Thuận-Q.Như

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

Họp mặt truyền thống quân dân y Chiến khu Đ lần thứ 25, Long An

Họp mặt truyền thống Quân Dân Y Chiến khu Đ lần thứ 25 năm 2014

Ngày 12-4, tại Long An, hơn 500 đại biểu các tỉnh thành đã về dự buổi họp mặt truyền thống Quân Dân Y (QDY) Chiến khu Đ - miền Đông Nam bộ lần thứ 25 năm 2014. Đoàn Bình Dương có 80 đại biểu do ông Huỳnh Văn Nhị, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, Trưởng ban liên lạc QDY Chiến khu Đ làm trưởng đoàn.
Buổi lễ là dịp để các thế hệ QDY gặp gỡ, thăm hỏi và cùng nhau ôn lại truyền thống hào hùng một thời. Ông Huỳnh Văn Nhị cũng đã có bài phát biểu, nhấn mạnh: 60 năm đã trôi qua kể từ ngày những cô gái, chàng trai miền Đông Nam bộ theo tiếng gọi của Đảng tập hợp tại Chiến khu Đ lịch sử, trải qua bao gian nan để cống hiến tuổi xuân và sức trẻ cho sự sống của đồng bào, đồng chí. Họ đã đóng góp mồ hôi, nước mắt, máu xương mình vào sự nghiệp chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Qua 2 cuộc kháng chiến gian lao mà anh dũng, các thế hệ QDY Chiến khu Đ - miền Đông Nam bộ, đã ra sức chiến đấu, rèn luyện chuyên môn, tay nghề để trở thành những cánh chim đầu đàn trên lĩnh vực y tế phục vụ cho công cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc…
Cũng tại buổi lễ, 10 sinh viên Y khoa học giỏi, vượt khó của tỉnh Long An đã được nhận học bổng của Ban liên lạc QDY.
QUỲNH NHƯ































Sáng mãi truyền thống Quân dân y Chiến khu Đ


 
 
Ngày 12-4-2014, cán bộ, chiến sĩ Quân dân y Chiến khu Đ năm xưa lại có dịp hội ngộ trên mảnh đất Long An trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc. Từng cán bộ lão thành của ngành Y tế vùng Đông Nam bộ với mái đầu bạc phơ là những chứng nhân lịch sử của một thời hào hùng trong quá khứ, là nguồn sức mạnh, là những tấm gương sáng cho thế hệ trẻ ngành Y noi gương và tiếp bước,...
Dâng hiến tuổi xuân
Chiến khu Đ là căn cứ của cơ quan chỉ đạo kháng chiến miền Nam, được thành lập vào tháng 2-1946, gồm 5 xã: Tân Hòa, Mỹ Lộc, Tân Tịch, Thường Lang, Lạc An (nay thuộc huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Khi quy mô cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước được mở rộng, Chiến khu Đ bao gồm cả những vùng rừng núi hiểm trở, từ biên giới Việt Nam - Campuchia đến sát gần Sài Gòn, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.
Là vùng rừng thiêng nước độc, Chiến khu Đ một thời được mệnh danh là “vùng đất chết”. Mặc dù vậy cũng không ngăn nổi những chàng trai, cô gái vùng đất miền Đông Nam bộ thời ấy đi theo tiếng gọi của Đảng, cùng nhau tập hợp dưới tán rừng Chiến khu Đ lịch sử để góp công sức, máu xương của mình vào sự nghiệp chiến đấu chống quân xâm lược, bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Trong đoàn quân đó, có hàng vạn cán bộ ngành Y tế vai mang túi cứu thương, tay cầm súng xông pha nơi lửa đạn để giành giật từng hơi thở, mạng sống của đồng chí, đồng đội thân yêu. Hình ảnh đó mãi mãi in sâu vào tâm khảm của các thế hệ và trở thành huyền thoại trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
Nói đến đây, chúng tôi nhớ đến hình ảnh Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân - liệt sĩ Đoàn Thị Liên, một chiến sĩ quân y hoạt động trên chiến trường miền Đông Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Dù không trực tiếp cầm súng chiến đấu, nhưng người chiến sĩ ấy đã cùng đồng đội luôn có mặt trên chiến trường, để rồi anh dũng ngã xuống trước bom đạn của kẻ thù khi lấy thân mình che miệng hầm trú ẩn cho 2 thương binh. Hay hình ảnh liệt sĩ Đoàn Thị Phụng bị địch bắn chết không còn thân xác sau khi đã cứu chữa và đưa thương binh ra mặt trận về tới kênh Mareng. Sự anh dũng hy sinh của 2 chiến sĩ quân y đã vang khắp chiến trường ngày ấy, trở thành tấm gương cách mạng sáng ngời cho các thế hệ noi theo.
Gian khó không chùn bước
Trong chiến tranh gian khổ, lực lượng Quân dân y Chiến khu Đ đã lấy chiến hào làm nơi cấp cứu, lấy địa đạo làm phòng mổ để kịp thời cứu sống đồng chí trong những giờ phút sinh tử. Sự thiếu thốn về thuốc men, vật tư y tế vẫn không làm các chiến sĩ Quân dân y trên chiến trường miền Đông Nam bộ chùn bước. Họ luôn cố gắng khắc phục khó khăn, kịp thời có mặt cứu chữa thương binh và người dân trong vùng trước mưa bom lửa đạn của kẻ thù. Cô Phùng Thị Hấp (phường 6, TP.Tân An) - người phụ trách Trạm xá huyện Bến Thủ (Bến Lức và Thủ Thừa ngày nay) vào năm 1968, nhớ lại: “Trạm chỉ có 3 quân y, nhưng có lúc thương binh về 30 người, 60 người, thậm chí 100 người, trong khi vật tư y tế thiếu nên chúng tôi suốt đêm không ngủ, thức để mài kim, giặt băng, gạt rồi nấu nước sôi khử trùng để dùng lại. Chúng tôi tâm nguyện, thà mình chết, chứ không để thương binh hy sinh nên lúc nào cũng làm việc hết mình”.
Ngoài việc điều trị, cứu chữa thương binh, bệnh binh, giúp đỡ nhân dân trong khu vực ngăn ngừa bệnh tật, các quân y viện trong vùng Chiến khu Đ năm xưa đã khắc phục khó khăn, mở các lớp đào tạo y tá, bảo đảm được yêu cầu về chuyên môn và quân sự. Các lớp y tá trong giai đoạn này đã bổ sung thêm lực lượng cho ngành quân y và dân y, đáp ứng yêu cầu chiến đấu, phát triển lực lượng vũ trang và chăm sóc sức khỏe nhân dân, góp phần làm cho đội ngũ cán bộ Quân dân y Chiến khu Đ ngày càng lớn mạnh. Nhiều y, bác sĩ đã khẳng định bản lĩnh để trở thành cán bộ lãnh đạo cốt cán của ngành Y tế quân y cũng như dân y trong khu vực và cả nước. Tiêu biểu như nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế - Bác sĩ Đoàn Thúy Ba, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế - Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thị Trung Chiến,...
Những gian nan, vất vả và truyền thống hào hùng của các thế hệ cán bộ Quân dân y Chiến khu Đ - miền Đông Nam bộ được khắc họa sinh động dưới ngòi bút của thi tướng Huỳnh Văn Nghệ qua bài thơ “Tiếng hát Quốc ca”:
“Ngựa hồng dừng chân,
Bên Quân y viện
Giật mình nghe tiếng Quốc ca vang...
...Xuống ngựa, buộc cương
Hỏi ra mới rõ
Bác sĩ đang cưa chân
Một thương binh bằng cưa thợ mộc
Bác sĩ vừa cưa vừa khóc
Chị cứu thương nước mắt tràn trề,
Nhìn ảnh Bác Hồ trên tấm vách tre
Người chiến sĩ vẫn mê mãi hát…”.
Thanh Tuyền – Nguyễn Ngọc

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Bình Dương họp mặt kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2)


     
TTĐT - Sáng 26 - 02, Sở Y tế tổ chức Kỷ niệm 59 năm ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2014). Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm (khối văn xã), Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh - Thầy thuốc nhân dân Huỳnh Văn Nhị, lãnh đạo ngành Y tế tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị, thành phố.
   
Cách đây đúng 59 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi Hội nghị cán bộ ngành y tế với những lời dạy quý báu, “Trước hết là phải thật thà đoàn kết - đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khăn, giành được nhiều thành tích. Thương yêu người bệnh - người bệnh phó thác tính mạng của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Xây dựng một nền y học của ta – trong những năm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học dân tộc và đại chúng”. Từ đó, ngày này được xem là ngày tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế và là “Ngày Thầy thuốc Việt Nam”. Đến nay, những lời căn dặn đó vẫn còn nguyên giá trị.
Toàn ngành y tế Bình Dương hiện có 7.465 cán bộ, trong đó, y tế công lập 3.386 người, y tế ngoài công lập 2.824 người, y tế ngành cao su và lực lượng vũ trang 606 người và y tế tại các xí nghiệp, doanh nghiệp 649 người. Tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt 6,2. Toàn ngành có 1.113 đảng viên, trong đó, năm 2013 kết nạp mới 79 Đảng viên.
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, viên chức và người lao động ngành y tế Bình Dương luôn thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, phục vụ tốt công tác chăm sóc, khám chữa bệnh cho người dân với tinh thần “Lương y như từ mẫu” và góp phần vào sự nghiệp phát triển chung kinh tế - xã hội của tỉnh. Dịp này, tập thể cán bộ, công chức ngành y tế Bình Dương đã ủng hộ Quỹ vì người nghèo tỉnh và Hội bảo trợ Người khuyết tật - Trẻ mồ côi và Bệnh nhân nghèo tỉnh, mỗi đơn vị 50 triệu đồng.
   
 
Nhân dịp này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Dương vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì và bà Nguyễn Thị Cúc - Trưởng phòng Tổ chức hành chính, Chi cục Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Bình Dương được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc, đóng góp cho sự phát triển ngành y tế Bình Dương.
 
Thừa ủy nhiệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm trao Huân chương cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh và bà Nguyễn Thị Cúc
Cá nhân ông Lục Duy Lạc - Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, bà Nguyễn Ngọc Liên - Phó Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Bình Dương, bà Đào Thị Mỹ Phượng - Phó Giám đốc Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, bà Hà Thị Đào - Trưởng phòng Điều dưỡng - Trung tâm Y tế Bến Cát, bà Nguyễn Thị Thanh Hội - Chi cục Trưởng Chi cục Dân số kế hoạch hoá gia đình tỉnh, ông Từ Tấn Thứ - Trưởng phòng Nghiệp vụ Sở y tế được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú”.
 
Thừa ủy nhiệm, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh - Thầy thuốc nhân dân Huỳnh Văn Nhị trao danh hiệu "Thầy thuốc ưu tú" cho các cá nhân
 
Ngoài ra, 04 tập thể và 16 cá nhân được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho Trung tâm Chăm sóc sức khoẻ sinh sản tỉnh, Trung tâm Y tế thành phố Thủ Dầu Một, Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
 
Thừa ủy nhiệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các tập thể
       
    
Thừa ủy nhiệm, Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh - Thầy thuốc nhân dân Huỳnh Văn Nhị trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các cá nhân
 
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thanh Liêm trao Cờ thi đua cho các đơn vị
Hoàng Phạm
































Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

Tập tự truyện nghề nghiệp, Tác giả BS. Nguyễn Tấn Tờn

Tiêu đề tự truyện nghề nghiệp BS Nguyễn Tấn Tờn
Tác giả Nguyễn Tấn Tờn
Nhà xuất bản nguyen thai son
tự truyện nghề nghiệp BS Nguyễn Tấn Tờn
https://play.google.com/books/reader?id=DS3ZAgAAQBAJ&pg=GBS.PA3&hl=vi

Thân tặng các đồng  nghiệp trẻ tuổi của tôi .
                                                           Mến tặng các con tôi .  
Tập tự truyện nghề nghiệp                            

Lời tựa

LỜI TỰA
                    Phản ảnh gần hết cuộc đời tầm thường của tôi trong những tự truyện nhỏ là một cố gắng. Nhưng tôi cũng cố “Thử”. Tôi nghĩ: “NÓ CŨNG CÓ MỘT CHÚT HỮU ÍCH”, nếu có ai đọc đến. Đó là động lực giúp tôi “Can đảm” viết tự truyện của đời mình. Mặc dù tôi biết rằng: Những người tầm thường như tôi không viết hồi ký, hồi ức hay tự truyện. Thực tế trong xã hội có mấy người phi thường? Người như tôi vẫn chiếm số đông .
                 Trong tập tự truyện này, tất cả là người thực, việc thực... Cảm nhận thực của tôi .
                 Tôi cố “sao chép” nguyên bản mặt chính diện của những câu chuyện ấy.
20 – 10 – 2006

Nguyễn Tấn Tờn


Ngôi Sao Số Phận Của Tôi
                   Không ít người tin vào “Số phận”, tôi không dùng danh từ “Định mệnh”, tôi nghĩ “Số phận” và “Định mệnh” có phần giống nhau và có cái gì đó khác nhau? Bàn đến hai danh từ này chỉ có các vị uyên thâm, tôi chỉ là một người bình thường; Thế nhưng số phận của tôi thì có cái không bình thường: Đó là tôi không có tuổi? Tuổi nào cho tôi? Có lúc tôi sinh năm 1940, có lúc 1943, có lúc 1944… Tất cả đều trên giấy tờ!
                   Tôi rời quê nhà cũng là một số phận? Cái gì đó khiến tôi trôi dạt từ một vùng đất vô cùng khắc nghiệt, nghèo đói…Để vào thành phố Sài Gòn năm 1957, như vậy lúc đó tôi chỉ 13, 14, 15 hay 16 tuổi? Ai mà biết được? Tôi không có ý nghĩ đi “tha phương cầu thực” và càng không có diễm phúc “đi học”. Nhưng số phận của tôi vẫn trôi như thế…Rồi tôi lớn lên thành một thanh niên trong những năm tháng chiến tranh ác liệt. Tôi cũng như phần đông những thanh niên hồi đó: Ai không muốn hoà bình, ai không muốn thống nhất Bắc–Nam. Những năm tháng ấy tôi chờ mong ngày thống nhất đất nước, tôi sẽ về quê thăm lại nơi “chôn nhau cắt rốn”. Tôi mơ hồ đến căn nhà tranh vách đất và những nương khoai ruộng lúa của gia đình tôi. Tôi nhớ và yêu thương nơi đó vô cùng. Tôi thấm thía và suy nghĩ là chốn quê hương tôi càng nghèo bao nhiêu thì tôi càng thương nhớ bấy nhiêu! Đúng là quê hương của tôi quá nghèo. Thời thơ ấu của tôi thì quá vô tư! Tôi mơ hồ nhớ là chẳng có bữa nào được ăn “cơm” trọn vẹn, chỉ có khoai lang và sắn lát khô “cỏng cơm”; Thức ăn thì mắm ruốc pha loãng với nước sôi chan ăn với cơm độn, họa hoằn lắm mới có ít mỡ lợn nổi bồng bềnh, trong làng có không ít người sống cảnh bi đát như chúng tôi. Làng được chia làm ba xóm, ngoại trừ xóm chợ, có chợ Sòng: Đời sống tương đối, chợ Sòng nổi tiếng miền Trung (Nhất Sòng nhì Sãi hoặc nhất Sãi nhì Sòng). Hai xóm còn lại trong đó có gia đình tôi: Quanh năm lo sợ, sợ đói, sợ thời tiết nắng mưa thất thường, sợ bão lụt…Sợ mất mùa. Ruộng lúa chỉ cấy được một vụ/năm, nếu được mùa thì khá hơn đôi chút. Trong 2 xóm chỉ có hai nhà tường vôi lợp ngói, được kể là địa chủ nhưng họ cũng khó thoát khỏi cảnh “ăn độn”. Cái sợ nhất của làng tôi là những lần “Tây càn”, mặc dù còn nhỏ xíu nhưng tôi khó quên được khuôn mặt dữ dằn của đám Tây Phi Châu, khó quên được cả làng như một biển lửa (nhà tranh cháy do chúng đốt). Và sợ nhất là đạn pháo (canon) bắn từ thị trấn Đông Hà qua làng tôi bất cứ lúc nào. Tôi nghe được tiếng “départ” của “canon” để đoán biết đạn rớt vào làng tôi hay các làng xa hơn! Cứ mỗi lần nghe tiếng “départ” là chúng tôi chạy ra đống rơm, chui vào lỗ đào sẵn (rơm được rút làm chất đốt tạo thành một lỗ để tránh bom). Hoàn cảnh của tôi càng tồi tệ hơn: Tôi mất cha mẹ từ bé, tôi không có một chút ấn tượng nào về cha mẹ tôi cho dù cố tưởng tượng cũng không hình dung được, mẹ tôi không có ảnh để lại, làm gì chụp được ảnh trong khi mẹ tôi chết năm 1947, khi đang bế tôi trốn “Tây càn”. Mẹ tôi tham gia cách mạng, bị người bà con làm lí trưởng chỉ điểm cho Tây bắn chết mẹ. Nghe nói mẹ tôi chết tôi văng ra đâu đó trong góc nhà! Mộ mẹ tôi được chôn gần nhà, đến thời chống Mỹ lại trúng một trái bom B52, đến nay chỉ còn 1 cái ao! Mẹ tôi chết 2 lần! Mẹ tôi là một liệt sĩ; Hai anh ruột tôi là Nguyễn Tấn Ngô và Nguyễn Tấn Hảo là những Đảng Viên Cộng Sản cũng hy sinh trong chiến đấu vài năm sau khi mẹ tôi mất…Thế là tôi, con út, được bà nội nuôi dưỡng, bà nội tôi quá già, chẳng làm gì được, chẳng có gì ăn! Tôi không quên được những ngày hai bà cháu lùi củ khoai tôi “mót” được vào đống tro củi rơm để ăn, tôi không quên được những bữa ăn do bà tôi nấu ít gạo và khoai sắn trong cái niêu đất nhỏ bằng bàn tay trên bếp rơm rồi cắt một khúc khô “cá chuồn” (loại khô rẻ nhất) treo trên bếp, đem lùi vào tro bếp ăn qua bữa! Thế nhưng bà cháu tôi vẫn sống, làng tôi không ít người sống như thế. Quá khứ của tôi như thế làm sao tôi không yêu mến quê hương? Thế rồi bà tôi qua đời: Buổi chiều đó chỉ có hai bà cháu, tôi còn nhớ như in bà tôi nói “cháu qua bên thằng Hạnh nói là “mệ” yếu lắm, “mệ” sắp chết!” Tôi chạy qua nhà chú Hạnh chỉ cách nhà tôi chừng 10 mét (chú lớn hơn tôi 10 tuổi nhưng chú vai em nên gọi tôi là anh). Chú và má chú qua đến nơi thì bà tôi mất. Cái chết nhẹ như lông hồng; Bà tôi mất năm 1955, lúc đó tôi còn 5 anh chị nhưng 3 người đã tập kết ra Bắc, 2 anh tôi ở miền Nam thì làm sỹ quan chế độ Diệm ở Sài Gòn. Thế là tôi như cây non mất rể. Nhưng rồi cũng có “số phận an bài”. Người làng bán cái xác nhà của gia đình tôi (cột nhà, xà nhà, đòn tay…) và con trâu đực có tên là “Trâu Bộng”, con trâu đã quá già, nó gắn bó và là thành viên của gia đình tôi từ nhỏ! Số tiền không bao nhiêu! Tôi có của thừa kế! Bà dì ghẻ giữ món tiền “còm” đó, đem tôi lên Cam Lộ ở với bà, cho tôi đi học, tôi học lớp nhất (lớp năm bây giờ) mặc dù trước đó tôi chưa học lớp nào cho ra hồn, tôi chỉ học “lóm” biết chữ, rồi tự tìm hiểu thêm?! Năm 1956 tôi về Đông Hà thi đậu bằng tiểu học (hết cấp 1), lúc đó Đông Hà chưa có trường Trung Học Đệ Nhất Cấp (cấp 2 bây giờ). Số phận lại “trôi” tôi vào Sài Gòn, ở Sài Gòn tôi làm lụng kiếm sống và mơ ngày về quê hương!
                   Chiến tranh ác liệt, vô số người cả hai bên hy sinh hàng ngày thế mà “số phận” vẫn cứ trôi tôi đi theo con đường của “nó”.
                   Trong một thời gian dài tôi tránh được “lính” mãi đến năm 1972 sau khi tốt nghiệp Bác Sĩ trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn thì tôi cũng phải “đi lính”, làm việc trong các bệnh viện quân y từ năm 1973 đến 30-04-1975.
                    Năm 1975 thống nhất đất nước: Thế là ước muốn về quê của tôi nằm trong tầm tay; Nhưng vẫn chỉ là một ước muốn! Tôi phải đi học tập cải tạo, tôi phải đi làm kiếm sống, tôi lại tiếp tục làm việc trong nghành y tế Xã Hội Chủ Nghĩa và rồi tôi phải cưới vợ, phải “có con”…Tôi túi bụi trong những công việc “làm người” đó. Thấm thoát như vậy mà tôi đã quá già, đã qua tuổi thọ hơn 4 năm; Năm 2002: trung ương hội người cao tuổi đã cấp giấy Mừng Thọ cho tôi!...Nhưng tôi vẫn không về thăm quê được vì lý do này hay lý do nọ?
                   Suy đi tính lại: Tết Nguyên Đán năm 2006 tôi dẫn bà vợ về thăm quê nhà một chuyến, về quê với nhiệm vụ là trình diện Ông, Bà sau 29 năm lấy vợ; Tôi hài lòng với chuyến đi đó cho dù tôi chỉ nhìn thấy những nấm mồ quy tập hài cốt của ông bà, cha mẹ và anh chị tôi trong nghĩa trang gia đình do người anh thứ tư của tôi là ông đại tá Nguyễn Thanh Toàn, chị Nguyễn Thị Điệp, cán bộ y tế và ông anh trung tá Nguyễn Tấn Hán, tất cả đã về hưu, đảm đang công việc. Tôi rất cảm ơn những tấm lòng, những tình cảm chăm lo cội nguồn của anh chị tôi. Tôi thật vô dụng nhưng “số phận” là như thế!
Tôi Sẽ Chết Như Thế Nào?
                   Nói là “số phận” thì chẳng ai biết ngày, tháng, năm nào, mỗi người sẽ từ giã cõi đời của họ? Số phận: Trong đó kết thúc là cái chết liên quan đến ngày, tháng, năm sinh, còn tôi thì không biết ngày tháng năm sinh…Là một trở ngại của “số phận?”; Thế nên tôi sẽ có một cái chết không bình thường? Trong cuộc sống đã qua, tôi đã có quá nhiều lần để chết kể cả nhiều lần tôi “tha thiết” muốn chết nhưng “Phán quan” tìm không thấy sổ tử của tôi nên tôi thường sống lại: Vì ngày, tháng, năm sinh, kể cả cái tên thường ngày của tôi do tình cờ, cũng khác với tên “cúng cơm”. Tôi tên thật là NGUYỄN TẤN TẦN nhưng vì một lý do nào đó người “thư lại” làm khai sinh thế vì cho tôi lại ghi tên tôi là NGUYỄN TẤN TỜN!..
                   Đằng nào cũng CHẾT, ai cũng CHẾT, nhưng tôi biết tôi sẽ “CHẾT RŨ”, nghĩa là sống rất lâu khi nào hết làm việc được, hết sống được thì tôi sẽ chết… “Diêm Vương” đã quên gạch sổ tử của tôi từ lâu rồi “NGÔI SAO SỐ PHẬN CỦA TÔI CÓ VẤN ĐỀ?”
30/08/06









BƯỚC NGOẶC CUỘC ĐỜI
                   Sài gòn tháng 06 năm 1959 sáng nắng, chiều mưa. Thời tiết hồi ấy khá ổn định, không như bây giờ. Tôi ở trong căn nhà của ông anh cả; Anh ấy là một sĩ quan quân đội  Ngô Đình Diệm, có bà vợ tức chị dâu của tôi, bà là một người đàn bà đẹp, độc ác, dốt nát, mù chữ; Ông anh tôi cưới bà ấy vì nhan sắc? Lúc đó tôi là một cậu bé 16 tuổi, học hết bậc tiểu học ở Quảng Trị. Chiến tranh kết thúc, phân tranh Nam Bắc 1954, tôi lưu lạc từ Quảng Trị vào Sài Gòn, lên Lộc Ninh lại về Sài Gòn ở với anh tôi. Tôi là một đứa bé bị xô đẩy từ nhà này sang nhà khác. Tuy là một đứa bé nhưng tôi phải làm đủ thứ việc nặng nhọc lúc ở làng 7 Lộc Ninh chỉ để có cơm ăn!
        Trở lại Sài Gòn năm 1959. Tôi ở trong căn nhà nhỏ ở một đường hẽm khu Bàn Cờ. Tôi không thể chịu nổi cái tính độc ác của bà chị dâu; Là một đứa bé suốt ngày tôi ngồi gục đầu nghĩ ngợi miên man, không dám ngửng đầu nhìn bà chị dâu, đúng là một “quỉ dữ” trên trần gian, bà là một “người đẹp” nhưng dưới mắt tôi bà là người đàn bà vô hồn, mặt bì bì, hai mắt hoang dại, chửi bới hận thù vô cớ. Tôi phải thoát ra khỏi cái “địa ngục” đó .
                    Một  buổi  trưa tôi đi lang thang từ khu Bàn Cờ dọc theo đường Lê Văn Duyệt nay là đường Cách Mạng Tháng Tám; Tôi đi, cứ đi, đi về hướng chợ Hòa Hưng… Để tìm cái gì ư? Tìm chỗ ở, tìm sự sống! Tôi đi mãi… Đã đến nghĩa trang Đô Thành nay là công viên Lê Thị Riêng. Hồi đó nghĩa trang Đô Thành đối diện với Lữ đoàn nhảy dù chế độ Ngô Đình Diệm. Trời lác đác mưa, rồi mưa nặng hạt, áo quần tôi bắt đầu ướt, nhớp nháp toàn thân. Tôi vào tá túc trong túp lều bên đường trước cổng vào nghĩa trang, túp lều xây tạm của người vá xe đạp. Tôi nhỏ xíu, do thiếu ăn, do tinh thần của một cậu bé không có tuổi thơ. (Tôi mất cha năm 1 tuổi, mẹ chết năm 3 tuổi). Cũng có vài người trú mưa trong túp lều, nhìn họ tôi phải ngước lên! Có một người ĐÀN ÔNG hỏi tôi “Cháu đi đâu mà ướt hết vậy?” Tôi trả lời: Cháu đi tìm nhà thuê. Ông ấy cười! Ông chỉ cho tôi khá chi tiết: Cháu đi đến ngã ba đường Tô Hiến Thành, đi khoảng 600 mét  vào hẽm bên phải hỏi nhà ông Thang, ông ấy sẽ cho cháu ở. Tôi thật sung sướng, tràn trề hy vọng. Sự sống đã có? Lúc đó tôi không nghĩ là sẽ thoát được căn nhà “quỉ ám” ở khu Bàn Cờ. Trời tạnh mưa, tôi theo lời chỉ dẫn của ông khách lạ. Tôi tìm đến ngay nhà ông Thang, thật kỳ diệu, căn nhà nhỏ xíu trong căn hẽm nhỏ xíu, căn hẽm chưa đầy 1mét ngang! Ông đang lúi húi làm cái gì đó bên chiếc xe bán sữa đậu nành, ông ngẩng lên nhìn tôi hỏi: Cậu hỏi ai? Tôi trả lời tôi hỏi ông Thang và xin thuê nhà trọ. Ông xác nhận ông là ông Thang, ông cười và hỏi tôi làm gì? Tôi nói bừa là học trò. Thế là ông đồng ý cho tôi ở không tốn tiền với điều kiện tôi dạy hai đứa con ông học vở lòng. Tôi như người đã được lên thiên đường. Tôi hỏi xem khi nào ông cho tôi đến ở? Ông nói lúc nào cũng được, ngay bây giờ cũng được. Tôi trở về khu Bàn Cờ xin phép người chị dâu và anh cả để ra đi! Có lẽ họ ngạc nhiên?
                   Thế là tôi có chổ ở, có không khí để thở. Những ngày hạnh phúc nhất của đời tôi. Tôi dạy hai đứa nhỏ con ông chủ học ê -a  khoảng 2 giờ một ngày. Còn thời gian dài tôi lang thang kiếm sống và học chữ! Thời đó Sài Gòn có phong trào một số thầy giáo mở trường dạy học tư, đặc biệt là dạy ba môn Toán-Lý-Hoá. Nói là trường tư thục nhưng có nhiều nơi chỉ là một căn nhà trong hẽm khoảng 50- 60 mét vuông! Ăn-học, có ăn mới có học nhưng tôi thì ngược lại, hoàn cảnh đẩy đưa tôi học trước ăn sau! Bụng đói meo nhưng tôi lại đến các “trường tư thục”, đứng ngoài cửa nghe “lỏm” để học. Thật may mắn cũng có vài đứa học như tôi. Hoàn cảnh như nhau, kết thân nhanh chóng; Tôi bắt đầu có nhiều bạn. Một người bạn hơn tôi 3 tuổi anh ta có cái tên rất “Đắc Đạo”. Anh Lê Đắc Đạo là người thân nhất của tôi. Anh cũng ở với anh chị di cư từ miền Bắc vào. Anh khôn ngoan hơn tôi; Nhà anh chị của Đạo cũng quá nghèo nhưng đầy tình người, đầy tiếng cười. Đạo làm đủ nghề, nghề bán báo, bán gạo, bán vé số, viết chữ thuê cho mấy ông viết Tự Điển…Nhưng cũng chỉ đủ ăn cơm khổ nhất! Tôi thì quá hiền lành, không  nói dối được, không biết ăn cắp, có gì nói hết; Sau này mới biết sống mà như vậy thì thật là “vất vả”. Nhưng tôi là vậy! Đạo thường chỉ cho tôi làm vài việc vặt vảnh cùng Đạo nên cũng qua ngày. Đương nhiên là đói dài dài…Rồi hai đứa đi học “lỏm”. Thầy giáo ra đuổi thì chạy đi, một lát sau chạy lại học “lỏm” tiếp.
          Tại Sài Gòn hồi đó có nhiều tiệm cơm xã hội: phục vụ cho những người “Dưới đáy xã hội”; Trước cửa tiệm để hai nồi cơm đầy, ăn tự do. Nếu chỉ ăn cơm với nước tương để sẵn trên bàn thì tha hồ ăn  “Ăn theo nhu cầu”. Nếu có tiền thì kêu món ăn 5 đồng/1 bữa (cũng có 3 món ăn). Tôi thì ăn theo cả hai cách, có bữa ăn 5 đồng 1 bữa, có bữa ăn “theo nhu cầu”. Hai quán ăn xã hội nổi tiếng là quán Anh Vũ đường Bùi Viện và quán cơm xã hội đường Lê Văn Duyệt (Cách Mạng Tháng Tám).Tôi thường ăn ở quán cơm Lê Văn Duyệt.
                 Thấm thoát như thế mà đã đến mùa hè năm 1960. Tôi cũng nộp đơn thi tự do bằng cấp trung học đệ nhất cấp (học hết lớp 9 bây giờ). Cũng đủ môn thi: Về Toán – Lý – Hoá đối với tôi là “chuyện nhỏ”. Về văn chương chọn 1 trong 2 đề. Tôi nhớ năm đó đề thi 1 là lý luận học, đề bài như sau:


 Anh chị hãy biện luận về nội dung và hình thức câu nói sau:
                           “ Học như thuyền đi trên dòng nước ngược
                                         Không tiến ắt lùi ”
Vương Dương Minh
Đề 2: Văn chương: Anh chị hãy bình luận nội dung và hình thức đoạn văn sau trong truyện Kiều:
                                      Thanh minh trong tiết tháng Ba
                                      Lệ là tảo mộ , hội là đạp thanh
                                      Gần xa nô nức yến oanh
                                      Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
                                      Dập dìu tài tử giai nhân
                                      Ngựa xe như nước áo quần như nêm .
                   Tôi chọn đề 2. Tôi thích văn chương. Không hiểu sao tôi viết đề tài văn chương trong 2 giờ đến hơn 10 trang giấy?
                  Thế là tôi đã đậu bằng trung học đệ nhất cấp. Cuộc đời tôi đã thay đổi trong 1 năm. Một năm tôi đã lột xác trong vài phút khi gặp người chỉ bảo cho tôi tìm nhà ở trước nghĩa trang Đô Thành. Cho đến bây giờ đã 47 năm (1959-2006) mà tôi cũng không biết Ông ấy là ai; Ông chủ nhà cũng không biết ai chỉ dẫn cho tôi đến nhà ông?
ĐOẠN KẾT
                      Năm 1960 tại miền Nam thi đậu bằng trung học đệ nhất cấp là một chuyện khó. Tỷ lệ thí sinh thi đậu rất thấp khoảng 30-40%. Đậu được bằng trung học đệ nhất cấp là người có nhiều triển vọng: Họ được dự thi vào các trường cán sự y tế, cán sự canh nông… Học ra trường được làm việc lương khá, chịu về các nơi xa, sâu có thể làm đến trưởng chi, trưởng phòng!
            Tôi vẫn là một cậu bé khù khờ, tiếp tục con đường vô định là đi làm gia sư, đi học tiếp…Có cái gì đó? Có ai đó? Ông Tiên hay MỘT LINH HỒN BỊ ĐOẠ ĐÀY trong nghĩa trang Đô Thành đã bảo tôi tiếp tục con đường học hành gian khổ và tôi đã đậu được bằng tú tài bán phần (tú tài 1) năm 1961 và rồi đậu bằng tú tài toàn phần và đậu vào trường Đại học y khoa Sài Gòn năm 1963 để trở thành người thầy thuốc của 2 chế độ. Cái nghiệp đã đeo đuổi tôi từ năm 1963 cho đến nay, tay run, mắt mờ, đủ thứ bệnh tật nhưng vẫn còn phải kiếm sống hằng ngày, khám và điều trị đủ thứ bệnh tật; Lo cái lo của vô vàn người bệnh và lo cái lo của gia đình tôi và của chính bản thân mình.                AAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAAA28 -  07 - 2006





CON CÁI LÀ QUÀ TẶNG 
CỦA THƯỢNG ĐẾ
ÔNG CHỦ CỦA TÔI 
                 Ông Hồ S… người Quảng Trị vào Lộc Ninh trong những năm 40 theo con đường mộ phu cạo mũ cao su của người Pháp; Nghe nói ở quê nhà lúc đó ông đã có vợ và có một người con gái? Nhưng ông vẫn ra đi, bỏ quê hương nghèo đói quanh năm làm đồng áng không đủ ăn! Ông học hết lớp 3 đậu bằng yếu lược, biết nói và viết chút ít tiếng Pháp. Vào làm việc đồn điền cao su Lộc Ninh ông nhanh chóng được chủ Tây cân nhắc, được làm Cai. Ông có thân hình khoẻ mạnh, mập mạp, mắt phải của ông lé đậm. Những người cu li cạo mũ rất sợ ông. Sự khôn ngoan và “điếm đàng” thuộc bật sư! Nhiều người gọi ông là “Con hùm xám Lộc Ninh”. Có người nói muốn xin vào làm cu li cạo mủ tại sở cao su phải qua ông, có khi phải dâng vợ, con cho ông xử dụng?! Ông có một bà vợ đẹp, nhỏ hơn ông hàng chục tuổi. Hai người sống với nhau nhiều năm không có con, làm đủ mọi cách, lao động hết mình cũng không có con. Ông xin nhiều con nuôi, kể cả con ông anh ruột của ông, được một thời gian thì “hỏng”, đứa thì đi lính nhảy dù đánh lộn bị bắn chết, đứa thì dùng thuốc rầy tự tử, đứa thì bỏ đi. Sau năm 1975 ông xin giao nộp gia sản cho nhà nước, vài năm sau ông chết do tai biến mạch máu não. Đến nay vợ ông vẫn còn sống cô độc không con cháu ở thị trấn Lộc Ninh.
MỘT BUỔI SÁNG KHÔNG BÌNH THƯỜNG CỦA TÔI
                   Năm 1957, sau khi đậu bằng tiểu học tôi vào ở dạy kèm cho con ông anh họ của tôi ở thị trấn Đông Hà, được vài tháng thì ông anh ruột của tôi ở Sài Gòn gọi tôi vào ở với ông nhưng thực chất là ông anh tôi sắp đi làm thông dịch viên cho quân đội Sài gòn ở Mỹ, ông muốn tôi vào Sài Gòn để giữ bà vợ trẻ của ông! Tôi ở nhà ông anh được vài tháng thì bị bà chị dâu đuổi khỏi nhà?... Những người bạn của anh tôi không ai dám giúp cho tôi ở dù là ở tạm một thời gian ngắn, bà chị dâu tôi “dữ”quá. Bà ấy đến từng nhà quen của anh tôi hăm doạ, hành hung nếu ai chứa chấp tôi bà sẽ “cào nhà”. Thật lạ, tôi không hiểu vì sao bà hận thù tôi đến thế? Sau này tôi mới biết đối với ai bà cũng thế, ngay cả với con đẻ của bà ta! Những người bạn của anh tôi nghĩ ra một sáng kiến là chỉ có cách gởi tôi lên Lộc Ninh ở với ông Hồ S…, xa Sài Gòn là ổn. Thế là tôi phiêu bạt lên làng 7 Lộc Ninh. Tôi lúc đó 14 tuổi, ngày đầu đến làng 7 Lộc Ninh là một ngày mùa Đông, trời lạnh dễ chịu, làng 7 nằm giữa bạt ngàn cây cao su, dân làng hầu hết là dân tộc Chăm, họ nói tiếng Chăm, sinh hoạt theo phong tục Chăm, chế độ mẫu hệ. Tôi ở với vợ chồng ông Hồ S…, lúc đó ông đã về hưu, không còn cái chức “Cai” nhưng vẫn còn đầy uy quyền vì ông giàu, cái giàu do nhiều năm làm “Cai” được quan thầy chủ Tây nâng đỡ và được cu li cạo mủ cung phụng. Ông càng giàu hơn vì ông rất tinh quái, nắm bắt sớm nghề nghiệp kinh doanh. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà: Ông mở độc quyền cửa tiệm đa dụng: Cho vay, bán đủ thứ tạp hoá, đặc biệt là bia rượu, bán chịu cho công nhân cạo mủ và dân tộc Satiêng các “Sóc” gần đó. Người ta đưa tôi vào ở tạm nhà ông là “đúng khía”. Tuy tôi mới 14 tuổi, gầy còm nhưng nhanh nhẹn, tháo vát và rất siêng năng, tôi siêng năng từ hồi bé tí. Cửa tiệm đa dụng của ông không mướn người giúp việc nên tôi tha hồ “Có công ăn việc làm”, tôi làm tất cả những thứ vặt vảnh như con thoi; ngày ngày gánh hàng chục gánh nước từ vòi nước chung của cả làng, cách tiệm không xa, giặt áo quần cho ông bà chủ, bà chủ khen tôi là (ủi) quần áo giỏi, lau bàn ghế, đổ rượu và nước lả vào lu để bán cho khách. Tôi được lệnh của ông chủ cứ 4 lít rượu pha vào 1 lít nước đổ vào lu… Cứ thế, cứ thế tôi làm không biết mệt. Buổi tối tôi ngủ ở cái phản để nhà ngoài coi tiệm cùng với con chó to đùng, ông bà chủ ngủ phòng trong có cửa đóng then gài.
                   Làng 7 cách thị trấn Lộc Ninh hơn 10km. Từ làng 7 xuống Lộc Ninh phải đi qua làng 5 tức Lộc Tấn nằm ven quốc lộ 13. Từ Lộc Tấn đến thị trấn Lộc Ninh là quốc lộ 13, đoạn đường ngắn nhưng qua nhiều đèo, dốc. Gần làng 7 có một “Soc” người dân tộc “Satiêng” nằm sâu trong rừng rậm, “Sóc” có chừng chục căn nhà sàn, trên thì người ở, dưới thì nuôi heo, gà, trâu, bò. Từ làng 7 vào sóc gần nhất phải đi qua một con dóc dựng đứng dữ dằn, đường dóc lỏm chỏm đất đá, hố bò, rảnh to do nước mưa tạo thành, hai bên đường dóc thỉnh thoảng có những chồng củi gỗ xếp ngay ngắn, có lẻ do người dân tộc “Satiêng” chặt cây rừng bán cho các “Cai thầu” từ thị trấn Lộc Ninh?
                   Cái tiệm “đa dụng” của ông Hồ S… bị “đe dọa” do người từ Lộc Ninh cách “Sóc” hơn chục km đi xe đạp đem các thực phẩm đa dụng vào bán tận “Sóc”, có lẻ những người này đi từ 3-4 giờ sáng! Nguy cơ đe doạ đó nhanh chóng được ông “cáo già” giải quyết: Ông sắm cho tôi một chiếc xe đạp, để sau ba ga xe  là một cái giỏ cần xế to tổ bố, trên chất đầy các loại thực phẩm gia dụng để cạnh tranh với phường chợ Lộc Ninh. Thế là từ 3-4 giờ sáng tôi đạp xe từ tiệm của ông xuống “Sóc” để bán, dĩ nhiên tôi đến sớm hơn (từ tiệm đến “Sóc” chừng 3km) trong khi từ thị trấn Lộc Ninh đến “Sóc” hơn 10km. Tôi đạp xe đi từ lúc trời chưa sáng, những đêm trăng thì tuyệt, ánh trăng sáng trên con đường dốc ngoằn ngoèo trông như dải lụa trãi dài vô tận, thật đẹp, thời tiết thì mát mẻ dễ chịu, chung quanh tôi thì núi rừng còn ngủ êm như đất trời chỉ có mình tôi! Cứ thế xuống đến “Sóc” thì trời vừa hừng sáng, như thường lệ các cô gái trần hai vú căng tròn nhựa sóng, các chàng trai đóng khố, ông già, bà cả, trẻ con kéo đến bên chiếc xe đạp của tôi, người mua ổ bánh mì, người mua chai rượu, kẻ mua trầu cau, người mua gói thuốc rê… Thoáng chốc tôi bán hết. Cuộc sống thật dễ chịu, tôi đem tiền về cho ông bà chủ, tôi không có nhu cầu xài tiền nên không biết bớt xén, hơn nữa bớt xén để làm gì, cất ở đâu?!
                   Một ngày nọ, buổi sáng trời còn ánh trăng, tôi thả xe xuống con dốc vào “Sóc”,  nửa chừng dốc thì xe đứt thắng, đứt cả thắng chân, thắng tay, xe chạy vù vù, tôi đủ để thấy cái nguy hiểm, cái chết đến gần nhưng thời gian không đủ để suy nghĩ phải giải quyết ra sao? Cứ thế tôi giữ ghi đông cho xe lao xuống… “ẦM”. Cả người và xe đạp của tôi đập vào khối cây gỗ xếp bên con dốc, tôi không biết gì nửa, thời gian ngừng lại. Tôi lại hồi tỉnh, tỉnh lại tôi thấy nặng ngực, ngộp thở, tôi ho mấy tiếng, khạc một miếng máu, tôi thấy dễ chịu hơn. Tôi lóp ngóp ngồi dậy dựng xe đạp nghiêng dãy củi gỗ bên lề, bò tìm những ổ bánh mì, những gói trầu cau, thuốc lá, bánh kẹo chất lên giỏ cần xế trên xe đạp. Tôi gom không sót gì cả, chỉ có vài chai rượu đã vỡ, mặt trời cũng vừa ló sáng, tôi tiếp tục dắt xe vào “Soc”, nơi tôi té xe đạp cách “Soc” chừng 1 cây số. Đến sân của “Soc” thì tôi kiệt sức, theo thường lệ thì tôi chỉ trễ 10-15 phút. Mắt tôi mờ dần, mất ý thức nhưng cố đứng giữ chiếc xe đạp có giỏ cần xế sau baga xe. Dân trong “Soc” túa ra mua hàng như thường lệ, đúng lúc đó tôi lại khạc ra một búng máu tươi, họ la chí choé, nói tiếng “Satiêng” tôi không biết gì cả? Tôi mơ hồ thấy mấy người bế tôi lên nhà sàn, mơ hồ biết và thấy họ xoa ngực tôi bằng một thứ nhựa lá cây xanh, cảm giác nhờn nhờn, họ cho tôi ngậm vài cục muối hột  (Muối hột hồi đó có hột to bằng đầu ngón tay út). Một lát sau tôi tỉnh lại ngực tôi xanh, màu xanh lá rừng.
                   Khoảng 7 - 8 giờ sáng tôi dắt xe đạp về tiệm ông chủ, tôi đã bán hết hàng! Tiền thì được dân làng gói lại không thiếu đồng nào vì họ đã quen mua nên biết giá cả, họ trả đủ. Tôi khoẻ nhanh quá! Cái ưu điểm của tuổi trẻ? Tôi kể lại vụ té xe đạp, khạc ra máu và được người dân tộc cứu, ông bà chủ không nói gì! Những ngày kế tôi vẫn còn đạp xe vào “Soc” để bán. Chiến dịch “cạnh tranh thương trường” khoảng một tháng, ông chủ tiệm đã thắng, tôi cũng thành công với hai lá phổi có tì vết cho đến bây giờ, nhưng có hề gì? Sự đau đớn của tôi thấm vào đâu so với “NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC THƯỢNG ĐẾ BAN PHÁT QUÀ TẶNG”

Ngày 5 tháng 08 năm 2006
H






A.P.M LÀ GÌ ?
                   Năm 1963 tôi vào các trường Đại Học. Tôi ghi danh học chính thức 3 trường Đại Học Quốc Gia. Thứ nhất là trường Đại Học Luật (Gần hồ Con Rùa), thứ hai là trường Văn Khoa (Gần chợ Bến Thành), thứ ba là trường Đại học khoa học (Nay là trường đại học khoa học tự nhiên, đường Nguyễn Văn Cừ). Thời ấy ba trường đó là những trường trong nhiều trường được ghi danh tự do nếu đã đậu bằng tú tài toàn phần. Ngoài những giờ đi “dạy kèm” kiếm sống, tôi chạy “sô” cả ba trường nhưng không thấy “mệt” vì tôi còn trẻ. Buổi chiều từ 5 giờ đến 6 giờ tôi tập thể hình, rồi ăn “cơm bụi” qua loa, từ 8 giờ đến 9 giờ tối tôi đi uống cà phê với bạn bè rồi về nhà trọ, học bài cho đến khi nào ngủ gục trên bàn  thì đi ngủ. Sáu giờ sáng hôm sau lại một ngày như mọi ngày. Môt buổi sáng nọ tôi đang lang thang sân trường Đại Học khoa học chờ giờ vào giảng đường (tôi đang học chứng chỉ MPC tức là Toán Lý Hoá) thì thấy vài chục sinh viên chen chúc trước cửa một căn nhà gần giảng đường, tôi ghé vào hỏi họ làm gì? Họ nói: “Xin đơn dự thi APM”. Tôi chẳng biết “APM” là “mô tê” gì? Nhưng cũng chen vào xin đơn! Ngày hôm sau tôi góp đơn thi “APM”!
                   Bên ngoài đường phố: Sinh viên, học sinh khắp nơi biểu tình rầm rộ, đòi lật đổ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm. Nếu xong việc thì tôi cũng đi theo dòng người hô hào lật đổ, chống đối “độc tài”. Ai sao mình vậy. Tôi cũng là sinh viên cũng có quyền biểu tình! Rồi ngày thi “APM” cũng đến. Tôi đi thi. Một thời gian sau có kết quả niêm yết danh sách: Tôi đậu vào học “APM”, tôi đậu thứ 95 trong gần 200 sinh viên trúng tuyển. Hỏi các bạn tôi mới biết “APM” là chứng chỉ học tại trường Đại học khoa học, thi đậu vào đã là chuyện khó, cuối năm thi đậu chứng chỉ lại là chuyện khác! Đậu chứng chỉ “APM” mới được nhận vào học trường Đại học y khoa. “APM” viết tắt là: Année Préparatoire de Médecine, nghĩa là năm dự bị y khoa…! Ồ, tôi làm sao lại học cái ngành này, cái ngành học mà tôi không có một chút khái niệm gì cả, ngay cả cái chữ y khoa tôi cũng thấy lạ! Tôi không hề tự hỏi cuối con đường học, tôi sẽ có cái nghề gì? Thế nhưng tôi cũng bỏ hết các trường đại học khác mà tôi đã ghi danh, đóng học phí để theo học cái chứng chỉ “APM”, dù sao được học cái chứng chỉ này cũng không phải dễ, hàng ngàn sinh viên thi vào chỉ đậu không quá 200. Tôi cố thử học xem sao? Các môn học chứng chỉ “APM” đối với tôi thật “quái ác”. Toàn bộ bằng tiếng Pháp, thầy Pháp dạy bằng tiếng Pháp đã đành, thầy Việt cũng dạy bằng tiếng Pháp! Tôi lại đậu bằng tú tài toàn phần ban toán nên những vấn đề về khoa học tự nhiên dùng cho y học tôi “dốt đặc”, ngay cả cái tên môn học tôi cũng quá lạ. Nào là Biologie Animale, Chimiologie, Physiologie…Tôi lại dốt tiếng Pháp mà sách, bài giảng toàn tiếng Pháp thì làm sao đây? Thôi đành “ăn dầm nằm dề” tại thư viện vậy! Suốt ngày tôi ở thư viện, trừ giờ lên lớp và đi “kiếm ăn kế hoạch nhỏ”, tôi ôm khư khư cuốn tự điển Pháp Việt bỏ túi nhỏ xíu, theo mình bất cứ ở đâu. Buồn cười nhất là trong lúc học môn Biologie có nhiều danh từ động vật, tôi đọc đến đâu thì tra từ điển đến đó, cố mà hiểu bằng cái đầu! Đặc biệt chữ “Cellule” là “tế bào” trong sách câu nào cũng nói đến. Tôi tra từ điền thì lại nói “Cellule” là “xà lim” là “cái phòng nhỏ”? Tôi không hiểu tại sao Biologie lại có “xà lim”, “phòng nhỏ”? cái tự điển ngu xuẩn, chết tiệt…Nhưng nó không sai vì nó đâu phải tự điển y học? Tôi lại cố lục lạo các tự điển khác thì có chữ “Cellule” là “tế bào”, nhưng “tế bào” thì tôi cũng mơ mơ màng màng. Tôi học môn toán nên vấn đề sinh học kém quá! Thế nhưng nhờ khỗ luyện, dần dần tôi cũng biết được chút ít..Cuối năm thi, tôi lại có tên đậu chứng chỉ “APM”. Thật hú hồn! Một năm bỏ cả mộng ước làm “luật sư”. Làm “cử nhân văn chương”. Làm “nhà toán học”! Cuối cùng cũng đàng hoàng bước vào trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Hồi đó tôi học mấy năm đầu tại trừong cũ ở đường Trần Quí Cáp (nay là đường Võ Văn Tần), mấy năm sau đó về trường mới khang trang hơn (Trường đại học y khoa bây giờ). Sau năm 1975 trường y khoa cũ ở đường Võ Văn Tần được làm nhà trưng bày tội ác Mỹ Ngụy.
                       Nhớ ngày tựu trường giáo sư thạc sĩ Phạm Biểu Tâm Hiệu trưởng trường Đại học Y khoa Sài Gòn nói với sinh viên “lính mới tò te” như chúng tôi về gian nan học nghề, về y đức và nhiều điều nữa. Sao mà lúc đó lòng tôi nao nao sung sướng quá? Mặc dù tôi không biết sau này bản thân tôi sẽ thành cái gì? Và có làm được việc gì hay không?Thế nhưng hơn 35 năm nay tôi cũng đã làm được một người thầy thuốc bình thường và tự xét mình vẫn giữ được “Y ĐỨC”
09-09-2006.




GIAN NAN NGHỀ NGHIỆP
          Tôi vào trường Đại học y khoa Sài Gòn từ năm 1963, giai đoạn chót của chế độ Ngô Đình Diệm. Bao thăng trầm của của nhiều biến động xã hội miền Nam những năm 60 từ Ngô Đình Diệm đến Dương Văn Minh, Phan Khắc Sửu, Nguyễn Khánh rồi đến Nguyễn Văn Thiệu… Chỉ hơn mười năm thế mà cả miền nam sôi sục sóng gió, biết bao gia đình tan nát khổ đau, vô số kiếp người bị đày đọa, xương chất thành núi, nghĩa trang không còn chỗ cho bóng ma chen chúc. Chín năm ở trường Đại học y khoa tôi cũng không thoát khỏi cảnh vô cùng chao đảo đó. Cuối cùng năm 1972 tôi ccũng tốt nghiệp Bác sĩ y khoa. Học xong phải đi lính, Miền Nam lúc đó “lính” là một quốc gia, “lính” là biểu tượng của toàn xã hội!
               Ngày chọn nhiệm sở, tôi ở trong một bảng riêng, bảng “gia cảnh”, vì tôi là người cuối cùng của dòng họ còn lại, tất cả các anh chị tôi đều tham gia chiến đấu bên này hay bên kia. Bảng chọn nhiệm sở của tôi gồm 50 bác sĩ cùng khoá, việc chọn nhiệm sở rất khoa học: Trên bảng có 50 ô trống của các vùng lãnh thổ rải rác toàn Miền Nam, chọn chỗ theo thứ tự điểm lúc ra trường, người thứ nhất lên chọn một trong năm mươi ô trống (mỗi ô trống có tên một nhiệm sở), người thứ hai là tôi còn 49 ô trống,     có quyền chọn một trong 49 ô trống. Trong 49 ô trống đó có 5 ô ghi chỗ làm việc tại Tổng y viện Duy Tân, Đà Nẵng, tôi đã chọn một trong 5 chỗ đó, cứ thế bảng càng lúc càng ít ô (ghi chỗ làm), người cuối cùng bắt buộc phải chọn ô cuối cùng! Càng gần hết bảng, chỗ làm càng gian nan, đó là những chổ ở chiến trường, những chỗ trên cao nguyên núi rừng heo hút.
              Cùng ra Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng với tôi còn có 4 Bác sĩ là các anh Phùng Gia Thanh (tự Thanh mặt…) vì mặt anh giống như thế, anh Trịnh Bá Tường (tự là Tướng Bà), anh Trần Đại An (tự là Ôn…), anh Nguyễn Văn Thuận (Tự là Thuận cha cố) anh người công giáo, có anh ruột làm linh mục và tính tình của anh cũng điềm đạm ôn tồn như cha cố!(Sau này trong 5 anh em chúng tôi chỉ có một mình tôi làm việc tại quê hương, 4 anh khác đều di tản, vượt biên định cư tại Mỹ).Ngày đi nhận nhiệm sở, chúng tôi cùng đi một chuyến bay từ Sài Gòn ra Đà Nẵng, vào những ngày đầu năm 1973.Trình diện ông Bác sĩ, Trung tá, chỉ huy trưởng Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng, ông phân công chúng tôi người thì về khoa nội, kẻ thì về khoa ngoại, anh Phùng Gia Thanh thì về khoa X-Quang. Tôi vốn dĩ bị run tay từ bé nên hoán đổi với anh Trần Đại An để được làm việc tại khoa nội. Ông Lê Xuân Thảo chỉ huy trưởng Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng (hiện định cư ở Mỹ) là một người bề thế, hai mắt sắc như dao, che giấu cái gian hoạt và tính toán bằng cách nói chuyện với chúng tôi ông thường cúi mặt xuống một chút, không nhìn thẳng vào mắt chúng tôi, có lẻ thói quen để ông che giấu “tuyệt kỷ” của mình, ông cho phép chúng tôi nội trong ba ngày phải lo xong mọi việc cá nhân, ổn định nơi ăn chốn ở để vào làm việc. Chúng tôi toá ra thành phố Đà Nẵng để tìm nhà trọ. Thành phố Đà Nẵng lúc đó thật bát nháo, dân tình nhốn nháo, quan lính vội vã. Những kẻ bỏ ngũ, đào ngũ… Tháo chạy sau chiến dịch hạ Lào, họ tập trung về Đà Nẵng. Lúc đó Huế vẫn còn chính quyền, quân đội cũ, nhưng Đông Hà, Quảng Trị đã tháo chạy tán loạn, trốn bom đạn, họ tập trung đông đúc vào thành phố Đà Nẵng, dân cả một làng của tôi, gần thị trấn Đông Hà vào ở trong những căn nhà ghép tạm bợ trên vùng cát mênh mông dưới chân đèo Hải Vân! Thành phố đà Nẵng lúc đó hoang mang, vô hồn, chúng tôi thì vẫn vô tư, chỉ lo công việc trước mắt, làm việc hằng ngày và nghỉ đến tương lai? Không biết bao giờ trở lại Sài Gòn thân yêu, nơi in dấu ấn cả một quảng đời của chúng tôi .
                   Năm 1973 chiến tranh sắp kết thúc, Đà Nẵng sắp đổi chủ, cả Miền Nam sắp đón nhận một sự kiện vĩ đại, sẽ chấm dứt hết những cái cũ… Những sự kiện long trời lỡ đất sắp cuốn phăng tất cả, nhưng không ai nghĩ tới cái ngày “phán quyết” đó sắp tới gần, quá gần, chỉ hơn hai năm sau, ngày 30-4-1975! Kẻ bon chen vẫn bon chen, kẻ chạy chọt chức tước vẫn chạy chọt, guồng máy quân sự chế độ Thiệu vẫn rêu rao ca ngợi chiến thắng!
                   Chúng tôi, những con người bé nhỏ vẫn cần cù, chăm chỉ làm việc như những “con ong thợ”, anh Thuận thì tổ chức phòng mạch ngoài giờ tại khu Thanh Bồ Đà Nẵng! có người xây dựng cả dưỡng đường , bệnh viện tư tại bờ biển Mỹ Khê!
                   Tôi được phân công khám bệnh tại khu ngoại chẩn (Khu khám bệnh đa khoa bây giờ), hàng ngày tiếp nhận khá nhiều loại “người bệnh không bình thường”, khi thì một ông sĩ quan cấp uý xin khám bệnh nghỉ phép, khi thì một ông sĩ quan cấp tá xin khám bệnh nằm viện… Mặc dù họ chẳng có bệnh tật gì đáng kể. Chúng tôi bắt đầu hiểu họ sợ chiến tranh, sợ ra chiến trường và hình như họ linh cảm chiến tranh sắp kết thúc, họ không muốn chết vào cái ngày sắp được sống! Tại khu ngoại chẩn lúc đó chúng tôi còn tiếp nhận số tù binh được trao trả tại vĩ tuyến 17, phân loại điều trị, ngoài ra còn tiếp nhận số thương binh hải quân do chiến sự ở Trường Sa. Trong năm 1973 tại Đà Nẵng thật bề bộn, có quá nhiều sự kiện dù chỉ trong một đơn vị quân y nhỏ.

                   Một buổi tối tôi thường trực tại khu ngoại chẩn Tổng y viện, khoảng 9 giờ tối tôi tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt “Đại tá Châu”, tôi khám bệnh như thường lệ, ông chẳng có bệnh gì đặc biệt, ông to, khoẻ, đúng là một “quan lớn”, tôi ghi toa cấp thuốc cho ông thì có điện thoại của chỉ huy trưởng gọi tôi: Ông hỏi về tình trạng sức khoẻ của ông đại tá, tôi nói ông đại tá chỉ “phải gió thông thường”, tôi không thấy có gì đặc biệt , ông chỉ huy trưởng bảo tôi phải làm hồ sơ cho ông đại tá nhập viện, tôi nói: “Thưa anh, ông đại tá chẳng có lý do gì để nhập viện!” ông Thảo lạnh ngắt, dập máy, tôi nghĩ đơn giản là tôi làm đúng nghề nghiệp (không phải là ngựa non háu đá). Sáng hôm sau tôi nghe ông đại tá Châu đã nằm điều trị trong tổng y viện, tôi hơi bất ngờ; Sau đó 9 giờ sáng ông Lê Xuân Thảo, chỉ huy trưởng Tổng y viện gọi tôi lên phòng làm việc của ông, tôi không biết chuyện gì? Tôi bình thường bước vào phòng, chào ông theo kiểu nhà binh, khác với thường lệ ông không mời tôi ngồi ghế đối diện , tôi cứ ngồi , tại sao tôi phải đứng như kẻ nô lệ ? Ông Thảo bắt đầu nói với tôi nhưng  mắt hơi nhìn xuống , không nhìn thẳng mắt tôi, ông lịch sự nói với tôi bằng học vị: “Hôm qua tôi đã điện thoại với “Bác sĩ” bảo cho ông đại tá Châu vào nằm viện nhưng “Bác sĩ” vẫn cấp thuốc cho về, “Bác sĩ” biết đại tá Châu là ai không?” Ông nghĩ một lát rồi xổ toẹt một hồi nữa, giọng vẫn bình bình “Ông đại tá Châu là chỉ huy trưởng Quân Vận vùng 1 chiến thuật”.          Ông xỉ vả tôi: “Bác sĩ biết một mà không biết mười, Tổng y viện này hoạt động được là do ông Châu… Bác sĩ phải có suy nghĩ chứ?” Ngừng một khoảng thời gian rồi ông hỏi tôi có nói gì không? Tôi nói: “Dạ thưa anh, em xin lỗi, em xin học tập nghe lời anh bảo”. Tôi xin phép ông đi ra khỏi phòng, chán nản vô cùng, chẳng biết tôi phải học tập gì ở cái ông Lê Xuân Thảo đầy mưu ma chước quỉ đó, tôi biết ông đại tá Châu chỉ huy trưởng Quân Vận vùng 1 chiến thuật để làm gì? Nhưng tôi phải cố chịu, cố chịu… Tôi nghĩ như thế là tốt hơn ! Việc của ông ta, ông ta cứ làm, việc của tôi, tôi cứ chịu đựng cho đến bao giờ không được nữa hãy hay .
                   Một năm sau nhờ một dịp may tôi hoán đổi công tác với Bác sĩ Trần Văn Di đang làm việc tại quân y viện Nguyễn Huệ  Nha Trang muốn ra làm việc tại Tổng y viện Duy Tân Đà Nẵng. Tôi vào Nha Trang thế chỗ của Di. Làm việc từ đầu năm 1974, lại chỉ một năm sau, tháng   2-3-4 năm 1975 Đà Nẵng di tản, Buôn Ma Thuộc thất thủ, Nha Trang chạy thụt mạng. Tôi chứng kiến những ngày ấy và cũng di tản từ Nha Trang vào Phú Quốc. Thế là hết những con người tính toán, bon chen, hành hạ lẫn nhau. Tất cả những người trong guồng máy chính quyền Nguyễn Văn Thiệu trốn chạy không được, đều vào trại học tập cải tạo. Tôi không biết có ông Bác sĩ trung tá Lê Xuân Thảo hay không? Tôi thì chỉ hoàn thành nghĩa vụ cải tạo 4 tháng. Mấy năm trước có người bạn Việt kiều học với tôi thời tiểu học, về quê ghé thăm và cho tôi biết anh ta và ông Thảo ở cùng  Bang, gần nhau, hiện nay ông ấy lớn tuổi vẫn còn sống ở Mỹ.
                   Xin chúc mừng vị đồng nghiệp đàn anh đáng “nể”
9-8-2006

NGÀY CUỐI CÙNG TÔI LÀM VIỆC 
TẠI TRUNG TÂM
          Đầu năm 1975 tôi đang làm Bác Sĩ điều trị tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang thì có lệnh chuyển tôi lên Trung Tâm 2 tuyển mộ nhập ngũ tại Diên Khánh Thành. Trung Tâm 2 tuyển mộ nhập ngũ là một Trung Tâm lớn thuộc bộ Tổng tham mưu chế độ Sài Gòn nên quân số cơ bản khá đầy đủ, đặc biệt là phòng quân y của Trung Tâm, thường xuyên có 3 Bác Sĩ, mặc dù công việc quân y chẳng có gì nhiều. Trưởng phòng quân y là Bác sĩ Vĩnh Thuế, thuộc hoàng tộc triều Nguyễn, người thấp, mập, điềm đạm, ít nói, đúng phong thái của một người quý tộc. Người thứ 2 là Bác sĩ Trạch, cùng khoá với tôi ở trường Đại Học Y Khoa Sài Gòn,      là người vui tính, luôn tươi cười, anh về Trung Tâm trước tôi nên anh phụ trách X Quang phổi của tân binh, là công việc quan trọng của phòng quân y và cả Trung Tâm. Tôi thì được giao việc phụ trách Bệnh xá Trung Tâm, một công việc thật nhàn hạ! Nói là Bệnh xá nhưng chỉ lèo tèo vài tân binh nằm bệnh. Có bệnh nặng thì được chuyển về Quân Y Viện Nguyễn Huệ, chỉ cách Trung Tâm 10Km. Phụ tá cho tôi là một viên Sĩ Quan trợ y, anh ta đủ sức để điều hành cái bệnh xá bé tí đó, thế nên chẳng có việc gì cho tôi làm, tôi cũng chẳng đến bệnh xá làm gì, Bệnh xá với vài anh tân binh mới bị bắt lính đau ốm xoàng xỉnh!
                   Tôi ở thành phố Nha Trang, mỗi buổi sáng khoảng 7 – 8 giờ đi xe máy lên Trung Tâm vào văn phòng ký vài cái công văn xin bổ sung thuốc, xin hủy thuốc quá hạn, ký “khống” vài cái giấy nhập viện khẩn cấp cho cả ngày và ký một ít phiếu cho thuốc tân binh của ngày hôm trước cho hợp lệ, tất cả các dạng giấy tờ đó do viên sỹ quan trợ y điền sẵn. Thế cũng tốt, anh ta quen việc, hơn nữa có lẻ cũng là “nồi gạo” của anh ấy. Nề nếp đã như thế tôi xáo trộn gây khó khăn làm gì cho khổ tôi, khổ mọi người? Thế là việc làm của tôi thật dễ chịu, quá ít việc, có lẻ 15-20 phút tôi giải quyết (ký) xong công việc trong ngày, lại đi xe gắn máy về Nha Trang,     20 phút sau là có mặt tại bãi biển, đọc sách báo, ăn trưa, ngủ trên bãi biển trong căn chòi của người chủ quán.
            Trung Tâm chẳng ai buồn “chăm sóc” công việc của tôi, cũng có cái lý của nó: Chỉ huy phó là thiếu tá Trạm, trưởng phòng nhân huấn là thiếu tá Quang vốn là đệ tử của anh hai tôi (Trung tá chỉ huy trưởng Nguyễn Tấn Khôi), người tiền nhiệm vừa mới nghỉ hưu thì tôi được chuyển về Trung Tâm. Những người cũ vị nể tôi một phần vì anh tôi đã cân nhắc đề bạt họ thăng tiến kể cả phòng quân y cũng thế, mặt khác tôi cũng muốn sống “êm êm” không thích dính mũi vào việc người khác, ngay cả cái Bệnh xá tôi phụ trách, tôi cũng theo hội chứng “Mackéno” (mặc kệ nó), miễn sao đừng đụng đến tôi là được. Nỗi buồn vì bao năm học hành bây giờ bỏ cả, hay nói đúng hơn là chỉ dùng một chút xíu nghề nghiệp; Nhưng guồng máy quân đội là thế! Chính quyền là thế, mình chỉ là hạt cát trong bãi cát mênh mông vô tận…
                   Công việc của tôi cứ như thế cho đến ngày 27/03/1975 có một người bạn là Dược sĩ Đức di tản từ Đà Nẵng vào tạm ở với tôi. Anh kể với tôi cái gian nan khi di tản từ Đà Nẵng vào Nha Trang. Buổi chiều đó tôi và anh chứng kiến cảnh đoàn người quan, lính, đàn bà, trẻ con, nồi niêu soong chảo trên những chiếc xe jeep quân đội trải dài trên quốc lộ 1 vào thành phố, họ di tản vô trật tự, dữ dằn từ Buôn Ma Thuột vào Nha Trang. Đoàn quân hốt hoảng như thế tôi đã được xem đâu đó trong những phim tài liệu về sự rã ngũ của quân đội phát xít Đức thất trận thế chiến thứ hai? Tối 27/03/1975 dược sĩ Đức đang nói chuyện về chiến tranh, về cuộc tháo chạy hỗn độn ở Đà Nẵng thì loa phóng thanh ở Bộ Tư Lệnh quân đoàn 2 tuyên bố hùng hồn là quân đoàn 2 tử thủ, Nha Trang tử thủ, quân đội bắn bỏ những ai cướp giựt ngoài đường phố. Thành phố giới nghiêm từ 9 giờ tối…Dược sĩ Đức nói với tôi: “Tụi nó nói tử thủ là chạy trốn, ở Đà Nẵng cũng như thế”. Dược sĩ Đức có kinh nghiệm trong việc tháo chạy nên nói thêm: “Tụi nó nói tử thủ để rảnh đường cho nó chạy, đừng tin” Anh rủ tôi ngày mai 28/03 cùng anh chạy sớm vào Sài Gòn. Tôi bán tin bán nghi và chưa có ý định chạy trốn!.
                   Sáng 28/03 Dược sĩ Đức dậy thật sớm, anh biết tôi không “chạy” nên chào tôi và đi vào Sài Gòn (Hiện nay tôi không biết anh ở đâu và làm gì?). Tôi ngủ tiếp đến 7 giờ sáng, như thường lệ tôi đến quán phở Hợp Lợi ăn sáng để đi làm. Tại quán phở tôi ngạc nhiên vì có quá nhiều Bác sĩ Quân y viện Nguyễn Huệ còn dùng phở ở đó, có nhóm vài ba người thì đã ăn xong, đang đứng từng đám từ 3 đến 5 người bàn bạc gì đó? Có đám còn ăn trong tiệm. Tôi vào ăn phở và suy nghĩ: Có cái gì đó không bình thường? Vì từ 7 giờ tất cả Bác sĩ đều phải có mặt ở Quân y viện để giao ban cùng Chỉ huy trưởng và làm việc; Tôi không hỏi làm gì? Có hỏi cũng chẳng có thì giờ vì họ có vẻ vội vã tính toán! Ăn phở xong tôi đi xe gắn máy lên Trung Tâm, đến nơi khoảng 8 giờ. Đoạn đường 10 km từ thành phố đến Trung Tâm người đi kẻ lại vội vàng, đông hơn thường lệ nhưng không có vẻ gì là người chạy loạn. Tôi đến Trung Tâm khoảng 8 giờ 20 phút sáng, như thường lệ: Tôi ký các loại giấy tờ xong, định về thành phố thì nhân viên phòng quân y báo cho tôi biết bác sĩ Vĩnh Thuế trưởng phòng và bác sĩ Trạm X-quang đã bỏ chạy. Ô! Thế là họ lanh quá! Tôi chẳng biết gì cả! Tôi nán lại xem sao thì có loa phóng thanh mời tôi đến hội trường Chỉ Huy Trưởng để bàn công tác? Đó không phải nhiệm vụ của tôi, nhưng tôi vẫn cứ đến. Hội trường đủ cả Chỉ Huy Trưởng, Chỉ Huy Phó và các Trưởng Phòng, chỉ thiếu Trưởng Phòng quân y. Tôi là người ngoài kế hoạch. Sau khi các Trưởng Phòng báo cáo tình hình trung tâm trong 24 giờ qua, đến lượt tôi: Không phải nhiệm vụ của tôi và tôi có biết gì đâu? Bác sĩ Vĩnh Thuế Trưởng Phòng đã “chạy trốn”! Thay việc báo cáo tình hình tôi nói về thực trạng hiên tại: “Hai bác sĩ phòng quân y đã chạy trốn, Tuy Hoà, Phú Yên đã thất thủ” tôi nói tiếp: “Có lẻ Bộ Tư Lệnh vùng 2 chiến thuật tại Nha Trang cũng đang “chạy trốn”. Tôi nói với chỉ huy trưởng: “Trung tá đã bị bỏ rơi rồi, “Họ” sắp vào đến nơi”. Chỉ huy trưởng nói: “Ông không được thông báo gì cả!” Ông nhắc máy điện thoại hỏi phòng tuyển mộ Tuy Hoà và Phú Yên, đều được trả lời là không có lệnh gì cả (Ông nói với chúng tôi như thế!) Ông quên hẳn nếu các phòng tuyển mộ ở đó có lệnh thì do Trung Tâm của ông chuyển đến, vì Trung Tâm 2 tuyễn mộ nhập ngũ là một đơn vị hàng dọc, điều hành tuyễn mộ nhập ngũ gồm 12 tỉnh thuộc vùng 2 chiến thuật. Lúc đó ông quá bối rối nên quên mất quyền hạn nhiệm vụ của ông. Thế rồi khỏang 10 giờ sáng hôm đó 28/03 cuộc họp kết thúc với lệnh của Chỉ Huy Trưởng là mọi người “tuỳ nghi di tản”. Tôi đi ra khỏi phòng họp.Thiếu tá Trạm và thếu tá Quang theo tôi và nói: “Bác sĩ về nhà Quang, tụi mình di tản vào Sài Gòn bằng đường biển, hai anh đã bố trí tàu bên Đảo Tre. Tôi đồng ý rồi đi xe gắn máy về thành phố khoảng 11giờ. Cảnh tượng thành phố thật hải hùng, đâu đâu cũng thấy người cầm súng, lựu đạn đeo đầy người, đạn thì khoác từ vai áo quàng qua bụng. Tiếng súng lác đác đâu đó. Toàn bọn đầu trâu mặt ngựa đi hội của, nhưng đó chỉ là màn dạo đầu. Tôi “vù” xe nhanh về nhà trọ đem theo một bộ quân phục, một bộ thường phục và vài cái giấy tờ tuỳ thân. Trên bàn làm việc tại nhà trọ tôi để lại dưới kiếng cái có giá trị nhất là chiếc hình của chị tôi loại 3x4, chụp trước năm 1954, tôi vẫn thơ ngây nghĩ là biết đâu trong đoàn quân giải phóng có chị tôi vào Nha Trang sẽ bắt gặp hình của chị trên bàn viết của tôi? Tôi là người rất quý mến chị tôi nên giữ mãi cái hình nhỏ xíu đó từ năm 1954 lúc chị tôi đi tập kết. Bây giờ nghĩ đến tôi thật ngớ ngẫn!
                   Tôi vội vàng xuống nhà thiếu tá Quang ở đường Xương Huân Nha Trang để bàn kế hoạch ra Đảo Tre di tản vào Sài Gòn. Từ đường Xương Huân ra cầu đá, đi qua Bộ Tư Lệnh quân đoàn 2 thấy ngỗn ngang, tan nát. Ngồi tên chiếc xe jeep mỗi người chúng tôi lăm lăm khẩu tiểu liên, đạn đã lên nòng đề phòng bọn cướp giật! Nhưng may, đến Cầu Đá bình yên. Chúng tôi mướn ghe qua Đảo Tre… Nhưng than ôi? Chẳng có tàu nào cho chúng tôi vượt biển vào Sài Gòn (Mặc dù anh Trạm và anh Quang đã đổi gạo của Trung Tâm để lấy tàu đi biển). Đảo Tre lúc đó tràn ngập quan quân, dân thường, người già, trẻ em, họ hy vọng, họ chờ đợi phép màu. Chúng tôi ở đó suốt đêm 28/03, sau đó chúng tôi di tản từ Nha Trang vào Phú Quốc bằng đường thuỷ, là một quảng đường gian khổ .
                     Câu chuyện ngày cuối cùng tôi làm việc tại Trung Tâm 2 tuyển mộ nhập ngũ đối với tôi cũng là một Trường Đoạn “gian nan nghề nghiệp”.
22-08-2006
Buổi Chiều Trên Đảo
                             Một giờ trưa ngày 28-03-1975 thiếu tá Quang lái chiếc xe Jeep quân đội, ngồi kế bên là vợ anh ta bế đứa con 3 tuổi với con chó cưng của bé; Băng ghế sau tôi và thiếu tá Trạm hai người ngồi xa nhau, sát cửa xe. Không ai nói gì, mỗi người suy nghĩ riêng. Xe đi ra đường Bạch Đằng, dọc bãi biển Nha Trang, dừng lại trước sở tài chính, ở đó có viện trung uý chờ sẵn với khẩu tiểu liên cầm tay. Tôi ngạc nhiên vì có thêm một người lên xe mà tôi không được báo trước. Trạm nói để tôi yên tâm: Viên trung uý tài chính là bạn thân của Quang và Trạm cùng “chạy làng” với chúng tôi. Gió từ biển thổi vào làm nhẹ bớt cái nóng gay gắt của trưa hè, thế nhưng viên trung uý tài chính vẫn khoác cái áo ấm, loại áo của quân đội Mỹ cung cấp cho lính chế độ Nguyễn Văn Thiệu, chỉ dùng vào mùa đông! Tôi thoáng thấy chiếc áo khoác của viên trung uý tài chính căng phồng. Tôi thoáng nghĩ đến tiền, tiền do anh ta thu tóm trong công sở! Anh ta lại lăm lăm khẩu tiểu liên hướng mũi súng ra đường, liếc nhìn tôi. Biết thế tôi xoay mặt ra bãi biển làm như đang nghĩ đến thành phố, nghĩ đến con đường biển thân yêu tôi sắp giã từ. Như vô tình tôi xoay người một chút cho đỡ mỏi, tôi bắt gặp đôi mắt dữ dội nhìn thoáng qua hai người bạn của anh ta là thiếu tá Quang và thiếu tá Trạm.
                   Rồi xe cũng đến được Cầu Đá. Mọi người bỏ xe, thuê ghe ra Đảo Tre để lên tàu di tản vào Sài Gòn. Từ đất liền nhìn qua Đảo tưởng không bao xa nhưng sao ghe đi quá chậm, mãi gần 3 giờ chiều mới đến được Đảo. Lên đến đảo 3 viên sĩ quan nói nhỏ gì đó với nhau. Tôi biết là tôi không nên nghe. Tôi tản bộ trên bãi cát, sát biển vòng theo núi đảo. Tôi nghĩ là họ đang chia chác tiền bạc do viên trung uý tài chính thu gom, có lẻ họ đã thoả thuận trước? Chuyện đó chẳng dính dáng gì đến tôi. Sau đó viên trung uý tài chính không có mặt trong nhóm chúng tôi?
                   Tôi đang tản bộ cách Quang và Trạm chừng 10m thì nghe họ cải nhau! Có vẻ căng thẳng, ý của Trạm cho rằng Quang là Việt Cộng nằm vùng “gài” Trạm qua Đảo; Vì trước đó Trạm - thiếu tá chỉ huy phó Trung Tâm 2 tuyển mộ nhập ngủ - đã cấp tiền gạo để Quang lo thuê xăng dầu, tàu thuỷ để tại đảo Tre để di tản vào Sài Gòn, nhưng ra đến nơi thì chẳng có tàu ghe nào cả! Quang thì thanh minh, lời qua tiếng lại có vẻ căng thẳng. Tôi nhìn lui xem sao thì thấy cả hai viên sĩ quan đều cầm báng súng ngắn! Tôi cũng có một khẩu K54 của Trung Quốc, gọn nhẹ, đeo thắt lưng; Khẩu súng nhỏ này ai đó đã cho tôi mấy ngày trước, tôi giữ nó bên mình mặc dù tôi chưa bắn súng lần nào, tôi nghĩ có nó cũng đỡ sợ! Có lẻ hai viên sĩ quan cấp tá cũng chỉ là những tay “gà mờ” trong vấn đề súng ống (Họ là sĩ quan tham mưu). Thế nhưng tôi vẫn nghĩ đến một cuộc nổ súng có thể xảy ra!
                   Tôi nghĩ rất nhanh là nếu súng nổ thì tôi không phải là đối tượng cho chúng “bắn” nhưng để phòng xa tôi khoan thai đi dọc bãi biển, xoay lưng về họ nhưng hai mắt chếch lên sườn núi; Nếu có súng nổ tôi sẽ chạy theo đường chữ chi lên núi! Phòng chừng, ngộ nhỡ?... Chứ họ “bắn” tôi để làm gì? Lúc đó trên đảo lại có thêm một gia đình quen của chúng tôi, gia đình thiếu tá Đèo, trưởng phòng tuyển mộ nhập ngũ tỉnh Khánh Hoà, vốn là đàn em của anh tôi, vợ Đèo có bầu gần ngày sinh, cả gia đình cùng tính chuyện di tản, chị ta biết có tôi nên lẻo đẻo theo sau tôi, chị tin tưởng có tôi nếu chị sanh rớt trên đảo thì cũng đỡ lo! Buồn cười nhất là tôi bước ra bãi biển chị cũng đi theo, tôi lên bãi cát chị cũng lần theo.
                     Lý do nào đó trong phút chốc Quang và Trạm bớt căng thẳng?         Tôi  làm như tình cờ nhìn họ, thấy họ bỏ tay khỏi báng súng nhưng mắt Trạm vẫn còn ánh lửa thù hận. Bác sĩ! Bác sĩ! Cả hai người đều gọi tôi, thế là tôi biết tình hình đã ổn. Tôi đến gặp họ, tôi chỉ nói: “Việc đã như thế này thì chúng ta phải đoàn kết lại để tìm cách vào Sài Gòn, trên Đảo có nhiều phần tử du thủ, du thực,giết người như chơi, hãy đoàn kết dò chừng chúng và cứu lấy nhau!” họ nghe có lý. Không ngờ chuyện dễ “êm” như thế?
                   Đêm đó chúng tôi nằm ở Đảo, nhìn qua thành phố Nha Trang, đây đó rực sáng, kể cả Chợ Đầm bốc cháy. Từ phi trường vút lên những con chim sắt (Phi cơ) trốn chạy về hướng Nam. Bốn giờ sáng chúng tôi thuê một chiếc cano 60.000đ (tương đương với sáu triệu đồng bây giờ) lang thang trên biển tìm tàu di tản, may mắn thay gặp tàu đón người di tản đậu xa bờ. Chúng tôi được cho lên tàu, chiếc tàu Hải Vận Hạm 09 chở hàng ngàn dân di tản đưa chúng tôi vào Đảo An Thới Phú Quốc ngày 10-04-1975 sau 11 ngày lênh đênh trên biển. Sau 30-04-1975 Trạm đi học tập cải tạo ở Miền Bắc; Quang thì được ra trại trước năm 1978, anh có dự đám cưới của tôi tại Nha Trang; Tôi được biết hiện nay cả hai người đều  định cư ô73 Mỹ, số phận của thiếu tá Đèo cùng vợ gần ngày lâm bồn ở trên Đảo Tre và viên trung uý tài chính với chiếc áo ấm chứa đầy tiền không hiểu ra sao?
02-09-2006
ĐỖ THỊ CẦN THƠ
          Cuối cùng nhóm chúng tôi cũng lên được boong tàu Hải Vận Hạm 09, lên được boong tàu bằng dây thừng thòng xuống biển không phải dể, nhất là anh Quang phải giúp vợ, giúp đứa con trai 3 tuổi và con chó nhỏ, lên đến nơi ai cũng mệt lả. Tôi thì khá hơn vì còn trẻ. Nhóm chúng tôi “chụm” lại một góc tàu, nhìn toàn cảnh trên boong tàu: Vô số người di tản, người già trẻ con ngồi la liệt. Không hiểu tàu vớt người từ các cảng nào ở rải rác miền Trung để neo trạm cuối tại biển Nha Trang? Vớt tiếp những người còn rơi rớt trên biển, trong đó có nhóm chúng tôi? Chúng tôi lên được boong tàu, sau 1 giờ thì tàu nhổ neo vào miền Nam. Trên tàu có lẻ đã chứa hàng ngàn người. Nhóm chúng tôi chẳng ai nghĩ đến ăn uống, thôi thì phó mặc cho tàu. Ra đi không ai đem theo gì để ăn uống cả! Tàu đi xa bờ, trong 3 ngày đầu, chúng tôi không thấy đất liền, không thấy núi. Toàn biển, biển, biển êm đềm “Tháng 3 bà già đi biển”. Vấn đề vệ sinh trên tàu thật gay go, đàn ông chúng tôi thì dễ, nếu muốn “tè” thì cứ xả ra biển, bên mạn tàu, còn vợ Quang? Chị cứ ngồi như thế chịu đựng, đứa bé thì sợ quên cả quấy rối, nó ôm con chó đen không rời, con chó cũng sợ đến nỗi cứ rúc đầu vào đứa bé! Tôi không biết vợ Quang “tè” bằng cách nào? Tôi cũng quên mất, lúc đó chúng tôi ăn uống bằng gì? Có lẻ tàu có phát “gạo sấy” và ít nước ngọt cầm hơi?
                   Sáng ngày thứ 3 có tiếng loa phóng thanh từ đài chỉ huy: “Yêu cầu các Bác sĩ Quân, dân y tị nạn trên tàu đến đài chỉ huy gặp hạm trưởng để bàn kế hoạch giúp đỡ dân tị nạn trên tàu, có nhiều người bị bệnh”. Loa kêu gọi nhiều lần, tôi cứ phớt lờ, tôi cũng yếu rồi, ngồi một góc trên boong tàu dưới cái nắng như thiêu đốt đã 2 ngày làm sao không yếu? Một lát sau loa phóng thanh lại dục dã gọi các Bác sĩ Quân, dân y đến gặp hạm trưởng gấp! Tôi không phớt lờ được nữa, tôi nói với Quang và Trạm “Tôi phải đến xem sao?” Tôi đi loạng choạng, dò từng bàn chân để khỏi đạp vào vô số người nằm, ngồi trên boong tàu. Trên đường đi người đầu tiên tôi gặp là Y Tá trung sỹ Ninh cùng gia đình, trước đây tôi và anh ta cùng làm việc tại Quân Y Viện Nguyễn Huệ Nha Trang. Tôi rủ anh ta đi cùng tôi, theo lời kêu gọi của đài chỉ huy. Anh nói “Ông thầy khoẻ thì cứ đi lo cho họ, tôi không làm nổi”. Tôi ngao ngán quá, không nói gì thêm, đâu đó tôi thấy Bác Sĩ Cương (cùng khóa với tôi), ông ta bắt gặp ánh mắt tôi cũng xoay chổ khác. Tôi chẳng nghĩ ngợi gì nữa, cứ len từng bước đến đài chỉ huy: Tôi nói với viên sỹ quan hải quân thường trực về lý do có mặt của tôi. Ông ta dẫn tôi xuống phòng hạm trưởng: Căn phòng khá bề thế, hai hàng ghế đệm quanh chiếc bàn dài bóng loáng, phòng họp chứa hàng chục chỗ ngồi. Ông hạm trưởng đang có mặt trong phòng. Ông mang “lon” đại tá hải quân, Ông còn trẻ nhưng dáng bệ vệ, vẻ mặt phúc hậu? Viên sỹ quan trực giới thiệu tôi với ông, ông chỉ ghế tôi ngồi gần đó, lịch sự xin lỗi tôi đợi một chút. Ông đang nói chuyện với 3 quân nhân khác cũng có mặt trong phòng họp; Hai trong 3 ông ấy mang “lon” đại tá bộ binh. Ông nói với họ: “Tàu của chúng tôi đi trên biển đã hơn một tháng, chưa được vào đất liền, lương thực sắp cạn mà phải chu cấp hàng ngàn người tị nạn nên không thể giúp gì hơn cho các ông!” Ba ông sĩ quan xin xỏ gì đó tôi không nhớ và không quan tâm vì việc tôi lên gặp ông hạm trưởng là “chẳng đặng đừng” do “loa” gọi rát quá, tôi không thể không đến! Tôi thấy ông hạm trưởng gọi sỹ quan trợ lý đem đến vài bao “Gạo sấy” đưa cho 3 vị sỹ quan cấp tá rồi tiễn họ. Công việc chỉ thoáng chốc; Ông xoay qua tôi, ánh mắt đã dịu. Tôi tự giới thiệu về mình một chút. Có lẻ ông thấy dáng đi xiêu vẹo lúc tôi bước vào phòng nên ông nói với tôi: “Bác Sĩ phải tự cứu mình trước khi cứu người”. Thế rồi ông nhờ tôi điều trị cho một bệnh nhân đặc biệt!. Chẳng có người tị nạn nào trên tàu bị bệnh như “loa” kêu gọi cả! Ông gọi sỹ quan thường trực dẫn tôi xuống phòng quân y ăn uống, lấy lại sức rồi dẫn tôi đến khám bệnh và điều trị cho “người bệnh đặc biệt”. Họ đưa tôi vào một căn phòng sạch sẽ khoảng 3m*3m, trong phòng có một giường chiếc trải ra trắng, có một người đàn bà khoảng 30 – 40 tuổi, vẻ mặt xanh xao, nhăn nhó, có vẻ đau đớn, khó chịu? Bà ta đang được tiếp dịch truyền, loại dịch DW 5% của quân đội Mỹ ! Tôi được viên sỹ quan đi theo giới thiệu bệnh nhân là vợ Đại Úy Hiệp cơ khí trưởng của tàu (sau này tôi mới biết trên tàu cơ khí trưởng là nhân vật quan trọng, chỉ sau hạm trưởng, mặc dầu cấp bậc sau các hạm phó?). Tôi khám bệnh cho bà ấy: Tôi sợ nhất là bệnh nhân đau bụng, dù đơn giản là viêm ruột thừa thì cũng không biết phải làm thế nào? Phòng y tế của tàu chỉ xử lý những trường hợp đơn giản! Nhưng thật may là tôi khám kỹ bụng của bà ta không có dấu hiệu gì phải can thiệp ngoại khoa! Huyết áp bệnh nhân hơi thấp, buồn nôn nhiều lần, không ăn được nên cơ thể suy nhược. Bệnh nhân có vẻ say sóng và dị ứng thứ gì đó? Tôi có đem theo mấy ống Hydrocortison, ít viên thuốc an thần, thuốc kháng histamin và ít thuốc chống co thắt (spasmavérin), tôi sử dụng thận trọng nhưng đủ liều…Vài giờ sau bà ấy đỡ hơn, sắc mặt “hồng” hơn, chuyền hết chai DW 5% là bà ấy gần như khoẻ hẳn?
                   Từ đó ông Đại tá hạm trưởng tín nhiệm và cảm tình với tôi, ông đề nghi tôi ở hẳn phòng quân y. Tôi đến phòng quân y của tàu, phòng có 3 y tá, trong đó có một ông y tá thượng sỹ già. Thời quân đội Sài Gòn thượng sỹ quân y là những người có tay nghề khá, lăn lộn chiến trường lâu năm, có người có nhiều công trạng, được cấp trên tín nhiệm. Ông thượng sỹ nhìn tôi qua ánh mắt thiếu thiện cảm và khinh khỉnh! Thế nhưng lệnh của Hạm trưởng ông phải chấp hành. Tôi được ăn cơm nấu chín, có cá, có nước trà uống! Thế nhưng ông y tá thượng sỹ già khó chịu quá! Ông không ưa tôi ra mặt, không nói, không rằng nếu có nói gì đó thì ông gọi tôi là “Trung úy” điều mà trong ngành quân y chế độ cũ người ta không gọi như thế! Thường thì họ gọi “Ông thầy” hay “Bác Sĩ”, hồi đó cái trật tự thông thường là như thế?! Đặc biệt ông thượng sỹ và 2 đàn em của ông không buồn nói chuyện với tôi! Thế thì thôi vậy! Tôi cũng muốn trở lại cái góc boong tàu chịu nắng gió, đói khát với gia đình Quang và Trạm.
                   Nhưng một chuyện không ngờ lại đến: Ngày thứ hai tôi ở phòng quân y tàu, có một chị từ Pleiku, không hiểu sao lưu lạc di tản trên con tàu này lại đến ngày sanh, họ đưa chị vào phòng quân y khoảng 9 giờ sáng. Ông thượng sỹ già thì biết gì về sản khoa, ông chỉ biết các vết thương chiến tranh sơ sài, các bệnh tật xoàng xỉnh của các anh lính. Có bệnh khó thì đã được đem về bệnh viện hải quân hoặc có tàu y tế? Ông thượng sỹ bối rối trước “Bà bầu” sắp đẻ! Mặt khác ông muốn thử tôi? Sản phụ con so, tôi khám thấy chị khoẻ mạnh, thăm cổ tử cung thấy đã nở 6 phân, cơn go tốt, mạch, huyết áp tốt; Lý tưởng để chuẩn bị sanh; Lúc đó là 9 giờ sáng, tôi nói với ông thượng sỹ chuẩn bị dụng cụ: Tôi yêu cầu đơn giản chỉ cần 2 cái kẹp, 1 cái kéo, 1 sợi chỉ, tôi nói “chỉ may áo quần cũng được!” và nước sạch. Tôi nói thêm là khoảng 12 giờ trưa thì sanh! “Hay không bằng hên”: Sau 3 giờ chờ đợi chị ta “đau bụng dục sanh”, tôi thăm dò âm đạo lần cuối; Cổ tử cung đã xoá hoàn toàn. Đúng 12 giờ trưa ngày 2-4-1975 tôi đỡ cháu bé gái chào đời, mẹ tròn con vuông. Tôi  không thấy mừng vì một mình tôi làm túi bụi: Cột rốn, cắt rốn, chốc ngược đứa bé vỗ vỗ vào mông cho nó khóc “oe oe”, tắm rửa cho nó…nửa giờ sau tôi lấy nhau, may quá, nhau đầy đủ, sản phụ mạnh khoẻ, nét mặt chị ta vui vẻ như ở nhà, tôi bế đứa bé để nằm bên chị. Ông thượng sỹ già nhìn tôi khác hẳn, ông nói “Ông thầy” giỏi quá! Nói 12 giờ sanh là đúng y chang! Tôi nói: “Có gì đâu, sanh đẻ là tự nhiên mà, mình chỉ đỡ giúp đứa bé ra thôi”. Thế nhưng thái độ của ông thì khác hẳn; Buổi chiều hôm đó ông cùng 2 đệ tử dùng cơm với tôi, ông còn gắp đồ ăn cho tôi, nói cười vui vẻ! Tôi thấy hơi ngượng nhưng cố chịu. Tôi “gồng mình” xin phép ông thượng sỹ cho tôi một ít cơm nóng, ít nước trà đem lên boong cho vợ chồng Quang và Trạm. Họ vui mừng lắm; Đã hơn 3 ngày nay họ chỉ ăn ít “Gạo Sấy” uống ít nước để sống cầm hơi! Tôi lại đem vợ Quang xuống “tè” dưới phòng quân y tàu, sướng quá, mấy ngày nay vợ Quang “nín” tài thật! Quang và Trạm còn nói  giỡn: “Một người làm quan cả họ được nhờ”; Nhưng chỉ là do vận may của tôi: “Chó ngáp phải ruồi”.
                   Gần tối tôi lên phòng hạm trưởng báo với ông về công việc tại phòng quân y, đề nghị ngày mai ông cố gắng xuống phòng quân y đặt tên cho cháu bé. Ông đồng ý. Sáng hôm sau ông xuống thăm sản phụ và cháu bé duy nhất ra đời trên tàu của ông. Ông đặt tên cho cháu là Đỗ Thị Cần Thơ, ông nói hải vận hạm 09 có tên khác là tàu Cần Thơ.
                   Sau đó tôi gặp ông nhiều lần, ông nói “Ông sẽ đề nghị với Bộ tư lệnh hải quân (chế độ Nguyễn Thiệu) cấp cho tôi cái hải vụ bội tinh!”, lúc đó tôi chẳng thiết tha gì! Tôi là một người lính “Bất đắc dĩ”, đi lính 3 năm nay chẳng có bằng khen, giấy khen gì đâu?.
               Tàu đi hơn một tuần trên biển, ông cho tôi biết không “cập” tàu đâu được, ở đâu cũng từ chối, Vũng Tàu tràn ngập dân tị nạn; Sài Gòn không có chỗ cho tàu vào, tình hình rất lộn xộn! Ông phải cho tàu ra Phú Quốc. Mười một ngày lênh đênh trên biển tàu cũng đến được cảng An Thới Phú Quốc chiều ngày 10-4-1975. Hạm trưởng mời tôi lên phòng của ông để cho tôi biết đã đến lúc tất cả người di tản trên tàu đều được đưa về trại tập trung, riêng tôi ông hỏi có yêu cầu gì trong phạm vi có thể được ông đều giải quyết. Tôi xin ông gọi điện cho bạn tôi là Bác Sĩ Lê Huy Thụy bệnh xá trưởng Phú Quốc, cho Thụy biết có tôi trên tàu và nói với Thụy đón tôi tại cầu tàu. Tôi xin ông cho tôi đem theo một người bạn là thiếu tá Trạm, anh ta quá yếu đuối, có nhiều bệnh tật, đi với tôi để tôi giúp ông khỏi vào trại tập trung. Hạm trưởng đồng ý, ông bảo tôi về phòng quân y chờ ông sắp xếp xong sẽ có “loa” mời. Vài phút sau trên loa có tiếng: “Mời Bác Sĩ Tờn và ông bạn lên phòng hạm trưởng để sắp xếp vào đất liền”. Thế là tôi và Trạm như trúng số, giả từ tàu, xuống ca nô vào cầu cảng, ở đó đã có Bác sĩ Lê Huy Thụy đón chúng tôi bằng xe Jeep do anh lái. Chúng tôi vào trạm xá khoảng 4 giờ chiều ngày 10-04-1975. Thụy dẫn chúng tôi đi thăm trạm xá, rồi anh có điện phải lên bộ tư lệnh để nhận chỉ thị mới? Chúng tôi chờ Thụy ở trạm xá, đến tối anh về đãi chúng tôi ăn phở ở quán Bò Vàng, anh nói với tôi: Chế độ Nguyễn Văn Thiệu sắp xoá sổ. Tư lệnh đã sắp xếp để đoàn tùy tùng và Thụy lên máy bay di tản sang Mỹ, anh nói anh đã xin Tư lệnh để tôi cùng đi, anh hỏi tôi: Thế nào? Tôi không đồng ý. Tôi xin anh cho tôi một chiếc ca nô ngày mai sang Dương Đông để mua vé máy bay về Sài Gòn. Hồi đó ở Phú Quốc chỉ có đảo Dương Đông là có phi trường dân sự, phi trường rất đơn sơ, chỉ sử dụng cho phi cơ loại nhỏ. Sáng 11 – 04 – 1975 tôi và Trạm dùng ca nô do Thụy sắp xếp qua đảo Dương Đông mua vé máy bay về Sài Gòn. Về Sài Gòn Trạm đi đâu đó ở với người thân, tôi thì “không đồng xu dính túi” tìm về tá túc tại nhà bạn thân là Kỹ sư Huỳnh Thu Nguyên ở đường Võ Di Nguy (nay là đường Nguyễn Kiệm) quận Phú Nhuận. Nguyên cưu mang tôi không thiếu thốn…

                   Sài Gòn những ngày đó tôi ví như cái chảo khổng lồ trên biển lửa mà con người thì cứ chạy lui chạy lại trong cái chảo càng ngày càng nóng. Tôi thì “bình thân như vại”. Cứ chờ, cứ chờ, chờ cái gì?... Cho đến ngày  30 – 04 – 1975… Rồi tôi tiếp tục sống lây lất đến tháng 6 năm 1975: chung một con tàu cùng các bạn vào trại học tập cải tạo.
04 – 09 – 2006











Baùc só Nguyeãn Toái Thieän
                      Tại sao tôi quen người này? Bạn bè thân thiết với người nọ  là một vấn đề khó hiểu? Nói rằng họ hợp với mình cũng không đúng. Nói rằng họ có “duyên tiền định” với mình cũng không có cơ sở! Thôi mọi thứ như thế, đành chịu không hiểu vậy! Tôi và Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện ở trong trường hợp đó. Anh và tôi cùng khoá ở trường Đại học Y Khoa Sài Gòn. Hồi còn là sinh viên anh say mê công tác từ thiện, tích cực trong phong trào đấu tranh của các “lãnh tụ” sinh viên. Anh luôn có mặt trong các hoạt động sinh viên của các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Hồ Hồng Phước… Anh là bạn thân cùng chí hướng của họ. Tôi thì lo sinh kế để có cái ăn, cái mặc,  tiếp tục con đường học tập ở trường Đại học. Tôi cũng tham gia các phong trào sinh viên, nhưng chỉ như những người lính vô danh. Trong thời gian chúng tôi ở trường Đại học, không hiểu sao Thiện lại thân thiết với tôi mặc dù tôi với anh ở hai thái cực, hai cuộc đời khác nhau: Anh sinh ra và trưởng thành trong một gia đình quý tộc Miền Nam. Ông thân sinh của anh tốt nghiệp Đại học bên Tây từ những năm 30-40, lớn tuổi về hưu ở Việt Nam không biết từ bao giờ? Tôi đến chơi nhà anh ở đường Phan Đình Phùng gặp cụ: Dáng dấp của một trí thức nghỉ hưu một “Lão Trượng” đáng kính. Các anh của Thiện đều cùng tên, chỉ khác chữ đệm, họ đều thành đạt ở bên Tây về Việt Nam làm việc, tính cách của họ khiêm nhường mà không xu nịnh, có tài mà không kênh kiệu! Anh cả của Thiện là anh Nguyễn Từ Thiện, kỹ sư xây dựng, tốt nghiệp ở Pháp, về Việt Nam làm việc, đã làm đến chức Tổng giám đốc hàng không Việt Nam, rồi làm Bộ trưởng bộ xây dựng thời Nguyễn Văn Thiệu nhưng anh rất bình thường, giản dị. Sau giải phóng anh làm châm cứu trị bệnh từ thiện! Hiện nay không biết anh còn hay mất? Anh Nguyễn Trạch Thiện bác sĩ có phòng mạch tư tại đường Cao Thắng, sau giải phóng không hiểu vì lý do gì? Anh tự từ giã cuộc sống?
                      Trở lại câu chuyện Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện, người bạn “thân thiết” của tôi: Anh cùng tôi gặp nhau tình cờ trong một trại học tập cải tạo ở Trảng Lớn Tây Ninh; Lại một tình cờ nữa, anh và tôi cùng ở một A (một A gồm 10 người), ngủ một giường. Trong một A được bố trí hai giường đối diện, mỗi giường ngủ 5 trại viên, anh và tôi nằm sát nhau! Ở trại học tập cải tạo anh rất khổ sở, mọi sinh hoạt, mọi hành vi cử chỉ, lời nói, anh thấy khó khăn. Anh sút hơn 10 kg trong tháng đầu cải tạo, quần anh bận phải cột bằng sợi dây thay nịt… Anh có nhiều thứ để lo âu, lúc đó anh đã có vợ và hai đứa con: Một trai, một gái. Tôi thì ngược lại, tôi thấy dễ chịu trong trại học tập cải tạo?! Tôi chẳng có gì để mất, để lo…Thế nên vài tháng đầu tôi lên cân đến 2-3kg; Những buổi lao động đào ao rau muống, làm đất gieo rau muống hột, những buổi đi đào vĩ sắt tại phi trường gần đó vác về để xây dựng hội trường. Tôi thấy như vậy thật dễ chịu, tinh thần sảng khoái, tối về ngủ thật ngon. Sinh hoạt của trại viên đã có chương trình sẵn: Sáng lao động chiều mỗi A thảo luận chính trị tại “nhà”, đề cương do quản giáo đem xuống. Thảo luận hoài các vấn đề chính trị xã hội chủ nghĩa, đường lối chính sách của chính phủ, soi rọi đối chiếu tội lỗi của mỗi cá nhân đang “được” cải tạo: Điều đó làm cho các trại viên thật khổ sở.       Tôi thấy như thế nên đứng ra nhận trách nhiệm ngồi ở cửa trại của A canh chừng quản giáo xuống kiểm tra. Nếu không có quản giáo thì anh em cứ nói chuyện “bá láp” cho vui. Anh Đại uý Mỹ trại viên, A trưởng làm việc ở phủ tổng thống Nguyễn Văn Thiệu thì nói chuyện “tào lao” đủ thứ trong dinh, kể cả chuyện trong “cung cấm”. Các anh khác, sĩ quan chiến tranh chính trị thì nói những chuyện vô bổ, chẳng có gì là “chính trị”, các sĩ quan pháo binh thì nói chuyện “pháo” vào chỗ trống… Nói tóm lại chẳng thấy ai là ác ôn nhưng cũng tìm được vô số tôi ác tưởng tượng…Vì A của chúng tôi là những chàng trai trẻ tuổi, sĩ quan bất đắc dĩ (họ có gốc là thầy giáo, một số khác thì thi Đại học không đậu phải đi sĩ quan Thủ Đức…Chức vụ trong A cao nhất là đại uý…      Còn tôi và Bác sĩ Thiện là loại sĩ quan chưa biết và chưa hề bắn một phát súng vào ai!)
                      Trở lại việc học chính trị buổi chiều: Tôi ngồi ngoài cùng, sát cửa, có nhiệm vụ báo động mỗi khi ông quản giáo xuống kiểm tra (ông ấy đi từng A xem học viên sinh hoạt chính trị ra sao?). Nếu ông ấy xuống A thì tất cả học viên phải nghiêm túc, tôi phải mở máy nói; Tôi thao thao bất tuyệt đường lối chính sách của Đảng và chính phủ, sự khoan hồng đối với nguỵ quân nguỵ quyền, tôi tự đối chiếu tội lỗi của tôi (tôi không dại gì tưởng tượng ra tội lỗi của mình, không dại gì phịa ra cái tội lỗi không có) còn nói về tội lỗi của tôi thì vô số kể… Khám bệnh cho vợ con binh sĩ chế độ cũ để chúng chống đối cách mạng cũng đủ “tội chết”. Thiếu gì tội, sống là có tội rồi! Tôi nói chuyện này đến chuyện khác, tôi nói một cách rất giáo điều kể cả lý luận Mac – LêNin, sự thối nát của chế độ tư bản. Sở dĩ tôi nói được chuyện này ra chuyện khác một cách hợp lí như thế là vì từ 30-04-1975 đến tháng 06-1975 là thời gian tôi quá rảnh rỗi, không làm gì nên tôi mua một bộ sách trung cấp kinh tế chính trị xã hội chủ nghĩa đọc đi đọc lại nhiều lần, lúc đó tôi còn trẻ, dễ nhớ và nhớ lâu! Anh quản giáo là anh trung uý Lượng, người miền Bắc, cũng ngồi nghe tôi nói, có vẻ thiện cảm với A của chúng tôi và đặc biệt là thiện cảm với tôi; Ở A chúng tôi ông ngồi hơi lâu nhưng cũng phải đi kiểm tra các A khác. Ông đi khỏi A, chúng tôi nhẹ hẵn, lại những chuyện tầm phào vô bổ, rồi thời gian của buổi chiều qua thật nhanh! …
             Sau 2 tháng học tập cải tạo tất cả các trại viên được phát một bì thơ, một cây bút bi, một tờ giấy để viết thơ gửi về nhà. Ai cũng “hồ hởi phấn khởi”. Riêng tôi không sử dụng những thứ đó. Ông quản giáo hỏi lý do? Tôi nói tôi không có ai để viết thư. Thực sự là như thế! Tôi chỉ có một người anh ruột là Trung tá Nguyễn Tấn Khôi cũng đang học tập cải tạo, không biết trại nào và bao giờ trở về? Bà chị dâu của tôi thì không biết chữ, hơn nữa đối với bà ấy tôi chẳng có gì để nói: Từ trước tôi và bà ấy như những người khác hành tinh, không hiểu tiếng nói của nhau! Bạn bè cũng đang học tập cải tạo? Ai ở trường Đại học ra mà không đi lính làm sĩ quan? Tôi nói với anh quản giáo như thế nhưng anh động viên tôi cứ viết cho chị dâu, tôi cũng đành viết ít chữ cho xong chuyện!
             Những ngày đầu trong trại học tập cải tạo các anh em đều đinh ninh chỉ đi cải tạo một tháng, theo thông báo của ban quân quản thành phố là đem theo tiền ăn đủ một tháng nên ai cũng chỉ mong cho hết tháng. Sắp hết tháng thứ nhất, gạo cũng hết thì xe chở gạo, bí đỏ, (thức ăn làm chuẩn) đổ đến… Mọi người rất thất vọng, ai cũng trầm tư buồn bã, rồi mỗi người bàn mỗi cách, ai cũng làm “thầy bàn” hy vọng tháng sau ra trại.     Cứ thế tháng thứ hai, tháng thứ ba, tháng thứ tư… Gạo hết lại có gạo mới đến, bí đỏ hết thì bí mới lại đến. “Thầy bàn” cũng bỏ nghề chịu trận. Khi đó họ mới thấy ngày về vô định. Những con ểnh ương, cóc nhái, cũng đã im tiếng hát, rắn độc, thằn lằn, rắn mối cũng hiếm dần. Trong hai ba tháng đầu các trại viên đã tranh thủ cải thiện bữa ăn bằng cách “tận diệt” chúng, nướng ăn tại chỗ. May mắn là tôi chưa hề đụng đến những thứ đó, tôi không thấy đói, tôi đã quen chịu đói thời sinh viên! Ai cũng mong ngày ra trại, nhưng riêng tôi “ở trong đó” hay “về” chẳng khác gì nhau! Ở trại nhiều khi lại ổn định: Có “công ăn việc làm”, có cơm ăn! Về Sài Gòn để làm gì? Ăn - ở đâu? Tôi không hề nghĩ có ngày lại làm việc trong ngành y tế! Hết rồi trang sách của cuộc đời. Đã qua trang mới! Thế nhưng… Thật bất ngờ: Chưa đến 4 tháng tôi được gọi tên có giấy trả về địa phương sinh sống làm ăn, trong A của tôi chỉ có 2 người cùng về đợt đó là tôi và Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện.
             Tôi và Thiện trở thành những người đầu tiên ra trại; Các bạn thấy chúng tôi được “thả” có người “khóc”, dĩ nhiên là ai cũng ao ước như chúng tôi: Chúng tôi chỉ học tập cải tạo từ tháng 06/1975 đến 26/10/1975 là được trả tự do, không “mất  quyền công dân!” Được thả về đợt đầu có vài người trong một A, tổng cộng cũng hàng trăm. Chúng tôi được đem về trại trung chuyển ở Dĩ An trong vài ngày để “tẩy trần”! Và mỗi trại viên viết thơ về gia đình gọi người thân đến trại bảo lãnh chúng tôi với nội dung cam kết đem chúng tôi về gia đình “giáo dục” để trở thành người hữu ích trong xã hội. Lại một rắc rối cho tôi: Ai bảo lãnh tôi? Viết thơ cho ai? Tôi chẳng có ai cả! Suy nghĩ mãi rồi cũng nghĩ ra: Có đứa cháu con anh tôi là Nguyễn Tấn Đạt 20 tuổi, ở đường Phan Đình Phùng… Thôi thì cứ viết giấy cho nó lên bảo lãnh cho tôi về để “giáo dục”! May quá nó vẫn còn ở nhà cũ, nó lên làm tờ cam kết viết sẵn và thế là tôi lại được trở lại Sài Gòn thân yêu của tôi “Sài gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi”. Nhưng tôi biết ăn đâu, ở đâu? Làm gì để kiếm sống? Với tôi bán chợ trời đâu dễ. Sài Gòn lúc đó không còn như trước năm 1975 không còn những ngày thơ mộng thời sinh viên! Cuối cùng tôi cũng được tạm trú tại nhà anh bạn thân, Kỹ sư công nghệ Huỳnh Thu Nguyên, anh cưu mang tôi gần nữa năm sau. Cuối năm 1975 tôi đi kinh tế mới theo chính sách của chính phủ và được ổn định… Tiếp đó có gia đình, vợ con và sống cho đến ngày nay!
             Về người bạn thân yêu hiền hậu và tốt bụng của tôi là Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện: Tôi không quên được một câu chuyện nhỏ của anh: Hai ngày ở trạm trung chuyển Dĩ an để về với gia đình, anh vui vẻ lạ, lạc quan quá mức về cuộc sống mới; Anh vẻ ra vô số công việc: Trước mắt anh là một cuộc đời hồng, vàng son! Tại trại trung chuyển có một cuộc nói chuyện do cán bộ quân đội tổ chức: Trong cuộc nói chuyện ấy nội dung có hai phần: Phần một nhắn nhủ trại viên về địa phương chăm lo lao động theo chính sách của chính phủ… (Vì chúng tôi là thành phần hộc tập tốt lao động tốt, có tiến bộ được chính phủ khoan hồng trả tự do sớm); Phần hai của buổi nói chuyện là các trại viên có quyền được phát biểu và đề đạt nguyện vọng? Có vài người phát biểu ý kiến, nhưng tôi chẳng thấy có gì để nhớ! Đặc biệt bạn tôi, Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện (có vẻ vì đang hưng phấn, thăng hoa) xin lên phát biểu, anh ngồi gần tôi . Tôi giật mình níu anh lại nhưng không kịp. Tôi nghỉ anh sẽ nói cái gì đó không hợp lúc, không hợp thời… Quả vậy! Anh xăm xăm lên diễn đàn, anh nói: “Xin hỏi cán bộ, tôi có hai đứa con một gái, một trai; Trong chế độ mới nên cho con trai học nghề gì? Con gái học nghề gì?” Tôi chết lặng, thương anh quá, tôi biết là có chuyện không ổn. Cán bộ trả lời là ông thiếu tá quân đội, có vẻ khó chịu, ông nói: “Các anh đã học tập cải tạo được chính phủ khoan hồng cho về mà vẫn không có tiến bộ…” Ông nói tiếp: “Trong xã hội mới thì việc gì cũng tốt “lao động là vinh quang”, người làm vệ sinh đường phố cũng có giá trị như một trí thức văn phòng, ai làm việc gì là do khả năng và sự phân công của xã hội, miễn sao làm tốt công việc”. Lúc đó tôi cũng nghĩ như ông, ông cán bộ nói đúng quá, đó là một sự thực mãi mãi… Mặc dù bây giờ người ta vẫn có những hội thảo về vấn đề Bác sĩ Nguyễn Tối Thiện đưa ra. Giá như anh đưa vấn đề đó vào lúc này thì là một chuyện thông thường, nhưng lúc đó, lúc đó thì khác hẳn. Anh buồn bã đi xuống ngồi gần tôi, tôi thì đang suy nghĩ lẫm bẫm cái gì đó! Anh về gia đình một thời gian ngắn thì xung phong đi làm công tác từ thiện xã hội: Anh châm cứu điều trị tại Trung tâm Cai nghiện Ma tuý ở Bình Triệu. Sau đó không lâu anh bỏ việc đi định cư ở Pháp theo đúng chính sách của chính phủ. Qua Pháp anh làm Bác sĩ tại một bệnh viện ở thành phố Paris, có phòng mạch tư châm cứu tại quận 20, rất được uy tín. Thỉnh thoảng anh có viết thư thăm tôi và cho ít quà, sách y học. Mấy năm trước anh về Sài Gòn không ghé thăm tôi nhưng có điện thoại cho tôi. Có lẻ do sự hiểu lầm nào đó anh nói tôi bây giờ là một “Tư Sản Đỏ”. Cũng chẳng sao! Thực chất hằng ngày cố gắng lắm tôi chỉ mong đủ cơm ăn, đủ nuôi ba đứa con tôi ăn học… Và đã được như thế. Hiện tại hai con tôi đã có công ăn việc làm, tạm sống được. Gia đình tôi hạnh phúc là được sống ở đất nước mình, có cơm ăn áo mặc, con cái được học hành, như mọi người lao động siêng năng khác. Tôi có tài gì đâu mà làm được “Tư Sản Đỏ” ăn sung mặc sướng hơn mọi người? Cố gắng lắm và nhờ người vợ đảm đang nên hiện nay gia đình tôi có nơi ăn chốn ở tươm tất! Trong khi nhiều người thân yêu của chúng ta còn quá khó khăn. Tôi luôn tâm niệm. Tôi phải siêng năng làm vịêc và tiết kiệm, tiết kiệm để đủ ăn và tiết kiệm là ĐẠO ĐỨC
Ngày 23-08-2006
CHUYỆN KHÓ HIỂU 
Ở MỘT TRẠM XÁ
                 Sau khi học tập cải tạo về thành phố; Tôi đến ban quân quản y tế Miền Nam xin đi làm việc. Tôi viết giấy cam đoan “Đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì do ngành y tế xã hội chủ nghĩa phân công”.
                 Đầu năm 1976 tôi được tập huấn một khoá học về đường lối, chính sách về ngành y tế của chính phủ. Tôi được tiểu ban y tế kinh tế mới Miền Đông Nam Bộ phân công về xã Tân Khai huyện Bình Long xây dựng trạm xá xã điểm. Cùng đi với tôi có hai chị nữ hộ sinh quốc gia (Chế độ Sài Gòn) vừa ra trường. Lúc đó tôi đã 33 tuổi; Hai chị nữ hộ sinh là chị Nhỏ 25 tuổi và chị Tâm 23 tuổi. Mặc dù mỗi người có những lo âu trăn trở riêng nhưng đồng chí hướng là nhiệt tâm làm việc với tối đa khả năng của mình.
                 Lúc đó trạm xá xã tân Khai nằm bên vệ đường quốc lộ 13 trong khuôn viên đất rộng một mẫu tây. Trạm xá được xây theo hình chữ U gián đoạn; Dãy nhà trước trông ra quốc lộ gồm ba phòng,   một phòng để khám sản phụ khoa và đỡ đẻ, một phòng để khám và chữa bệnh, một  phòng để thuốc men và dụng cụ y khoa. Dãy nhà của nhân viên cũng gồm 3 phòng cắt góc vuông nối liền với phòng để thuốc men; Dãy cuối tách rời với dãy nhà nhân viên bằng một khoảng đất trống, có một giếng nước khá sâu khoảng 8 mét đến 10 mét, vách giếng là đất sét lở lói, giếng không có thành, nước màu vàng nhờ nhợ; Dãy nhà cuối cùng để không. Tất cả ba dãy nhà đều được xây dựng bằng tre, tầm vong, mái lợp tranh, mỗi dãy  ba phòng được che tách nhau bằng phen tre. Trong ba phòng cho nhân viên ở chỉ có phòng giữa là có một cửa sổ và một cửa ra vào, còn hai phòng kế bên mỗi phòng có hai cửa ra vào đối diện. Các cửa phòng nhìn ra khoảng đất rộng mênh mông, tất cả các cửa đều không có cánh cửa đóng mở.
                 Tôi nói với hai chị là tôi ở một trong hai căn trống trải nhất, còn hai chị ở căn giữa, vì tất cả chúng tôi đều độc thân! Hai chị không đồng ý và muốn tôi cùng ở phòng giữa để “đỡ sợ!”. Tôi vốn là người “sợ ma” nên đồng ý cùng ở chung trong căn nhà 3m x 5m =  15m2. Chúng tôi dùng bạt ni-lon dày, màu xanh, do hội chữ thập đỏ cấp để che chắn phòng ở, phòng được kê 3 giường gỗ tạp, loại giường 1m x 2m. Giường ngủ của tôi đặt phía trước sát cửa ra vào; Hai giường của hai chị nữ hộ sinh đặt song song phía trong, giữa hai giường là cửa sổ. Từ cửa sổ nhìn ra là khu đất trống đầy cỏ dại trên đó có một cái giếng xi măng đã lấp đất đá gần đầy. Người ta nói dưới giếng đó là xác của cả một gia đình chết do bom đạn chiến tranh trước đây vài năm.
Đầu năm 1976 xã kinh tế mới Tân Khai khá đông dân, hàng ngàn nhân khẩu. Dân đi kinh tế mới xã Tân khai đa số là dân thành phố; Xã lại được xây dựng ven quốc lộ 13, tiện việc giao thông buôn bán.
                 Hằng ngày chúng tôi khám, chữa bệnh phát thuốc hàng trăm bệnh nhân; Tất cả đều miễn phí, nguồn thuốc phong phú, khá nhiều loại; Đặc biệt là các thuốc điều trị sốt rét, thuốc trị rắn cắn đặc hiệu và giá trị. Dịch truyền cũng dồi dào, có cả Moriamin của Nhật, có cả sửa bột viện trợ, mỗi thùng 9 kg. Tôi phân công hai chị nữ hộ sinh lần lượt đi xuống các nhà dân thống kê cơ bản bệnh tật và đặc biệt thống kê chi tiết số sản phụ trong xã. Các chị rất tích cực chỉ trong hai tháng chúng tôi đã có đầy đủ tình hình sức khoẻ và số sản phụ toàn xã một cách chính xác. Các sản phụ được khám bệnh và đỡ đẻ bất kể ngày đêm. Chúng tôi thường trực 24/24 giờ đúng nghĩa. Tôi không phải thầy thuốc sản phụ nhưng bất cứ “ca” đẻ nào cũng phải có sự hiện diện của tôi. Trong một thời gian dài tất cả, tất cả đều tốt đẹp, thật sự tốt đẹp, không có “ca” bệnh nào tử vong. Chúng tôi xử lý cả những “ca” khó như sốt rét ác tính hôn mê, rắn độc cắn, hen phế quản ác tính và các vết thương do lao động (Không cần mổ xẻ lớn). Về sản khoa những “ca” tương đối khó cũng được xử lý tại chỗ như chảy máu sau sanh: Dùng thuốc và kiên trì dùng tay xoa bóp tăng co tử cung, truyền dịch… Trường hợp sót nhau thì hai chị lấy nhau bằng tay, đỡ đẻ các trường hợp thai chết lưu, thai sanh non… Hai chị đều làm tốt. Do khả năng, do cần cù 3 năm được học tập ở trường nữ hộ sinh quốc gia tại bệnh viện phụ sản Từ Dũ! Chúng tôi sợ nhất là những đêm tối trời mưa gió có sản phụ đến đẻ; Chúng tôi phải đi kéo nước dưới giếng sâu dùng cho việc đỡ đẻ!
                 Công việc hàng ngày cứ thế tiếp diễn. Chiều chiều từ 5 đến 6 giờ chúng tôi nghỉ ngơi, nhưng vẫn phải thường trực bệnh cấp cứu, sản phụ sanh đẻ… Chúng tôi thường ngủ sớm 7 giờ - 8 giờ tối. Dầu hoả ưu tiên dùng ban đêm, khi có bệnh cấp cứu hoặc đỡ đẻ.
                 Thỉnh thoảng hai chị nữ hộ sinh nói với tôi là đêm có nghe người kêu cửa báo có sản phụ đến trạm xá để đẻ, các chị ra mở cửa thì không có ai! Ra dãy nhà khám chữa bệnh cũng không có ai. Tôi trấn an họ là do bị ám ảnh nghề nghiệp, nhưng thực sự tôi cũng thấy “sợ”.
                 Một buổi chiều như mọi buổi chiều khoảng 5 giờ; Chúng tôi chụm lại ngồi uống nước bên cửa sổ, nói đủ chuyện vui buồn gia đình, hoàn cảnh từng người, giai đoạn êm đềm ở trường Đại học… Buổi chiều đó trời thật êm, không một ngọn gió, tĩnh lặng và thanh bình một cách khác thường! Ba đứa chúng tôi đều nhìn qua cửa sổ (cửa sổ này chỉ che lại khi đi ngủ). Chiếc áo của chị Nhỏ phơi từ sáng gần cửa sổ, chưa đem vào vì quá sớm tự nhiên nhảy múa trượt qua trượt lại trên sợi dây phơi. Chúng tôi ba người đều thấy hiện tượng lạ lùng đó cách một cánh tay với. Hai chị hốt hoảng nói: Kỳ quá, cái gì kỳ quá?! Tôi cũng đã “sợ” xanh mặt. Vốn dĩ tôi là người sợ “Ma” nhưng cố trấn tỉnh (lại trấn tỉnh). Vì tôi là đàn ông lại lớn tuổi. Tôi nói với hai chị là: “Không có gì đâu, do chuột chạy”, mặc dù ba người đều biết làm gì có chuột chạy. Chúng tôi đều nhìn rõ hai đầu dây mắc áo  và sợi dây trống trơ, chỉ có chiếc áo nhảy múa! Trời thì không một gợn gió. Ba chúng tôi đều cùng đi ra tóm chiếc áo vào! Không ai nói gì cả, cửa sổ được che lại, chèn thêm mấy cây que, không dùng cửa sổ trông ra cái giếng có mấy hài cốt và khu đất cỏ dại. Tối đó ba chúng tôi ngủ rất sớm, không một tiếng nói như mọi khi. Tôi thì thức trắng đêm! Có lẻ hai người bạn tôi cũng thế?
                 Cuộc sống vẫn tiếp diễn như mấy tháng qua; Rồi sau đó không lâu cấp trên tăng cường thêm một tổ Đông y từ Miền Bắc vào; Tôi thì được điều về tỉnh làm công tác khám tuyển nghĩa vụ quân sự cho đợt tuyển quân tình nguyện cho chiến trường K(1976); Chị Nhỏ thì được điều về ban kinh tế mới tỉnh, vài tháng sau được điều đi tăng cường công tác ở Kampuchia. Chị công tác được vài năm thì nghỉ việc về Sài Gòn lập gia đình, hiện nay sống cùng con, cháu thường xuyên đi chùa lễ phật; Chị Tâm tiếp tục công tác tại trạm y tế xã Tân Khai với nhiệm vụ trưởng trạm y tế và là hội đồng nhân dân xã trong 2 năm 1976-1978. Sau này chị và tôi thành lập gia đình, hai đứa cùng công tác tại bệnh viện tỉnh, có 3 đứa con; làm việc tại bệnh viện tỉnh gần 15 năm chúng tôi đều xin nghỉ mất sức, cuộc sống hạnh phúc sau bao năm vất vả.
                 Cho đến nay chuyện đã xảy ra hơn 30 năm nhưng mỗi lần nhớ đến thời trẻ, làm việc tại trạm y tế xã Tân Khai chúng tôi không quên được những ngày hạnh phúc trong công việc và tự hỏi: “TRẠM XÁ XÃ TÂN KHAI HỒI ĐÓ THỰC SỰ CÓ MA HAY KHÔNG?”
Ngày 31 tháng 07 năm 2006
VỊ GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TỈNH 
MỔ TỬ THI
                    Cuối năm 1977 tôi được ông Vũ Tánh, giám đốc bệnh viện tỉnh nhận vào làm việc tại bệnh viện. Bệnh viện có 500 giường bệnh; Tôi trực tiếp điều trị ba dãy nhà bệnh nhân khoa nội nhân dân. Ba dãy nhà ngang mang phiên hiệu là A5, A6, A7; Mỗi dãy kê 30 giường bệnh. Thời đó ít có thầy thuốc nên hằng ngày một mình tôi thường phải khám và điều trị bệnh nhân cả 3 dãy nhà gần 100 bệnh nhân, thỉnh thoảng mới có bác sĩ tăng cường! Tôi chú ý đặc biệt dãy nhà A5 dành cho bệnh nhân Nữ; Hai dãy nhà A6 và A7 tiếp nhận bệnh nhân Nam. Hồi đó chưa tổ chức chuyên khoa nên các bác sĩ đa khoa phải khám và điều trị tất cả các loại bệnh Nội trừ bệnh Ngoại, Sản và Nhi khoa.
                    Tại A5 có một bệnh nhân khoảng 35 tuổi trông rất già, được nhập viện với chẩn đoán của phòng khám: Đau bụng chưa rõ nguyên nhân. Tôi khám và điều trị hàng ngày cùng với chẩn đoán đơn giản như thế, chỉ thêm một chi tiết sau xét nghiệm cơ bản là: Suy nhược cơ thể, thiếu máu, đau bụng do giun móc. Điều trị hơn một tuần với các loại thuốc hồi đó kể cả tẩy giun móc bằng vermox, sinh tố trị liệu, dịch truyền thì dùng các loại tự chế ở bệnh viện! Bệnh không giảm, có chiều hướng nặng hơn. Tôi xin hội chẩn liên khoa cũng không có gì mới, cũng chẩn đoán cũ. Tôi lo lắng, xin ý kiến của ông Giám đốc, ông trực tiếp khám và xem lại cách điều trị của tôi, ông không có gì than phiền. Ông bảo tôi phải mời hội chẩn lại, chú ý ý kiến của các vị thầy thuốc ngoại khoa, cũng không ai tìm thấy gì lạ trong ổ bụng của bệnh nhân. Tóm lại một “ca” bệnh suy nhược, thiếu máu, đau bụng do giun móc. Khám bệnh hàng ngày cũng chỉ thấy bệnh nhân đau nhẹ vùng hạ vị, bụng mềm xẹp; Về sản phụ khoa: Không trễ kinh, không rong kinh, khám bụng không thấy u, cục, các bộ phận khác như tim phổi, tiêu hoá, tuần hoàn, hô hấp… đều bình thường. Cứ như thế bệnh nhân ngày càng yếu, xanh xao. Tôi đặc biệt chú ý và lo lắng, khám bệnh sáng, chiều tái khám, điều trị đủ cách nhưng đã hơn nửa tháng bệnh không chuyển, ngày càng yếu. Tôi lại xin ý kiến Giám đốc, lại hội chẩn liên khoa, hội chẩn toàn viện! Nhiều lần như thế , có khoảng 7 đến 10 lần hội chẩn. Qua tuần lễ thứ 4, buổi chiều bệnh nhân tử vong, xác được để tại nhà vĩnh biệt (nhà xác). Năm giờ chiều hôm đó tôi chuẩn bị về nhà trọ thì ông Giám đốc xuống gặp tôi, ông bảo tôi ở lại bệnh viện đến 8 giờ tối làm việc với ông. Tôi lo lắng, đi ăn qua loa cái gì đó chờ đến 8 giờ tối. Trời mưa dầm, mưa có vẻ lâu tạnh. Đúng 8 giờ tối tôi vào phòng trực A5 thì đã có ông Giám đốc ở đó. Ông bảo tôi và ông xuống nhà xác mổ bụng bệnh nhân tử vong để tìm nguyên nhân? Ông nói có cái gì trong ổ bụng bệnh nhân? Tôi hơi sợ, tôi là thầy thuốc nội khoa có bệnh run tay từ nhỏ nên vấn đề mổ xẻ, kể cả mổ xác chết đối với tôi cũng là chuyện khó, nhưng tôi phải vượt sự lo sợ đó đi với ông Giám đốc (đến đâu thì đến!). Ông Chước người giữ nhà xác được gọi vào mở cửa bật đèn nhà xác. Ánh sáng nhờ nhờ vì hồi đó điện 110volt thường không đủ hiệu thế. Nhà xác được xây dựng cùng thời với bệnh viện thời Pháp thuộc đến nay đã hơn 100 năm, cũ kĩ bẩn thỉu nhưng bố trí khá hợp lí. Nhà xác là một căn nhà nhỏ chỉ có 4mx6m , nằm cuối bệnh viện, được tách rời các khoa phòng, có đường đi ra con hẽm bằng đất đỏ bên hông bệnh viện, ưu tiên cho việc đem xác ra khỏi bệnh viện. Không hiểu sao ban ngày khi rảnh rỗi tôi thích xuống xem nhà xác và các xác chết nằm trong đó? Nhà xác có bàn thờ nhỏ xây xi măng, cũng có lư hương và nhang đèn để sẵn, đặc biệt là trên những bức tường nhà xác có nhiều bức tranh màu đen vẽ những con chim cú, con rùa, những hình người khô đét, cong queo, những thân cây thật lạ, tất cả đều màu đen, sơn đen, trông thật ma quái. Tôi vô cùng say mê những bức tranh ấy, những bức tranh của ông Chước vẽ, người cả một đời giữ nhà xác bệnh viện, đối với tôi chỉ có ông mới có những tuyệt tác hội hoạ như thế. Ông là người ít học, cao lêu nghêu, 10 bàn tay của ông lở loét do bệnh phong, thường vê thuốc rê  thấm nước bọt gói giấy quyến mời tôi cùng hút thuốc. Sau này ông về hưu ở đối diện nhà tôi. Một buổi sáng ông chết êm đềm, vợ ông là chị ba hộ lý qua kêu tôi xác nhận ông đã chết!
                    Lời ông Giám đốc bảo ông Chước mở tấm khăn che mặt, cởi bỏ áo quần người chết để chúng tôi mổ bụng làm cho tôi trở về thực tế. Ông Giám đốc nhìn tôi, biết là có khó khăn cho tôi mổ bụng xác chết, như vậy tôi chỉ là người đi theo phụ việc! Lúc này trong nhà xác chỉ có hai tử thi nằm song song. Ông rạch bụng tử thi vừa chết chiều nay. Ồ… Máu, toàn máu, chảy lai láng trên cái bụng lép kẹp của tử thi, máu chảy tràn ra cả bàn đá đặt tử thi, chảy xuống sàn gạch bông cũ kĩ, bẩn thỉu. Ông Chước lấy mấy nùi giẻ thấm bớt máu, tôi cũng làm thế, tôi lau sạch máu trên thân tử thi, tôi lau máu bàn đá tử thi nằm. Có lẻ 1-2 lít máu tràn ra từ bụng tử thi nhưng trông thật khiếp! Ông giám đốc đưa tay sâu vào ổ bụng tử thi mò tìm… Ồ, một hài  nhi đủ cả hình người, đầu mình tay chân mặt mũi, hài nhi khá lớn khoảng 3-4 tháng tuổi?
                    Đây rồi, sự thật đây rồi, ông giám đốc như hài lòng. Ông bảo ông Chước lấy hủ thủy tinh có formol ngâm hài nhi đem lên hội trường. Ông tự tay đóng bụng bệnh nhân. Tôi thật xấu hổ vì không giúp gì cho ông. Mười giờ tối mới xong công việc, tôi chào ông giám đốc xin về với đôi dép lào thấm máu, toàn thân hăng hắc một mùi máu tươi của bệnh nhân vừa mới chết, nặng nề, u uất một nổi buồn vô hạn, sự kém cỏi của mình trong quá nhiều vấn đề. Tôi về đâu? Sự cô đơn và sợ hải! Tôi ở một mình trong căn nhà thuê, thuộc khu nhà làng chiêu hồi ở Phú Lợi thời chế độ cũ, nhà nhỏ nhưng đất chung quanh rộng có nhiều cây điều, cây mít. Trời lác đác mưa nhưng tôi cứ đội mưa về đó. Về đến cổng, trời tối như mực, mưa vẫn rơi. Đã gần 11 giờ đêm, tôi gồng mình đi vào cửa, không biết sao tôi hốt hoảng, loạng choạng va đầu vào gốc mít mọc nghiêng, đau quá! Vào đến nhà mùi máu tanh quá, khó chịu quá. Tôi phải đi tắm, đi qua một căn nhà bỏ hoang mới có giếng nước, trời thì mưa, lạnh kinh khủng, 12 giờ đêm tôi vào giường ngủ. Sau những việc xảy ra tôi sợ quá, sợ quá!... Trên bàn kê đầu giường ngủ của tôi có một bóng đèn tròn, điện được anh Tư Lên cán bộ sở nông nghiệp cho sử dụng, nhà anh cách nhà tôi một khuôn đất cây cối um tùm. Tôi gắn chốt điện của bóng đèn vào ổ điện lỏng lẻo. Tôi mất bình tỉnh vì sợ “Ma”, tôi thật vụng về… Tôi bị điện giật rơi từ trên giường xuống đất, điện vẫn không đỏ, tôi lấy mền che kín mặt chịu đựng như thế suốt đêm. Trời hừng sáng, sướng quá tôi bật dậy ra đi thật sớm, uống một ly cà phê sáng chờ giờ vào giao ban bệnh viện.

                    Bảy giờ hôm đó có đủ bác sĩ các khoa - phòng, các bác sĩ trực đêm. Trên bàn giao ban là chiếc bình thuỷ tinh đựng hài nhi ngâm formol. Sau buổi giao ban thường lệ ông Giám đốc thông báo kết quả mổ tử thi trường hợp bệnh nhân khá quen thuộc đã được nhiều bác sĩ khám, đã được hội chẩn nhiều lần không chẩn đoán được, đã chết chiều qua và được mổ tử thi đêm qua. Hồi đó bệnh viện chưa có khoa giải phẩu tử thi!
                    Bệnh nhân chết do thai ngoài tử cung vỡ! Là bệnh nhân do tôi trực tiếp điều trị, tôi không bao giờ quên được cái chết đó, nó in đậm vào trí óc, theo tôi đến bây giờ. Sau này tôi được ông Giám đốc tín nhiệm giao vài nhiệm vụ trong bệnh viện... Sự may mắn và linh hồn người chết? Đã giúp tôi thoát được hầu hết những “ca” bệnh thai ngoài tử cung được tôi chẩn đoán.

ĐOẠN KẾT
                    Ông Vủ Tánh, giám đốc bệnh viện tỉnh, người tầm thước, khuôn mặt khắc khổ, nóng nẩy…Nhưng đối với bệnh nhân ông rất nhiệt tình, thương mến người bệnh vô cùng. Hơn 10 năm làm việc tại bệnh viện, tôi đã học ở ông quá nhiều điều, gặp một ca bệnh khó tôi xin ý kiến của ông bất cứ lúc nào cho dù gần giờ tan sở, ông bỏ ăn tối ngồi cùng tôi suy nghĩ giải quyết cho bệnh nhân có lúc 8-9 giờ tối mới về nhà! Ông không những là người thầy trong chuyên môn, người thầy trong y đức mà còn là người anh trong cuộc sống có quá nhiều khổ ải của tôi…Nhiều việc làm của ông giúp tôi lấy lại niềm tin rằng cuộc sống này vẫn tốt đẹp. Ông mất ngày 30 tháng 4 năm 1996 để lại nhiều luyến tiếc của bạn bè, đồng nghiệp và là một mất mát lớn của gia đình tôi.
Ngày 2 tháng 8 năm 2006
TÔI ĐI HỎI VỢ
                           Năm 1976 tôi đã 34 tuổi, tôi còn độc thân theo đúng nghĩa, đơn độc, hoàn toàn đơn độc; Cha mẹ chết từ lúc tôi còn nhỏ, anh chị tôi tập kết năm 54. Ở miền nam chỉ có anh cả, trung tá chế độ cũ đang học tập cải tạo, ngày về vô định. Tôi di tản từ Nha Trang vào Sài Gòn, không chốn nương thân. Sài Gòn hàng triệu dân, bạn bè vài chục đứa nhưng xin tá túc, ăn nhờ ở đậu nhà chúng không phải dễ! Gặp bạn nào của tôi cũng lơ lơ láo láo, nhìn ngang ngó dọc lo sợ đủ thứ chỉ tính chuyện vượt biên, tôi ở trong tầng lớp các bạn như thế nhưng tôi không có ý muốn định cư nước ngoài! Thôi thì xin việc gì đó có chỗ ở, có cái ăn, trong rừng núi, nơi hải đảo càng tốt và tôi có ý định “lấy vợ” cho xong một đời! Sau đó tôi có việc làm là đi công tác tại vùng kinh tế mới. Tôi đi cùng nhóm với hai người bạn gái mới ra trường. Một trong hai người bạn gái ấy có chị TÂM, chị 23 tuổi, dáng người đầy đặn dễ coi, hai mắt to, sáng, hiền lành, sóng mũi cao, phù hợp với tổng thể khuôn mặt có chiếc cằm hơi trẹt xuống chiếc cổ ngắn, thẳng; Nói tóm lại chị là một dạng người cân đối hài hoà toàn thân, không xấu, không đẹp. Tôi phù hợp với loại người như thế. Tôi là kẻ “lắm mồm”, chị thì ngược lại không nói không rằng, ai hỏi gì chỉ trả lời ít tiếng, gần như thô thiển; Luôn luôn tôi nhìn chị với ánh mắt thiện cảm, có lẻ chị cũng biết điều đó? Chúng tôi làm việc với nhau vài tháng thì cái tình cảm ấy ngày càng sâu nặng. Tôi và chị thường cùng nhau tâm sự về cuộc đời đã qua, về tương lai sắp tới; Nói đúng hơn chỉ có một mình tôi nói chị chỉ lắng nghe, chị nghe như nuốt tất cả những lời tôi nói với đôi mắt hiền hậu vô cùng; Tôi nói với chị: Chiến tranh đã hết, công việc y tế chúng ta làm hiện nay cũng chỉ tạm bợ, tôi phải định hướng cho mình; Tôi hỏi chị: “ Em có sẵn sang về quê làm ruộng cùng tôi sống êm đềm trong một căn nhà tranh vách đất như ông cha ta đã sống?” Chị đồng ý, chị cũng thấy cái hướng đi đó thật thơ mộng; Còn tôi, tôi quên  một điều là làm sao có ruộng cho tôi cày? Làm sao tôi tậu được một căn nhà tranh vách đất? Mơ mộng thì cứ mơ mộng, trước mắt vẫn phải làm tốt công việc… Càng ngày chúng tôi càng gắn bó thân thiết và một ngày nọ tôi nói với chị: “Tôi yêu em, tôi muốn lấy em làm vợ, sống suốt đời với em? “Chị đồng ý. Thế rồi mẹ chị (tức bà nhạc của tôi sau này) lặn lội từ thành phố biển Nha Trang cùng 2 người em của chị vào tận khu kinh tế mới, nơi chúng tôi đang làm việc để “xem“ mắt con rễ và anh rễ tương lai? Hai đứa em của chị là cậu Trung và cậu Tùng rất dễ thương (sau này định cư ở Đức và ở Canada). Ngày “bà nhạc” tôi đến tôi đang trần người trẫy bắp ở khu đất quanh trạm xá xã Tân Khai: lúc đó xã giao cho chúng tôi sau giờ làm việc tranh thủ trồng loại bắp trái to hạt đỏ. Họ chỉ cho tôi cách làm đất, bón phân, cách gieo hạt, các hạt, các hàng cách nhau bao nhiêu phân tây… Tôi bỏ công việc để đón tiếp “bà nhạc và hai em vợ tương lai”. Bữa đó trạm xá như ngày hội, năm 1976 mà chúng tôi được ăn súp măng cua, đủ thứ bánh kẹo do “nhạc mẫu tương lai” của tôi đem từ Nha Trang vào nấu cho chúng tôi ăn; Hai đứa “em vợ tương lai” cũng rất mến tôi, hồi đó tôi là một chàng trai dễ mến, cởi mở, không ngại khó khăn, yêu mến mọi người và yêu cuộc sống…Thế nên tôi được mọi người yêu mến nhiều hơn là ghét bỏ.
                           “Bà nhạc tương lai” hỏi tôi: “Cậu có thật tình ưng con TÂM  của bà không?” Tôi nói tôi muốn lập gia đình với cô ấy, tôi thương cô ấy. Tôi sợ bà “lo” cho con gái mình nên tôi nói thêm “Bác cứ yên tâm, không có gì bê bối trong thời gian tôi công tác cùng cô ấy, tôi cũng nói thêm là ý muốn của tôi về việc thành lập gia đình là như thế nhưng thật khó, vì tôi hoàn toàn không có gì cả, kể cả gia đình, cha mẹ, anh em và đặc biệt là tôi không có một xu dính túi, tôi ăn ở tại trạm xá rau, sắn qua ngày; Hơn nữa tôi lại sợ cấp trên của tôi nghĩ không tốt về tôi là mới đi làm mấy tháng đã sinh chuyện! (Cấp  trên của tôi hồi đó là chị Ba vợ ông Huỳnh Văn Nghệ). Bà nhạc của tôi nói: “Cậu khỏi lo chuyện tiền bạc, còn chuyện trai lấy vợ gái lấy chồng là thường tình, không sao cả, để gia đình bà lo – yên chí”. Ở lại vùng kinh tế mới hai ngày bà cùng hai đứa “em vợ tương lai“ của tôi về lại Nha Trang. Cuộc sống của chúng tôi vẫn một ngày như mọi ngày;      Bốn tháng sau tôi được điều về tỉnh, chúng tôi vẫn liên lạc với nhau. Dịp tết Nguyên Đán đầu năm 1977 chúng tôi cùng hẹn về Nha Trang thăm nhà của chị TÂM (lúc này đã là người yêu của tôi hay nói đúng hơn hai đứa tôi cùng yêu nhau). Chúng tôi đi xe lửa; Thời đó kiếm được 2 vé xe chợ đen từ ga Bình Triệu về Nha Trang là cả một vấn đề, cuối cùng chúng tôi cũng đến được ga xe lửa thành phố Nha Trang vào 3 giờ chiều, chúng tôi cùng ngồi trên một chiếc xích lô từ ga về nhà tại trung tâm thành phố, cách  ga xe lửa khoảng 3 km. Vừa về đến cửa thì “Ông nhạc tương lai” của tôi,  ông Thái Quang Tốn đang đi ra cửa, dáng bệ vệ, đẹp lão, ông rất mừng vì con gái yêu của ông là “kẻ ở miền xa” về nhà nhưng thấy có một “thằng” người râu ria đầy cằm (Tôi để râu từ lúc còn ở trường Đại học) cùng ngồi xích lô với cô con gái cưng của ông thì có vẻ ông không vui, tôi đọc được trong mắt ông. Gia đình của TÂM  thật hạnh phúc 8 chị em (4 trai, 4 gái) TÂM là chị cả, tất cả đều hoà nhã, vui tươi, vô tư lự, đứa em út lúc đó là cu Nhật mới 3 tuổi, trố mắt nhìn tôi như sinh vật lạ, (sau này cậu ấy sinh sống định cư cùng anh tại Canada). Các em khác thì 2 đứa đã quen biết tôi như đã nói ở phần trên, còn lại thì đứa nào cũng dễ mến, sạch sẽ và có giáo dục. Gia đình TÂM thuộc dạng thị dân trung bình ở thành phố, Ông là chủ tiệm thuốc tây, bà bán vải tại chợ Đầm. Về lại Nha Trang tôi rất bồi hồi; Trước đây tôi làm việc tại quân y viện Nguyễn Huệ Nha Trang, chạy làng di tản cuối tháng 3/1975, vào Sài gòn lên xã tân Khai - Bình Long thế mà đã hai năm, cảnh cũ người xưa! Tôi háo hức đi một vòng quanh thành phố, thăm lại nhà cũ tôi thuê ở đường Hùng Vương, thăm quân y viện Nguyễn Huệ đường Bạch Đằng (Nay là đường Trần Phú), thăm những bạn bè, ai mất ai còn: Một số thì vượt biên, một số thì đang học tập cải tạo, số khác đi xa sinh sống. Tôi thăm lại những quán cà phê, những nhà hàng nơi trước đây tôi thường lui tới… Tất cả, tất cả cũ mà mới! Những kiếp người mới; Thật xao xuyến, thật bồi hồi… Nhưng thế nào thì vẫn phải là chuyện phía trước, dòng đời vẫn chảy …

TÔI HỎI VỢ :
                               Buổi ăn tối đủ cả 11 người ( kể cả tôi ), thật vui, thật thịnh soạn, tô canh tổ chảng nấu “ngót” nhiều đầu cá thu tươi nấu với cà chua, thơm, hành, ngò; Cua huỳnh đế cả một rổ to; Mực tươi xào…Toàn đồ hải sản, “bà nhạc” tôi là người nấu ăn ngon, nhanh, tôi ăn no nê. Trong bữa ăn “vợ” tôi hỏi “ông nhạc”: Ba, thấy được không Ba? Tôi như nghẹt thở, trầm ngâm một chút, một chút thời gian…Ông ấy nói “Được, được”. Thế là tôi như trong cơn mơ, nói một cách thiếu văn hoá và lố bịch: Tôi nói về gia cảnh, việc làm và gọi ông “Bà…Bà” (gọi Ba nhưng giọng trọ trẹ)   “vợ” tôi tức cười, tôi tiếp tục nói như trong vô thức: “Bà…Bà” cứ coi như bữa nay là “NGÀY ĐI HỎI VỢ CỦA CON”. Ông bà nhạc vui vẻ, rộng lượng, các em vợ tôi thì cười vô tư. Thế là tôi đã có vợ; Tôi ở chơi nhà vợ 3 ngày, đi vài nơi, hoài niệm nhớ nhung bâng quơ rồi lên tàu trở về nhiệm sở. Tôi làm việc tại bệnh viện tỉnh, vợ tôi làm việc tại trạm xá xã Tân Khai-Bình Long, thỉnh thoảng lại gặp nhau. Chín tháng sau, chọn ngày lành tháng tốt, ngày 21-09-1977 gia đình vợ tôi sắp xếp xong, bảo chúng tôi xin phép 2 cơ quan về làm đám cưới; Đám cưới khá đơn giản, tổ chức tại nhà nhưng không kém phần quan trọng, chủ hôn là ông bà Bùi Liên đáng kính. Lên đèn, lạy gia tiên nhà vợ, ông bà nhạc tôi khóc tiễn con “về nhà chồng”. Ba ngày sau chúng tôi vào Sài Gòn lên Bình Dương, kẻ lên non (vợ tôi làm việc tại trạm y tế xã Tân Khai), người ở lại công tác tại bệnh viện Tỉnh, lâu lâu mới gặp nhau.
                           Mười ba tháng sau ngày 28 -10-1978  đứa con gái đầu lòng của chúng tôi chào đời, tôi đặt tên cháu là NGUYỄN THỊ ĐÔNG HÀ để nhớ miền đất đầy nắng gió ở quê tôi. Sau này có lần tôi tặng con gái thân yêu của tôi bài thơ dài, nói là thơ nhưng chỉ là những câu  “nói lối” vụng về
                ĐÔNG HÀ là tên tôi
                Là quê hương nóng bỏng
                Là nơi Phidel Castro đã tới
                Cho những con người cùng một cuộc đời
                Và bầu trời bên kia đại dương vẫn sáng ngời chân lí.
                ĐÔNG HÀ là tên tôi
                Là quê hương nóng bỏng
                Là ngã ba đường quốc tế
                Nối liền Hà Nội - Huế - Luang Prabang !
                …
Bài thơ còn dài nhưng thôi … Đông Hà  là vùng đất anh dũng, hy sinh mất mát quá nhiều, Đông Hà bây giờ đã thay đổi, là hy vọng của Quảng trị thân yêu, tôi tin thế và chắc chắn như thế.

                                                  Ngày 7-8-2006
                                                                 







TÔI Ở CĂN NHÀ NHƯ THẾ
                      Ông Tám có vợ và ba con, ông có thân hình chắc nịch, mặt vuông, nước da đen xạm, hình ảnh chính thống của một nông dân siêng làm, ăn dễ, ngủ dễ. Ông phụ trách hậu cần bệnh viện Tỉnh nhưng rất nghèo, ông ít học, chữ viết chưa thông mà giữ vai trò quan trọng như thế thì làm sao bệnh viện tiến lên được? Bản thân ông chỉ ăn lương, đủ sống nhưng không đủ no! Thế nhưng ông cũng xoay xở cách nào đó để có một căn nhà gần bệnh viện.
                      Cuối những năm 1978, trong kì đổi tiền lần thứ hai: Mỗi người chỉ đổi tối đa 100 đồng tiền mới (trị giá khoảng một triệu đồng bây giờ), để cho dễ hiểu 100 đồng lúc đó đủ ăn một tháng cơm bình dân; Hộ của tôi chỉ có một người là tôi; Tôi đã có vợ nhưng gặp lúc vợ tôi đi phép về Nha Trang thăm gia đình và cô ấy đang có bầu. Tôi không đủ tiền cũ để đổi lấy 100 đồng tiền mới, nhưng loanh quanh đâu đó cũng đổi được 100 đồng, giữ lại cho vợ. Vài ngày sau vợ tôi vào đem theo 200 đồng, cô ấy nói là bà nhạc tôi đã đổi được 100 đồng, gom lại cho con gái vào với chồng. Lúc đó tôi đang ở nhà thuê “cà khổ”, tiền nhà 3 đồng một tháng .
                     Tôi và vợ gặp dịp may là ông Tám hậu cần muốn bán căn nhà gần bệnh viện với giá 300 đồng để mua căn nhà 500 đồng tôi đang thuê. Sự ráp nối như một bàn cờ DOMINO được chuẩn bị sẵn! Ngày chúng tôi về nhà mới cũng là ngày ông Tám về nhà mới (mới của ông Tám là cũ của tôi và ngược lại; Cũ của ông Tám là mới của tôi!). Tôi chở vợ trên chiếc xe gắn máy suzuki già, chỉ một chiếc xe gắn máy là đủ dọn nhà trừ cái giường gỗ 1m x 2m tôi đã đem đến trước. Tôi thấy vợ tôi xách một giỏ áo quần, một ít chăn mền cũ nhưng sao nằng nặng? Về đến nhà mới, tôi mới thấy cái nặng nhất, có giá trị nhất  là “3cục đá” làm bếp nấu ăn trưa, đem từ nhà cũ đến! Tôi hơi khó chịu nhưng vợ tôi thật “tuyệt”: Nhờ “3 cục đá” đó chúng tôi bớt vất vả vì đã có bếp lửa để “Nổi lửa lên em”. Có chút ít gạo, có một bao mực mắm do vợ tôi đem vào từ Nha Trang. Một bữa cơm trưa thật tuyệt vời! Tôi đi thăm căn nhà 28m2 (10m x 2.8m), nhà cũng được chia làm 3 phòng; Phòng trước để được một cái giường sắt loại 0.8m x 2m và để chiếc xe gắn máy của tôi; Phòng giữa là phòng ngủ, tôi kê hai giường gỗ nhỏ ghép vào nhau thành 2m x 2m, một trong hai giường đó là do ông y tá Tân cho tôi, cái giường còn lại tôi được phân phối lúc còn công tác tại Ban y tế kinh tế mới Tỉnh; Như vậy trong phòng ngủ cũng còn đường đi 0.8m; phòng cuối cùng rất dơ, tôi để được một cái thùng phi trét đầy nhựa đường đã khô, để đựng nước, nhựa đường nham nhỡ lồi lõm từ bên trong lẫn bên ngoài; Cái thùng phi do anh Nguyễn Lịch Thiệp ở Phú Lợi bán cho tôi với giá 3 đồng! Tôi quên mất tôi quen anh Nguyễn Lịch Thiệp trong trường hợp nào? Cái khó khăn của phòng cuối cùng là không có cầu tiêu; Không biết từ lúc nào người thiết kế căn nhà cũng để một ô vuông 1mx1m để làm cầu tiêu, nhưng cũng không biết từ lúc nào ông Tám đã bít cầu tiêu bằng xi măng, trên đó ông để cái bàn gỗ bốn chân cũng 1mx1m vừa đủ sít 3 bức tường, trên mặt bàn gỗ ông để một ông Táo nấu ăn? Vợ chồng tôi thì không cần bếp, nấu ăn đâu mà chẳng được, chỉ cần “3 cục đá“ là có bếp. Cái tôi cần là cầu tiêu cho vợ “sử dụng”, tôi thì “đi” đâu mà chẳng được. Từ nhà tôi lên bệnh viện Tỉnh đi vòng vèo chỉ có 70m; Lúc đó tôi đang làm Trưởng khoa cấp cứu hồi sức bệnh viện Tỉnh, nằm sát đường BS Yersin, nếu muốn “đi” tôi tha hồ! Nhưng vợ tôi bụng mang dạ chữa, nếu có “nhu cầu” thì làm sao? Tôi quyết định moi lớp xi măng bít hố xí ra, ồ…May quá, phân đã cũ như tro bếp, càng moi càng sâu, cuối cùng cũng xuống đến lỗ cầu không đáy sâu một cánh tay, có lẻ nó thoát ra các mương chung quanh. Tôi mừng quá reo to “Em ơi “đi” được rồi”. Nói thêm một chút về căn nhà của tôi: Từ bệnh viện nếu đi thẳng qua cái vila của anh Hai N… giám đốc sở nông nghiệp thì khoảng 30m (không kể chiều ngang đường Yersin). Nhưng từ cổng bệnh viện chúng tôi phải đi dọc theo đường Yersin khoảng 3-4 căn nhà rồi quẹo trái, xuống con dốc đứng dài chừng 40m lại quẹo trái đi tiếp đến gần cái mô đất có cái mã to là nhà tôi, phía trong hẽm cụt đó sát mã to còn có một căn nhà nữa là nhà cô Tư Vàng. Tóm lại nhà tôi cách bệnh viện khoảng 70m .
                     Vợ chồng tôi ở đó thật hạnh phúc, đi làm sớm về muộn. Trong hơn 3 năm làm việc tại khoa cấp cứu hồi sức tôi chưa trễ giao ban sáng (7 giờ) dù chỉ một phút, một hai giờ đêm nếu lo âu, bồn chồn tôi có thể ra thăm lại bệnh tại khoa, những bệnh tôi sợ họ chết trong đêm! Vợ tôi thì cũng khoẻ, đi lên đi xuống con dốc sau này sanh dễ, lúc đó vợ tôi đã có bầu thai kì thứ 3. Nếu không nói thêm một chút về căn nhà của tôi thì thật thiếu sót: Căn nhà không điện không nước, căn nhà quá dơ, tôi nghĩ nuôi heo thì heo cũng chết! Điện thắp sáng không cần lắm, tôi dùng đèn dầu “hột vịt”. Tôi xin câu nước tại nhà Bác Tư bán rau phía sau, mỗi lần xin câu nước vợ tôi phải gọi ới ới chị Hoa con bác Tư, lúc vui, tiện việc thì chị kéo cái ống cao su gắn vào phong ten cho chúng tôi có nước xài, vài ngày chúng tôi mới xài hết 1 phi nước! Có lần vợ tôi xin chị Hoa cho câu nước “Chị Hoa ơi cho em xin câu nước”, chị la vợ tôi  “Không Bông không Hoa gì cả” rồi bỏ đi. Tôi nói với vợ “Thôi để lúc khác vậy, lúc này lúc nọ ai cũng có cái vất vả, bận rộn buồn bực! Họ la mình thì có sao đâu?Họ là những người lao động, lương thiện, là những người tốt” .
                     Nhà ở như thế nhưng rất hạnh phúc, hạnh phúc nhất là tiện cho việc đi làm. Gần một năm thì cầu tiêu bị bít mà con gái đầu lòng của chúng tôi thì mới ra đời trước đó vài tháng! Bí quá tôi dùng bịt nilon cho vợ tôi “xã” vào, cột bịt lại, bốn giờ sáng dậy sớm đem quẳng vào đống rác đối diện bệnh viện, rồi đi chợ mua thịt cho vợ ăn để có sữa cho con bú, những lần quẳng bịt nilon đi chợ trở về nhìn thấy chó xé ra tôi lợm giọng…Và buồn vô cùng .
                     Cứ như thế: chúng tôi tiếp tục “Sống, chiến đấu lao động học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”. Rồi cũng có ánh sáng: Đầu tiên là cô Tư Vàng có căn nhà cuối hẽm cụt bên vùng đất có cái Mã lớn, đào được ao cá tra; Tôi tặng cô chiếc xe đạp cũ và cô cho chúng tôi đi “xả” trên ao cá tra. Về điện thắp sáng thì do tôi vui miệng nói chuyện với ông giám đốc bệnh viện. Cám cảnh, ông giám đốc bảo ông “Mai Thành Ác”, hồi đó tôi gọi như thế chứ ông ấy tên là Mai Thành U…, làm trưởng phòng hậu cần thay ông Tám, kéo điện bệnh viện cho chúng tôi thắp sáng hai bóng đèn tròn, khỏi trả tiền; Và rồi tôi cũng xoay xở kéo được công tơ nước vào tận cửa!


ĐOẠN KẾT
                     Chúng tôi ở căn nhà ấy được tám năm, có 3 đứa con: 1 gái, 2 trai. Năm 1982 người bạn cùng làm việc với tôi tại bệnh viện Tỉnh là Bác sĩ Thiều Lợi đi định cư tại Mỹ tặng tôi 5 lượng vàng Kim Thành chúng tôi dè xẻn xài từ từ một ít cho đến năm 1984 còn để dành được 3 lượng vàng, mua một căn phố ở số 30 đường Ngô Chí Quốc (hồi đó gọi là đường Nguyễn Trường Tam). Chúng tôi ở căn nhà này từ năm 1984 đến năm 2000 thì bị “giải toả trắng” để làm kè rạch, họ không cho chúng tôi mua đất tái định cư (theo quy định của chính phủ), họ nói không có quỹ đất? Họ chỉ hổ trợ bồi thường cho chúng tôi 197 triệu đồng. Với số tiền đó tôi chỉ mua được bằng nửa miếng đất cũ cùng đường! May mắn thay do cần cù, do các em tôi và anh Thiều Lợi ở Mỹ giúp đỡ tôi xây được căn nhà khang trang tại số 9 đường Ngô Chí Quốc,Thị xã Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
              Xin cảm ơn mọi người, xin cảm ơn xã hội .
Ngày 10-8-2006










Bữa Cơm Được Ban Tặng
         Mùa hè năm 1987 tôi đi công tác tuyến huyện với ông Vũ Tánh, Giám Đốc bệnh viện tỉnh. Tôi được phép chỉ làm việc một ngày tại bệnh viện huyện Đồng Phú, rồi đi thăm anh tôi đang làm rẫy ở gần huyện lị.
                   Làm xong công việc thì đã hơn 4 giờ chiều. Từ bệnh viện huyện tôi đi như chạy về rẫy của anh tôi, mong sao chóng gặp để thăm anh. Đã hơn một năm nay anh em tôi không gặp nhau mặc dầu chỉ ở cách nhau hơn 100 cây số! Trên đường đi tôi không quên ghé chợ Đồng Xoài, tuy đã cuối ngày nhưng còn cái gì đó để “mua” đem lên gặp anh tôi? Tôi mua một lít rượu đế, còn bao nhiêu tiền tôi đều mua hết “thịt heo chiều”, có lẻ cũng hơn một cân? Tôi “xài” hết sạch tiền trong túi, cũng chẳng là bao? chừng vài chục ngàn (nếu tính thời giá bây giờ).
                   Hơn 5 giờ chiều tôi đến nhà anh tôi. Chiều ở rừng,tối sớm, nhưng anh tôi cũng còn loay hoay chăm bón mấy góc dừa non, mấy cây đu đủ đã có trái. Anh em mừng rỡ, anh tôi đã ở tuổi “Thất thập cổ lai hi!” trông thật thảm hại. Nhăn nhúm, đen đủi, râu dài xuống ngực. Thăm hỏi qua loa rồi tôi bày ra mớ thịt heo và lít rượu đế để hai anh em cùng “nhâm nhi”. Anh rủ tôi đem mấy thứ đó qua nhà kế bên. Anh giới thiệu trước với tôi là anh có một “ông cụ” bạn rất thân của anh, rồi anh chỉ qua cái nhà tranh gần đó. Chúng tôi qua đó, anh giới thiệu với tôi về ông cụ bạn già của anh: Cụ Xuân Hương, áng chừng 80 tuổi nhưng trông rất khoẻ mạnh, da mặt hồng hào, chào hỏi vui vẻ…Sau này tôi mới biết cụ Xuân Hương là một “đại gia”: Cụ có đến ba bà vợ: Một bà ở Cái Bè, một bà ở Dĩ An, một bà ở thị trấn Đồng Xoài. Cả ba bà vợ đều có cơ ngơi riêng và mỗi người cùng làm chủ một tiệm ăn lớn. Ông cụ vào rẫy gần anh tôi, làm một cái nhà tranh, ở đó một mình, ngày ba bữa có cơm, thịt, rượu từ bà vợ có tiệm ăn ở thị trấn Đồng Xoài đem vào cho ông. Cụ thường cưu mang giúp đỡ anh tôi, có gì ăn với nhau cho vui. Thế nên anh tôi mới bảo tôi qua nhà cụ để cùng “nhâm nhi”. Âu cũng là để đền đáp một chút tri ngộ của cụ!               Và để giới thiệu tôi.
                   Tôi xuống bếp thái thịt, rau thì tha hồ xào nấu, gia vị, hành phi thơm lừng. Cụ Xuân Hương lại có sẵn một số thức ăn đặc sản do tiệm ăn đem vào còn để đó: một ít thịt rừng, một ít tôm, cá…Và cả một vò rượu thuốc loại ngon của cụ!
                   Thế là ba chúng tôi ngồi “nhâm nhi” mãi quá 12 giờ đêm, nói đủ thứ chuyện. Hồi trước cụ là chủ tiệm thuốc tây nên cụ thích nói chuyện với tôi. Chúng tôi đều “bí tỉ”. Tôi có vẻ mệt hơn cả? Cụ Xuân Hương mặc dầu đã gần 80 tuổi nhưng lại “cứng” hơn hai anh em tôi. Anh tôi thì đã 70 tuổi, tôi chưa đến 50!.
                   Đã quá khuya chúng tôi xin phép cụ về nghĩ để sáng mai hai anh em tôi còn ra thị trấn đón đoàn công tác cùng về Bình Dương. Về chòi tranh của anh tôi, hai anh em tôi nằm xuống đã “thiếp đi” do uống quá chén. 8 giờ sáng hôm sau chúng tôi thức dậy cùng đi ra thị trấn. Trên đường đi vừa mệt vừa đói, có lẻ tôi bị hạ đường huyết nên thấy “đuối” quá? Tối hôm trước tôi “uống” là chính, chỉ ăn láp nháp, tôi lại có cái “tật” uống rượu thì không ăn hoặc ăn rất ít. Anh tôi khoẻ hơn, có lẻ do ông lao động chân tay hàng ngày, cơ thể đã quen? Dọc đường tôi “thèm” một ly cà phê đen nhưng trong túi không còn đồng xu! Tôi hỏi anh tôi:” anh có vài đồng uống cà phê đen không?” Anh nói có 6 - 7 đồng gì đó đủ để uống 2 ly cà phê đen. Tôi mừng quá, cùng anh tấp vào cái quán cà phê cóc bên đường đất đỏ uống mỗi người một ly cà phê. Tinh thần phấn chấn, chúng tôi đi tiếp ra thị trấn Đồng Xoài thì đã 11 giờ trưa! Tôi ghé vào nhà cậu bạn quen, chủ tiệm vàng K.D, cậu ta tên là M… vốn quen biết với tôi ở Bình Dương. Chúng tôi vào thăm gia đình cậu ta, nhà lầu, bề thế. Tôi nghĩ chắc cũng được đón tiếp. Có lẻ cậu ta thấy anh em tôi “bèo nhèo” quá nên thái độ lơ là thấy rỏ! Cậu ta cũng có “mời lơi” chúng tôi dùng cơm trưa. Tôi nói chúng tôi đã ăn cơm ngoài chợ! Thế rồi anh em chúng tôi “đói meo” lê gót vào bệnh viện huyện, lúc đó cán bộ công nhân viên bệnh viện đã nghĩ trưa. Anh em tôi nằm lê lết đâu đó “gồng mình” chịu trận chờ đoàn công tác trở về…Suốt buổi chiều chỉ uống ít nước, lả người vì đói và mệt. Chờ, chờ mãi đến 5 giờ chiều bệnh viện nghỉ việc, đoàn cũng không thấy về… Đến 6 giờ, người bán quầy thuốc bệnh viện vẫn còn ở đó. Có lẻ anh biết anh em chúng tôi “đói” nên anh chân tình mời “Bác” và “Thầy”, anh gọi anh tôi là “Bác” và tôi là “Thầy” ra tiệm dùng cơm? Anh mời rất thật. Chúng tôi đi với anh ra cái tiệm cơm gần bệnh viện, tiệm cũng “thường thường bậc trung”. Anh gọi đủ thứ, có cả bia 50. Tôi có cảm tưởng như một lúc “nuốt” hết mọi thứ dọn trên bàn, nhưng cố trấn tĩnh, ăn từ từ, uống từ từ, gậm nhấm cái hương vị thức ăn, xoa dịu từng bước cái đói, cái mệt. Trời mùa hè sao mà thấy mát mẻ quá? Tôi uống đến hai chai bia 50, ăn đến 3 chén cơm và thức ăn. Anh ấy cho chúng tôi ăn uống đúng lúc quá! Anh ấy là một ân nhân, anh ấy là “thượng đế” của chúng tôi. Tại sao lại có những người tốt bụng, dễ mến đến thế?
                   Mãi đến 8 giờ tối đoàn công tác từ bệnh viện huyện Bù Đốp mới về đến bệnh viện huyện Đồng Phú. Để tranh thủ thời gian, Bác Sĩ Giám Đốc bệnh viện Tỉnh đón anh em chúng tôi và cho xe về thẳng Bình Dương. Ông bảo về huyện lị Phú Giáo rồi nghỉ ăn tối. Anh em tôi thì đã no nê, lên xe với tinh thần phấn chấn…Về đến Phú Giáo, vào một tiệm lớn, đoàn công tác ăn uống dư dả, riêng anh em tôi thì đã quá no do “bữa cơm được ban tặng” tại huyện Đồng Phú nên chỉ ăn qua quít là đầy bụng.
                   Đời tôi đói khát nhiều lần, dư thừa cũng có thể bằng chừng ấy lần nhưng chưa bao giờ có một bữa ăn uống ngon và có ý nghĩa như bữa ăn do anh bạn tốt bụng ban tặng. Vô cùng cám ơn anh, tôi nhớ mãi anh. Gần 20 năm tôi muốn tìm anh để biết tên anh nhưng sao vẫn chưa làm được việc “quan trọng” đó mặc dầu anh và tôi sống chỉ cách nhau hơn 100 cây số. Chúng ta có quá nhiều việc để bận tâm phải không anh? Gia đình, vợ con, cơm, áo, gạo tiền…
                   Thời gian mãi mãi đi về phía trước và chúng ta thì bị nó cuốn theo, có lúc chúng ta như bị quẳng vào cơn lốc của bão tố!...
                   Tôi rất trân trọng anh nên xin báo với anh cụ Xuân Hương mà tôi kể trong tự truyện này đã chết già tại thi trấn Dĩ An cách đây chừng 10 năm, cụ sống hơn 90 tuổi. Có lẻ anh còn biết tiệm cơm Xuân Hương ở thị trấn Đồng Xoài dạo nọ là của bà Xuân Hương; Còn anh hai tôi mà anh gọi là “Bác” thì định cư ở Mỹ năm 1993. Nay ông ấy đã 83 tuổi, còn khoẻ mạnh. Tôi không biết sống ở Mỹ ông ấy có cảm nhận và nhớ về “Bữa cơm hạnh phúc” đó không? Riêng tôi năm nay đã là ông già 66 tuổi nhưng không bao giờ quên bữa cơm do anh ban tặng. Tôi không theo tôn giáo nào, nhưng thỉnh thoảng ngồi vào bàn ăn nhớ đến anh, tôi thầm đọc câu cầu nguyện trước khi ăn của các tín đồ của một đạo phái nọ: “Xin vì ơn lành này trong muôn ngàn ơn lành khác mà thành tâm cảm tạ!” Amen.
14 – 09 – 2006.



Nuôi Gà Đẻ Trứng
                   Năm 1985 gia đình tôi lâm vào cảnh “bế tắc”. Tôi và vợ làm việc tại Bệnh viện Tỉnh. Lương tháng của tôi vừa đủ xài vặt trong căn tin bệnh viện và “đi lại” với bạn bè. Lương tháng của vợ tôi thì càng tệ hại, không đủ cho một mình cô ấy sống, thế nhưng chúng tôi phải nuôi ba đứa con: Đứa đầu mới học lớp 1, hai đứa kế gởi mẫu giáo, gia đình tôi vô cùng “nhếch nhác”, con cái “nheo nhóc”, suy dinh dưỡng. Tôi tự hỏi: Làm sao cứu được gia đình?...
                   Một bữa nọ, chúng tôi đến chơi nhà anh Khắc Bình, trưởng đồn công an phường. Tôi được anh giới thiệu “tham quan” chuồng gà đẻ trứng của anh. Lúc đó trong chuồng có vài cái trứng to do gà mới đẻ, vợ anh chưa kịp nhặt. Anh chị ấy nuôi chừng 50 con gà đẻ. Anh nói mỗi ngày gà đẻ được 40 trứng, đạt 80% lượng gà nuôi. Chúng tôi “mê” quá. Tôi tự nghĩ có lẽ đây là giải pháp tốt để “gỡ bí” cho cuộc sống của gia đình tôi?
                   Về nhà chúng tôi bàn đi tính lại, cuối cùng quyết định: “Nuôi gà công nghiệp đẻ trứng”, mặc dù chúng tôi hoàn toàn “mù” trong vấn đề chăn nuôi. Cả hai chúng tôi từ nhỏ đến nay chưa hề biết làm gì khác ngoài đi học rồi đi làm công chức trong ngành y tế!
                   Đã quyết là làm. May ra?...
                   Thế là một ngày chủ nhật tôi ở nhà giữ ba đứa bé chạy nhặng xị trong căn nhà nhỏ xíu. Vợ tôi về Sài Gòn với một ít tiền đem theo để tìm chỗ mua gà con, gà công nghiệp, mua chuồng gà và thức ăn của gà. Chiều cô ấy “lũng cũng” mang về nhà hai cái chuồng gà đan bằng kẽm, trong đó có nhiều gà con kêu “chít… chít”, với mấy bao cám đúng tuổi gà ăn, theo hướng dẫn của người bán gà con. Mặt cô ấy lấm tấm mồ hôi, vẻ mặt hốc hác. Tôi biết vợ tôi mệt lắm vì hồi đó đi xe đò từ Bình dương về Sài Gòn khá vất vả, mặc dù chúng tôi đã quen được người bạn quản lý ở bến xe nên lần đi xuống dễ hơn nhưng lần đi về phải chen lấn, lên xe chật như “nêm”, gian nan lắm! Mỗi con gà lớn bằng con chim cút, kêu ríu rít. Tôi và các con tôi cũng thấy vui. Cái vui của tôi phần nào nhờ hy vọng đang được nhen nhúm là có thể gỡ được “thế bí” về hoàn cảnh sống của gia đình.
           Vợ tôi nói: Mua được gà “ngoại” một tuần tuổi, ăn cám một tuần tuổi và cứ thế 2 tuần, 3 tuần sau thì cho gà ăn cám 2 tuần, cám 3 tuần…Cho đến lúc gà lớn và đẻ trứng như gà đẻ trứng của anh chị Khắc Bình!
              Tổng số gà con vợ tôi mua về là 50 con, nhét trong hai cái chuồng kẽm, mỗi chuồng có 2 tầng.
                   Đêm ấy chúng tôi chăm chút cho bầy gà ăn uống, rồi mỗi chuồng kẽm tôi gắn một bóng đèn tròn để sưởi ấm gà con! Hai chuồng gà được đặt dựa vách cái phòng ngủ 4m x 3m , gần giường ngủ của 3 đứa con của tôi.
                   Chúng tôi nuôi được hai tuần lễ thì có một số con chết, một số con có nhiều ghẻ ở hai chân. Vợ tôi “khuấy” bột Tétracyclin và Vitamin B1 cho gà uống. Hàng tuần về thành phố mua cám để nuôi cho đúng tuổi.
                Sau 3 tuần đám gà lớn lên, hai chuồng kẽm không chứa được chúng. Tôi phải kiếm chuồng gà khác? Suy nghĩ mãi tôi nhớ đến anh bạn làm nghề thợ mộc, tôi đến nhà tìm anh, nhờ anh dùng cái “giường chiếc” tôi đang sử dụng, xẻ gỗ làm cho tôi một cái chuồng gà bằng gỗ, có hai tầng để “sang” những con gà trong chuồng kẽm qua. Anh thợ mộc làm xong cái chuồng gỗ hai tầng để vào phòng ngủ của các con tôi, phòng trở nên chật chội! Nhưng chẳng sao? Miễn có hy vọng.
                   Thế là chúng tôi cũng cố niềm tin bằng cách: Hàng ngày buổi sáng cho gà ăn uống rồi đem hai đứa con nhỏ vào gởi mẫu giáo, đứa lớn học lớp 1 thì tự túc đi bộ đến trường. Trưa chúng tôi ăn cơm ở bếp tập thể Bệnh viện rồi về nhà. Vừa về đến nhà việc đầu tiên là dọn dẹp cứt gà, kế tiếp cho gà ăn uống rồi đi làm…
             Cứ thế thời gian trôi qua cũng nhanh…Gà chết lai rai, mạt gà thì ngày càng nhiều trong căn nhà nhỏ xíu chúng tôi đang ở. Vợ tôi thì tận tuỵ với mấy con gà không biết mệt, nhất là chuyện giải quyết “cứt gà”, càng ngày càng nhiều. Trong nhà thì chỗ nào cũng nghe mùi “cứt gà”!
                   Có lúc tôi “nổi khùng” vô cớ “la” cô ấy: Bà cứ cho tôi “ăn”cứt gà mãi như thế này “chết sướng hơn!”. Thế nhưng cô ấy không nói, không cãi, không gây gỗ tôi, đó là tính cách của cô ấy!
                   Sáu tháng sau gà đã lớn, chết hết đúng 25 con, còn 25 con nhưng chẳng có con nào đẻ trứng?! Mạt gà, cứt gà thì ngày càng nhiều!
                   27 tết năm 1986 đã đến! Tôi hết chịu nổi 25 con gà đang sinh họat chung với chúng tôi trong căn nhà 39m2. Tôi la lối om sòm: “Vứt, vứt… Vứt hết đi” đem vứt mấy con gà quái ác mà chúng tôi đặt tất cả hy vọng vào chúng?! Vợ tôi không hề có tiếng nói, cứ “lầm lũi” dọn cứt gà và cho chúng ăn uống!
                   Thế rồi cơn giận của tôi cũng qua đi, tôi nói với vợ: “Em ạ đem “bán” hoặc đem “cho” chúng đi, chúng không đẻ trứng đâu!? Mình không biết nuôi gà công nghiệp, hơn nữa gà nuôi trong nhà không có gió, không có ánh sáng mà nhà thì đóng cửa đi làm, sao nó lớn được?”
                   Ngày hôm sau 28 tết vợ tôi kiểm kê lại 25 con gà còn sống. Cô ấy qua cái lò giết mổ gà vịt nổi tiếng ở gần nhà tôi, chỉ cách chừng 30m: Lò gà vịt quay Lý Vinh, hỏi bán mớ gà đã nuôi 6 tháng. Chủ lò nói họ không mua gà công nghiệp!
                   Buổi tối tôi bàn với vợ đem cho, coi như “quà biếu tết”. Chúng tôi chọn hai con lớn nhất, đẹp nhất biếu gia đình Bác sĩ Giám đốc Bệnh viện Tỉnh, người rất quý mến chúng tôi; Rồi lại chọn những con tốt kế tiếp đem biếu các bạn bè, người một cặp, người một con. Còn lại 7 con suy dinh dưỡng, xấu xí nhất… Tôi để lại làm thịt ăn tết.
                   Chuyện thanh lý 25 con gà công nghiệp đến 30 tết thì xong. Tôi đem cái chuồng gà ra để bên hè nhà sát con rạch hôi hám. Tôi cũng không thể quên cái việc tôi “giết mổ” 7 con gà để ăn tết: Trong đám chúng nó, con lớn nhất chừng 1kg200, con nhỏ nhất chừng 700gr; Con nào cũng suy dinh dưỡng nặng, ghẻ đầy hai cẳng gà và lông xơ xác. Việc cắt cổ mấy con gà cũng có ấn tượng khó quên: Có con tôi cắt tiết xong tưởng nó đã “ngõm”, để đó cắt con thứ hai… Nhưng lại nghe tiếng gáy “te…te” của con vừa mới cắt tiết, nó chưa chết, chạy lên đám củi “rên la”! Cái giống suy dinh dưỡng sống dai thật! Có con tôi vừa cứa vào cổ nó, tiết chưa kịp chảy ra cái chén hứng ở dưới thì cổ gà đã lìa khỏi mình, một tay tôi cầm con dao, một tay cầm cái đầu gà!
                   Cuối cùng công việc làm “đồ tể” cũng xong. Vợ tôi luộc 7 con gà suy dinh dưỡng tôi đã làm sạch, chờ nguội để vào cái tủ lạnh (tôi cũng mua được cái tủ lạnh cũ) ăn ba ngày tết .
21-09-2006

MỘT NGÀY XUI XẺO
Năm 1989 tôi được Bệnh viện cho nghỉ việc mất sức với lý do chính đáng theo đơn xin: Run tay và suy nhược thần kinh. Chưa đến 50 tuối mà đã thành người vô dụng thì thật đáng buồn! Mụ vợ tôi thì cũng được cho nghỉ việc với lý do khó khăn gia cảnh trước đó một năm. Chúng tôi lại đang nuôi ba đứa con nhỏ: Đứa lớn mới 11 tuổi, hai đứa bé 8 tuổi và 6 tuổi.
                   Nhà quá nghèo, ở cái nhà bên con rạch chỉ có 39m2. Ngoài nghề phục vụ trong bệnh viện chúng tôi không biết làm gì khác để kiếm sống? Thật sự chúng tôi kém cỏi và vô dụng! Trong hai đứa thì vợ tôi chịu đựng và xoay xở tốt hơn. Bà ấy cũng nghĩ ra cách kiếm được mỗi ngày 5–10 đồng bằng cách khám bệnh “chui”. Do hồi trước chúng tôi làm việc tại Bệnh viện Tỉnh nên có một số người còn nhớ đến, thỉnh thoảng họ đến nhà nhờ khám bệnh và trả ít tiền thù lao. Nhưng chúng tôi cũng rất sợ, sợ đủ thứ. Đâu có giấy phép khám bệnh?
          Bản chất tôi yếu đuối, nhút nhát, vì thế tôi hay “liều mạng”, liều mạng nhiều vấn đề trong sinh hoạt. Tôi quen biết và chơi với đủ hạng người trong xã hội: Từ người đi xe ôm, xe ba gác, các bác nông dân, các nghệ sĩ lang thang nghiệp dư. Ở đâu tôi cũng quen biết và thân thiện vì thế không có ngày nào là không “uống rượu”. Đặc biệt là uống rượu đế, có khi lấy cồn pha nước uống.
          Tôi cũng có quen và uống rượu với một số quan chức chính quyền, lực lượng vũ trang và một số trong ngành pháp luật. Có lẻ những người này họ thương tôi, họ thấy tôi là người tội nghiệp? Họ là những người thật sự tốt. Nhiều lần họ động viên nâng đỡ tinh thần tôi khi gia đình tôi có chuyện bi đát.
          Trong vô số “bạn rượu” có một thanh niên tôi quen trong dịp tôi điều trị cho mẹ anh ta ngộ độc thuốc bóng đèn: Một loại thuốc nam có hạt mã tiền? Anh ta tên H… nhỏ hơn tôi khoảng 10 tuổi làm nghề theo cha bán vàng tại chợ Thủ Dầu Một. Anh ít học nhưng khôn ngoan, ngoại giao giỏi, có nghệ thuật chinh phục con người. Anh quen biết nhiều giới chức. Tôi là một trong những người anh sử dụng! Mỗi tháng anh đến nhà tôi hoặc tôi đi uống rượu với anh có đến 20 ngày. Khó mà từ chối mỗi khi anh mời mọc! Mặc dù tôi chưa bao giờ nhận ở anh cái gì hoặc mượn xin anh đồng bạc nào, dù trong hoàn cảnh lúc đó tôi rất thiếu túng còn anh thì khá giả giàu có.
          Một buổi sáng sớm, tôi đang ngồi bên ghế đá đặt sát hè nhà bên con rạch đầy rác rưởi thì H… đến rủ tôi đi thị trấn Đồng Xoài chơi. Suy nghĩ một chút tôi nhớ đến ông anh ruột đang làm rẫy ở Đồng Xoài, tôi đồng ý đi với anh. Anh chở tôi bằng xe honda 68 xoáy nòng, xe anh thường đi hàng ngày. Hơn một giờ đi xe chúng tôi đã đến thị trấn Đồng Xoài. Anh chạy tốc độ kinh khủng!
          Đến Đồng Xoài hơn 8 giờ sáng. Việc đầu tiên là tôi và H… đến thăm anh tôi ở trong rẫy. Tại đó chúng tôi cùng uống vài xị rượu đế rồi H… chở tôi đi làm công việc của anh ta. Có lẻ công việc quan trọng về kinh tế? (Mua bán vàng bạc hay lấy cái gì đó về loại quốc cấm?). Sau này tôi nghe ai đó nói anh lấy sừng tê giác do gia đình anh mua được để đem về Bình Dương? Tôi không quan tâm và cũng chẳng hỏi chuyện đó để làm gì? Công việc nhanh gọn chỉ khoảng 10 giờ sáng là xong. Tôi rủ anh đến thăm người quen của tôi là anh Hoàng Nam lúc đó là y sĩ làm việc tại bệnh viện huyện Đồng Phú. Hoàng Nam là học trò cũ của tôi tại trường trung học y tế, anh có phòng mạch tư đông khách. Anh ta tiếp đãi tôi và H… khá trang trọng bằng cách mời đi tiệm uống bia tha hồ và thức ăn đặc sản thịt rừng. Uống nhiều thì phải say. Rượu vào thì hay nhớ đến người này người nọ: Tôi rủ H… chở tôi đến thăm Bác sĩ Lê Thủ, Giám đốc Bệnh viện huyện Đồng Phú. Đến nhà Bác sĩ Thủ thì ông cũng lịch sự mời chúng tôi uống ít rượu. Bác sĩ Thủ là một người bề thế, phong thái của người quí tộc, tốt bụng. Lúc đó cũng đã đến giờ Bác sĩ đi làm nên chúng tôi xin phép ông để về Bình Dương.
          Tôi và H… đều say, nhưng tôi say nhiều hơn, có lẻ vì tuổi tác. Bù lại tôi ngồi sau xe, ôm hông để H… lái . Xe honda 86 xoáy nòng chạy kinh quá. Chỉ vài vài chục phút từ thị trấn đồng Xoài chúng tôi đã đến thị trấn Phú Giáo. Đi ngang qua thị trấn xe chạy chậm. Nhìn thấy cửa hàng ăn nhậu bên đường có mấy bông hoa nhỏ “xanh xanh, đỏ đỏ” vẫy tay, miệng toe toét mời chào… Chúng tôi đã say quá, đã uống rượu ba chỗ nhưng lúc đó thì “dân chơi bất cần thân thể”. Chúng tôi tấp vào quán uống tiếp lần thứ tư! .
         Đã hơn 3 giờ chiều, say mèm nhưng cũng phải về nhà thôi. Lên xe tôi ôm eo, đầu gục vào lưng H... Anh ta chạy hết ga chiếc xe 68.
          Về đến Bưng Cầu tôi đã hơi tỉnh rượu, nghe được tiếng gió rào rào bên tai và thấy được vài xe vùn vụt đi ngược chiều. Thế rồi tôi nghe cái “rầm”. Tôi mơ hồ biết là tôi lăn mấy vòng về phía sau trên đường nhựa rồi, không biết gì nữa. Một lúc sau tôi tỉnh lại, thấy mình nằm bên vệ đường, chung quanh có nhiều người và có H… cúi xuống gần mặt hỏi tôi gì đó? Sau đó tôi dứng dậy thì bị “sụm” xuống đường…Rồi đầu óc tôi tỉnh lại, tôi biết tôi vừa té xe, nhưng H… và xe anh ta không sao cả?! Chỉ có tôi bị chấn thương nặng. Tôi gượng đứng lên lần thứ hai thì thấy chân trái không trụ được, chân phải vẫn đứng vững. Nhìn gối trái tôi thấy sưng to, tôi thử để chân trái xuống lần nữa, đau kinh khủng! Thế là tôi cà nhắc, cố lên sau xe của H… để anh ta chở về nhà .
          Về đến nhà tôi đã tỉnh rượu. Từ cổng tôi la to: “Em ơi anh gãy chân rồi” Vợ tôi hốt hoảng ra xem và dìu tôi vào nằm trong giường. Bà ấy thấy tôi xanh quá, yếu quá nên đến báo với bác sĩ Vũ Tánh, Giám đốc Bệnh viện Tỉnh về tai nạn của tôi. Lúc đó đã hơn 6 giờ chiều; Bác sĩ Tánh đến ngay để xem tôi thế nào? Ông rất quý và thương mến gia đình chúng tôi (vợ chồng tôi đã làm việc với ông gần 15 năm tại bệnh viện tỉnh). Ông lớn tiếng la H… với sự giận dữ là chở tôi đi uống rượu để tôi bị tai nạn (ông sốt ruột vô lý nhưng cũng vì lo cho gia đình nheo nhóc của tôi). Thế rồi ông gọi xe cấp cứu bệnh viện Tỉnh chở tôi xuống bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố HCM để khám cấp cứu điều trị chấn thương đầu gối trái của tôi .
          Hơn 9 giờ tối xe đưa tôi đến phòng khám bệnh cấp cứu của Bệnh viện chấn thương chỉnh hình. Mặc dù tôi đã nghĩ việc gần một năm nhưng giấy giới thiệu thì ông Giám đốc vẫn ghi chức vụ là đang công tác tại Bệnh viện Tỉnh. Tôi nằm chờ ở phòng bệnh nhân một lúc lâu rồi có “ai đó” khám sơ sài cho tôi và viết một tờ giấy đi chụp X -Quang đầu gối trái.
          Tôi được đỡ lên băng ca, ông hộ lý chở tôi từ chỗ khám bệnh đến khoa X-Quang trên con đường gập ghềnh. Tôi vô cùng đau đớn cái đầu gối trái. Nằm trên băng ca tôi tự hỏi ông hộ lý “trả thù” việc “bắt” ông chở tôi trong đêm khuya với chỉ mấy đồng lương còm? Ông cứ đẩy xe vào các chỗ lòi lõm để làm gì?
          Nghĩ thế nên khi chụp X-Quang xong tôi dúi vào tay ông 50 đồng. Lần đẩy xe về tôi nằm trên xe êm ái.
          Về lại chỗ nhận bệnh: “Ai đó” xem hình X-quang và nói với tài xế (Tôi đi một mình với tài xế bệnh viện tỉnh vì vợ tôi phải ở nhà với 3 con nhỏ): Cho bệnh nhân về nhà mai xem lại ?!
          Xe cứu thương bệnh viện lại chở tôi về Bình Dương. Trên xe tôi vô cùng chán nản. Tôi từ chối nằm bệnh viện tỉnh. Tôi bảo tài xế chở tôi về nhà với cái đầu gối trái sưng to, đau đớn vô cùng. Vợ tôi cho tôi uống kháng sinh, giảm đau, an thần và thuốc tan máu bầm. Tôi nghĩ cứ ở nhà “kệ mẹ nó” chết cũng chẳng sao! Nhưng đâu dễ chết ?
   Sáng hôm sau có “thần hộ mạng” đến tận nhà giúp đỡ điều trị chấn thương đầu gối trái cho tôi (làm thủ thuật , hút máu và bó bột …) Hai tháng sau tôi lành bệnh. Tôi sẽ viết “ông thần hộ mạng” trong một tự truyện khác. 

19-19-06





CÁI BƯỚU
                      Đầu năm 2003 tôi có cảm giác phần da cổ phía trái dưới mang tai của tôi nề nề, có lẻ hơi dầy hơn da cổ bên kia. Tôi thường nhẹ nhàng sờ vào phần da đó, kể cả những lúc tôi đang làm việc. Vài tháng sau tôi lại sờ thấy một khối u nhỏ bằng đầu ngón tay út dưới mang tai trái. một chút bối rối tôi tự chẩn đoán bệnh cho mình: Hạch cổ nhiễm trùng. Nhưng nhiễm trùng gì?.. Tôi suy nghĩ mãi rồi tự nhủ: Nhiễm trùng thì không quan trọng, dĩ nhiên nếu có ổ nhiễm trùng thì từ cổ họng trở lên, thôi thì cứ uống thuốc kháng sinh và chống viêm vậy. Cứ thế tôi uống thuốc cả năm 2003 nhưng cái bướu thì ngày càng lớn, chỉ có điều là có lúc sờ vào bớt đau, mềm hơn. Cũng mừng. Thế nhưng tôi vẫn suy nghĩ miên man: Nào là Lao Hạch, nhưng không đúng: Lao Hạch thì ở vị trí khác và ít nhất là vài hạch, chạy dọc theo cái cổ xuống gần xương đòn, hạch phải mềm, đau. Ung thư Hạch?.. Cũng không đúng, phần đông là ở vị trí gần xương đòn, mật độ cứng, chắc…Hay di căn Hạch do Ung Thư? Nhưng Ung Thư gì?.. Đi khám bệnh làm sinh thiết thì tôi quá “hãi” các bệnh viện và các Bác sĩ! Cứ để bừa như thế đến đâu hay đó. Phần đông các Bác sĩ thời chúng tôi có bệnh thì tự trị lấy.
                      Cái bướu của tôi càng ngày càng lớn, từ năm 2003 đến năm 2005 nó cứ thay đổi hình thái và đau nhức thất thường, có lúc nhỏ bằng đầu ngón tay cái, có lúc to bằng trái chanh, có lúc tự nhiên đau đớn, có lúc sờ ấn vào cũng không đau, lúc cứng, lúc mềm! Trong 2 năm tình trạng cứ thế. Tôi uống thuốc tính bằng giỏ, trong người tôi có lẻ đã trở thành một phòng bào chế thuốc, đủ mọi thứ, các loại thuốc tương tác nhau mọi chiều!
                      Giữa  năm 2005 tôi không chịu nổi nữa! Thôi đành tính chuyện cắt bỏ cái bướu, làm sinh thiết; Nhưng ai cắt bỏ bướu cho tôi? Trong các đồng nghiệp, người tôi tin tưởng nhất là Bác sĩ Huỳnh Thị Kim Chi, chuyên khoa phụ sản! Có tay nghề gần 30 năm, dưới mắt tôi Bác sĩ là một người thầy thuốc mẫu mực, hết sức đứng đắn trong nghề nghiệp. Bác sĩ có vóc dáng thanh nhã, nhỏ nhắn, vẻ đẹp của người trí thức Phương Tây, làm việc thì hết mình, công việc càng khó khăn càng đam mê. Bác sĩ đã từng làm Trưởng khoa sản tại bệnh viện Tỉnh nhiều năm, được các đồng nghiệp và các cấp dưới kính mến, được cấp trên  tín nhiệm với các cương vị khác như Trưởng Trạm Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em, Sanh Đẻ Kế Hoạch Hóa Gia Đình…Đến nay thì Bác Sĩ tổ chức, xây dựng một bệnh viện lớn Phụ Sản-Nhi Tư Nhân ở Tỉnh. Nói là đồng nghiệp nhưng tôi chỉ là một “ thầy lang vườn” Còn Bác sĩ thực sự là một thầy thuốc tiến hoá trước tôi! Đối với tôi Bác sĩ là người dày dạn trong nghề nghiệp, nhiệt tình với bệnh nhân, dám làm, không ngại khó, trực tiếp phẩu thuật những trường hợp khó trong sản khoa, đặc biệt là tính quyết đoán, tự tin, không xu nịnh, không làm trái với nghề nghiệp để vừa lòng người khác…Thế nên có số ít người đồn đại Bác sĩ là người khó tính, hách dịch….Ngoài những đức tính đó Bác sĩ là một Bác sĩ sản khoa giỏi. Tôi không biết nhiều về Bác sĩ nhưng lòng tin của tôi là như thế, hơn nữa tôi đang là “một bệnh nhân” tín nhiệm “một thầy thuốc”.
                      Qua lời thỉnh cầu của vợ tôi, Bác sĩ nhận mổ TỪ THIỆN “Cái Bướu” cho tôi chi phí Bác sĩ chịu hoàn toàn! Tôi đến bệnh viện phụ sản, các bệnh nhân chờ khám thấy lạ, có lẻ họ nghĩ tôi là một ông già “đi triệt sản”?! Tôi có tính hài hước nên cố tình đi khệnh khạng, đi hàng hai làm như bị cái gì đó ở bộ phận sinh dục nữ. Vào phòng mổ: Bác sĩ đã chuẩn bị sẵn mọi thứ…Kể cả dịch truyền và có chuyên viên gây mê để nếu cần thì xử lý…Việc mổ cái bướu dưới hàm của tôi chỉ cần gây tê…Nhưng ngộ nhỡ? Bác sĩ thật cẩn thận!
                      Sau khi gây tê, rạch da, Bác sĩ tìm tòi không thấy “cái bướu” ở đâu? Mặc dù trước đó Bác sĩ đã “tóm” cái bướu trong chiếc kẹp phẩu thuật. Tôi nghe được dụng cụ tìm cái bướu rà vài lần trong khoang mổ; Chỉ trong khoảnh khắc Bác sĩ “chộp” được thủ phạm. Tôi nghe Bác sĩ nói: “Nó đã bể”. Bác sĩ kẹp cái bướu đưa tôi xem và nói “Cái bướu đã bể nhưng may mà trong bướu có ít nước, có lẻ Bướu lành”. Còn tôi thì thoáng nhìn thủ phạm đã hành hạ tôi hơn 2 năm, với cảm giác ghê tởm: Nó không phải cái bướu, nó là một miếng thịt bầy nhầy, dị dạng, lổ chổ như tổ ong…Cái gì vậy?...Trong phút chốc tôi cố không nghĩ đến nó. Vết mổ được đóng kín lại, siết rất chặt, tự tay Bác Sĩ cột chỉ (mặc dù có Bác Sĩ phụ mổ). Thế là tôi đã xong món nợ dưới mang tai! Tôi bận nguyên bộ đồ mổ bảo vợ chở về nhà thay đồ mổ đem trả bệnh viện Phụ Sản. Tôi chỉ còn chờ kết quả giải phẩu bệnh?
                      Tôi về đến nhà lúc 3 giờ chiều, đến 5 giờ hôm đó thì vết mổ hành hạ tôi khủng khiếp: Sự căng cứng cái cổ bên trái muốn đẩy cái đầu tôi về phía phải, tôi không chịu nổi, vết mổ càng lúc càng căng phồng, rất đau... Tôi suy nghĩ và tự hỏi: Tại sao? Tại sao? Hay là đứt cái động mạch nào? Tôi không thấy có triệu chứng “Giẩy chết”, tôi chỉ thấy quá căng thẳng phía cái cổ trái. Tôi nằm xuống chiếc ghế dài có thành tựa, chúi đầu về phía trái, cổ trái tựa vào vai trái: Máu từ vết mổ tràn ra ướt cả cổ áo sơ mi, ướt thấm vai áo, máu thấm ngược lên mái tóc lùng xùng (tôi để râu và tóc dài kiểu bụi đời, không soi gương nhưng tôi biết lúc đó trông tôi ghê tởm lắm, vì tôi có gương mặt xương xẩu, đen đủi, xấu xí). Tôi thấy dễ chịu, ngồi dậy thay áo tiếp tục làm việc. Vợ tôi có vẻ lo lắng, con tôi, Thái Sơn đang học ở Sài Gòn điện về hỏi xem ba nó “có sao” không? Tôi trả lời:” Có gì đâu! Ba khó chết lắm”. Tôi hơi mệt, nhưng tôi biết không sao. Tôi đã có quá nhiều lần mệt hơn thế này nhưng có sao đâu? Vài ngày sau máu vẫn rỉ rả từ vết thương nhưng ít hơn, mỗi ngày thay băng vài lần là xong ! Tôi uống kháng sinh liên tục, dùng liều cao…Hơn 15 ngày vết mổ vẫn không liền sẹo, máu vẫn rỉ rã. Thật lạ? Tôi sử dụng các loại kháng sinh thế hệ mới nhưng sao vết sẹo vẫn không lành? Thôi thì cứ kiên trì chờ đợi: Chờ đợi vết mổ lành và chờ đợi kết quả giải phẩu bệnh.
                      Một buổi trưa vợ chồng tôi không ngủ được, mỗi người có một suy nghĩ, riêng tôi nghĩ đến “cái chết”. Một giờ 30 chiều vợ tôi đi lấy kết quả giải phẩu bệnh. Tôi đón vợ từ ngoài cổng, kết quả giải phẩu bệnh về cái bướu của tôi loại lành tính có cái tên thật hoa mỹ “Bướu Hoa tinh (Warthin) lành tính, bướu tuyến nước bọt dưới mang tai”. Chúng tôi mừng quá… Thế nhưng chuyện “Cái Bướu” chưa xong?! Sau 3 tuần vết mổ hết rỉ máu nhưng hỡi ôi! Thay máu hồng là nước trong veo từ vết mổ nhỏ giọt mỗi khi tôi uống nước hoặc ăn cơm, mỗi lần dùng cơm thì vợ tôi ngồi bên thấm nước. Cứ như thế trong 2 tháng. Tôi bắt đầu chán nản, không muốn uống, không muốn ăn. Tôi nói với vợ: “Bỏ mẹ, lổ dò rồi em ơi”. Lổ dò thì khó lành, có thể phải chịu như vậy suốt đời hoặc phải cấy ghép, chỉnh hình? Vợ tôi buồn bã, tôi động viên: “Không sao đâu, cứ coi như làm Trachéotomie bị lổ dò, có sao đâu?” Vợ tôi lại bảo tôi: “Anh đừng nói gì với Bác sĩ là bị lổ dò, cứ nói tốt, lành hoàn toàn, để rồi mình tính sau…” Đương nhiên là như thế, từ trước tôi đã kính mến Bác sĩ, làm sao tôi có thể quấy rầy Bác sĩ thêm nữa trong khi Bác sĩ đã tận tình giúp đỡ tôi.
ĐOẠN KẾT :
                      Tôi có niềm tin sâu sắc về Ông Táo! Chúng tôi luôn tâm niệm Ông Táo là nồi cơm của cả gia đình. Hơn 10 năm nay, mỗi mùa xuân về, ngày 23 tháng chạp đưa Ông Táo về trời tôi đều viết Sớ Táo Quân trình Thượng Đế báo cáo mọi việc trong năm và đề đạt nguyện vọng ; Thật lạ, là tất cả nguyện vọng của tôi đều được Thượng Đế (Thông qua Táo Quân) đáp ứng gần 100%. Trọng tâm khẩn cầu của tôi với Thượng Đế là “Gia Đình Bình Yên”. Cả gia đình tôi rất tin Ông Táo, vì thế lúc gặp nguy khốn về lổ dò tuyến nước bọt dưới mang tai của tôi đã hơn 2 tháng không lành, tôi vái Ông Táo, tôi thắp một cái nhang vào lư hương Ông Táo nghiêng cái cổ có lổ dò vào sát cái nhang, khấn với ông: “Ông Táo ơi sao tôi khổ quá, Ông làm sao bít cái lổ dò ở cổ của tôi”. Kỳ lạ thay 3 ngày sau lổ dò tự bít?... Sau đó 10 ngày, ngày 1 tháng 10 năm 2005 tôi thấy thoải mái, dự đám cưới của con trai tôi là Nguyễn Thái Sơn và cô Nguyễn Ngọc Chánh. Có lẽ đó là quà tặng của “Cụ Táo” cho con trai tôi.
                                                                             VVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVVV 18 – 08 – 2006.


CÁI GẠT TÀN THUỐC
          Vài năm trước đây, một buổi sáng tôi đang khám bệnh tại nhà thì ông Năm, người tôi quen biết đã nhiều năm đến hỏi tôi một số vấn đề về bệnh tật. Tôi giải thích yêu cầu của ông xong thì ông đưa cho tôi một cái gạt tàn thuốc làm bằng đất nung thô sơ. Nhìn qua, tôi thấy nửa mặt trên cái gạt tàn được tạo hình bản đồ Việt Nam sơn màu xanh nước biển có 3 ngôi sao màu đỏ tại 3 vị trí Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Nửa mặt còn lại được nối theo vòng cung khép kín với nửa đối diện để tạo dáng cái gạt tàn, nửa mặt này có 3 rãnh để được 3 điếu thuốc, cái gạt tàn cao đúng 4 cm. Tôi nghĩ ông Năm đưa cho tôi xem cái gạt tàn ông vừa mua để dùng? Tôi chưa kịp hỏi thì ông đã nói: Có người tặng tôi, nhờ ông đưa đến. Khi đó tôi mới nhìn kỹ cái gạt tàn thì thấy phía phần cong tạo hình bản đồ Việt Nam bên thành cái gạt tàn có 5 chữ to đề tặng : Kính Tặng Bác Sĩ Tờn, cuối tên tôi có dấu hiệu chữ thập sơn màu đỏ, năm chữ ghi tặng thì được sơn dầu màu tím.
                   Thấy tôi ngạc nhiên thì ông Năm nói: Cái gạt tàn là của một bệnh nhân đã được tôi khám bệnh cách đây hơn 20 năm. Bệnh nhân đã chết hơn 2 năm nay! Tôi hỏi ông Năm tại sao bệnh nhân đã chết hơn 2 năm còn đem cái gạt tàn tặng tôi, và lý do nào tôi có quà tặng đó? Ông vắn tắt câu chuyện như thế này: Lời ông Năm “Hơn 20 năm trước tôi khám tư tại nhà chị y tá trưởng của khoa tôi phụ trách thì có một bệnh nhân đến khám và nói với tôi là ông ta có quá nhiều bệnh tật nhưng quá nghèo không có tiền để đi khám bệnh! Nghe nói tôi “ăn” rẻ nên bạo dạn đến khám bệnh. Tôi khám cho ông và nói: Không có tiền vẫn khám bệnh, vẫn có thuốc để uống, có thầy thuốc nào mà không khám bệnh cho người bệnh không có tiền đâu?” (có lẻ lúc đó tôi khám cho ông và kiếm ít thuốc gì đó cho ông uống - dĩ nhiên là tôi không nhận tiền thù lao va tiền thuốc). Hồi trẻ tôi vẫn giải quyết vấn đề như thế.
     Từ năm 1979 tôi liều mạng khám tư ngoài giờ với mục đích chỉ để kiếm tiền đủ ăn cho gia đình tôi gồm hai vợ chồng đi làm tại bệnh viện và một đứa con mới một tuổi. Thời bao cấp nhưng tôi dám “tự cứu lấy mình”.
                   Chỉ một câu nói thông thường với ông bệnh nhân, thế mà sau đó ông về nhà nắn một cái gạt tàn bằng đất nung có chữ đề tặng tôi! Thế nhưng không hiểu sao mấy chục năm qua người bệnh không đem cái gạt tàn thuốc tặng tôi? Có lẻ ông Năm biết tôi tự hỏi tại sao người chết đã hơn 2 năm còn gởi cái gạt tàn tặng tôi? Thế nên ông nói rỏ thêm: “Sau hơn 2 năm bệnh nhân qua đời, người vợ dọn dẹp đồ cũ của chồng, thấy có cái gạt tàn đề tặng tôi nên nhờ ông Năm đem đến cho tôi”. Tôi có hỏi tên và địa chỉ của bệnh nhân với ý muốn đến thăm gia đình người đã khuất nhưng không hiểu sao bao năm nay tôi lại không làm được? Tôi vẫn để cái gạt tàn đâu đó trong nhà, thỉnh thoảng cũng dùng đến, lại nhớ người “sau khi đã khuất” tặng tôi món quà đó. Tôi có vẻ bất an!!!
                   Sáng nay 17/09/2006 tôi quyết định đi tìm nhà ông tặng tôi cái gạt tàn để thắp cho ông một nén nhang. Nhưng biết nhà ông ở đâu? Tôi cũng không biết nhà ông Năm. Thôi thì chịu khó tìm người thứ 3 vậy!
                   Từ 9 giờ sáng tôi đi tìm nhà Bác Ba Sơn là bạn ông Năm. Tôi tìm đến nhà Bác ấy, nói là thăm hai Bác và thăm nhà mới, nhưng thực chất là hỏi nhà ông Năm và tiếp theo sẽ hỏi nhà người thứ ba tôi cần tìm với ý nguyện biết tên ông ấy và thắp cho ông ấy nén nhang như đã dự định từ mấy năm nay. Tôi tìm được nhà ông Năm. lại như tình cờ ghé thăm, hỏi “năm điều ba chuyện” về gia đình, đời sống của ông rồi làm như tình cờ hỏi tên và địa chỉ người tặng tôi cái gạt tàn do ông Năm đem đến! Nhưng tiếc thay ông Năm nói là ông đã quá già và hoàn toàn không nhớ việc ấy. Ông quên cả việc đưa tôi cái gạt tàn thuốc!
                   Tôi thất vọng trở về nhà thì đã hơn 11 giờ trưa, vợ tôi đang chờ cơm. Tôi ngồi dùng cơm trưa mà cứ nghĩ đến cái gạt tàn thuốc. Tôi không nghỉ trưa như thường lệ. Từ 12 giờ trưa đến 7 giờ tối đầu óc tôi cứ váng vất cái gạt tàn thuốc. 7 giờ tối tôi quyết định viết lại câu chuyện làm tôi suy nghĩ hơn 3 năm nay.
                   Trong lúc viết câu chuyện này thì cái gạt tàn thuốc bằng đất nung thô đang nằm trên bàn viết, trước mắt tôi. Chốc chốc tôi ngừng viết cầm cái gạt tàn gõ gõ mặt đất nung phía dưới, không hiểu sao mấy tháng trước tôi gõ như thế thì nghe “lẹp bẹp” như sắp bể, mà bây giờ tôi gõ đến 3 lần vẫn nghe âm thanh chiếc gạt tàn còn chắc???
                   Tôi quyết định viết xong mấy dòng tự truyện này tôi sẽ đi rữa sạch cái gạt tàn thuốc, gói lại, để đâu đó. Mặc dầu tôi hiểu cái gạt tàn thuốc rồi cũng có lúc trở về “cát bụi” như cuộc sống của mọi người. Nhưng tôi cứ quyết định như thế.

17 – 09 – 2006.