Thứ Hai, 27 tháng 2, 2023

Vui, buồn ngày thầy thuốc

 Quan Thế Dân

Vui, buồn ngày thầy thuốc

Hàng năm cứ đến ngày Thầy thuốc Việt Nam, tôi lại suy nghĩ về nghề nghiệp đã gắn bó gần trọn cuộc đời.

Chắc chắn rằng ở bất cứ lĩnh vực nào cũng có những chuyện vui, chuyện buồn. Với tôi là người đã trải qua nghề y cả trong thời kỳ bao cấp và giai đoạn chuyển đổi mấy chục năm qua, hiện về hưu rồi vẫn tiếp tục làm việc thì không khỏi có nhiều trăn trở.

Đầu tiên phải nói rằng y tế nước nhà đã có những bước phát triển rất mạnh mẽ, so với các nước có cùng quy mô kinh tế có lẽ ngành y Việt Nam không thua kém, nếu không muốn nói có những điểm nổi trội hơn. Các cấp quản lý cũng như xã hội vẫn luôn quan tâm đến ngành y, hàng năm đến dịp kỷ niệm chúng tôi luôn nhận được những lời chúc mừng và hoa tươi.

Đó là chuyện vui. Nhưng dịp kỷ niệm không chỉ để chúc tụng mà còn là khoảng thời gian lắng đọng chia sẻ thật lòng với nhau. Ngay trước ngày thầy thuốc là những thông tin về tình trạng thiếu thốn vật tư, thiết bị y tế diễn ra ở nhiều nơi. Vật tư y tế tại những bệnh viện lớn ở Hà Nội và TPHCM như Việt Đức, Bạch Mai, K, Chợ Rẫy… để dành chăm sóc người bệnh được phản ánh là gần như đã hết, các hóa chất xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị cho người bệnh cũng cạn kiệt.

Đó là tình hình chung, còn với mỗi cá nhân bác sĩ, y tá và những người làm việc trong ngành y có lẽ cũng không tránh khỏi những suy tư. Tôi không nói là tất cả, nhưng khi thống kê số cán bộ, công chức nghỉ việc, chuyển việc trong thời gian qua, chúng ta thấy chiếm đa số là lĩnh vực y tế, giáo dục. Thực tế này phần nào phản ánh môi trường làm việc, thu nhập trong lĩnh vực y tế công đang chưa đáp ứng được nguyện vọng của người lao động.

Cá nhân tôi từ trải nghiệm của chính mình trong mấy chục năm qua thấy rằng ngày trước, người dân nói về ngành y một cách tôn trọng. Họ nói với nhau: "ông bác sĩ dặn thế", hoặc tệ lắm thì "bác sĩ bảo thế". Còn bây giờ, tôi vào buồng bệnh khám bệnh xong, chưa kịp ra khỏi buồng bệnh nhân đã oang oang gọi điện thoại báo về nhà thông báo: "chưa được ra viện đâu, chúng nó bảo thế".

Cách đây mấy ngày, trong đêm, một người nhà than phiền là cháu bé bị mê man. Bác sĩ trực là một bác sĩ trẻ, ra khám và trả lời rằng bé ổn định, không có gì nguy hiểm, chỉ là bé đang ngủ thôi. Để chứng minh, bác sĩ trẻ kia khám thần kinh và véo da cháu bé để thử phản xạ. Cháu bé tỉnh giấc khóc ầm ĩ. Lẽ ra người mẹ phải mừng vì con mình bình thường, thì không phải vậy. Người mẹ chửi bác sĩ té tát vì cấu con mình. Cậu bác sĩ trẻ kia sợ hãi không biết phân trần ra sao cho người mẹ hiểu, đành im lặng chịu trận.

Những câu chuyện kiểu như này tôi và đồng nghiệp gặp khá thường xuyên. Ai cũng có thể kể ra nhiều trải nghiệm cay đắng tương tự. Đấy là còn nhẹ. Thỉnh thoảng chúng tôi còn bị đánh, bị dọa giết.

Sao thế nhỉ. Do xã hội hay do chúng tôi? Trước khi bước chân vào ngành y, chúng tôi đều là những chàng trai cô gái ưu tú về cả đạo đức lẫn học lực, phải qua tuyển chọn gắt gao, mới được theo nghề y. Để rồi sau bao năm theo nghề, bỗng một ngày chúng tôi nhận ra, mình từ khi nào đã không còn được sự chia sẻ, thiện cảm từ người bệnh.

Với trải nghiệm của đời người, theo tôi nguyên nhân đầu tiên và lớn nhất là bất cập về cơ chế hoạt động và bất cập giữa kỳ vọng của người dân với đầu tư của xã hội.

Các bất hợp lý như chính sách trả lương cho nhân viên y tế, về quyền tự chủ của bệnh viện, về giá dịch vụ, về cơ chế đấu thầu, về cơ chế đầu tư… đã gây khó khăn cho hoạt động y tế thời gian qua, nhất là các bệnh viện công. Điều này là một thực tế lâu nay nhưng chưa được giải quyết triệt để cả về nguyên nhân chủ quan và khách quan, để đến nỗi hiện nay nhiều bệnh viện lớn phải kêu lên là vật tư chỉ đủ dùng trong chưa đến một tuần.

Bất cập thứ hai là nguồn lực đầu tư dành cho y tế. Người dân từ lâu vẫn nhớ các kỷ niệm thời kỳ bao cấp với y tế và giáo dục là miễn phí. Tuy cái miễn phí của thời ấy vô cùng chật vật, nhưng vẫn là miễn phí. Nó in hằn sâu trong ký ức người dân. Giờ mô hình kinh tế đã thay đổi, mọi hoạt động kinh tế xã hội đều phải tự hạch toán, không còn miễn phí chung chung như trước. Người dân đi viện vốn tâm lý nặng nề, lại thêm áp lực về sự quá tải bệnh viện, về chi phí… thì không khỏi có những phản ứng oán trách, mà oán trách gần nhất là đổ lên đầu người bác sĩ đang đứng cạnh mình.

Đứng trước tình hình đó, giải pháp đúng đắn nhất là phải minh bạch thay vì lấp lửng. Chúng ta giao cho ngành y nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân, nhưng nguồn lực đầu tư không đáp ứng yêu cầu nên ngành y vẫn phải xoay xở để hoàn thành nhiệm vụ. Vậy cái phần thiếu hụt kia ngành y lấy gì ra để bù vào. Xin thưa nguồn lực thiếu hụt ấy được bù đắp bởi sự cắt xén bớt các tiêu chuẩn nghiệp vụ, cắt xén các khấu hao cơ sở vật chất, cắt xén các đãi ngộ của nhân viên y tế...

Khi ngành y có những biểu hiện của bất cập giữa đòi hỏi của nhiệm vụ và khả năng đáp ứng đầu tư thì ngành y lại phát động phong trào y đức. Tôi hoàn toàn nhất trí với việc là con người thì ai cũng cần phải sống có đức. Ngành nào cũng cần đạo đức. Nhưng chúng ta không thể dùng y đức như một công cụ vạn năng để giải quyết mọi khó khăn, và thực tế dù y đức đến đâu nhưng thiếu thốn trang thiết bị, vật tư, các quy định quản lý trói buộc thì bác sĩ cũng đành bó tay.

Tôi nhớ từ 1996 thì bắt đầu nói mạnh về y đức, kiểm điểm cuối năm, nâng bậc nâng lương, xét đi học, xét lên chức... đều mang y đức ra khảo. Chính trong thời kỳ này, vị trí của ngành y dần xuống thấp. Mọi khó khăn, nỗi khổ của nhân viên y tế về điều kiện làm việc thiếu thốn, về quản lý lạc hậu, về chế độ đãi ngộ thấp không được quan tâm đúng mức. Những sự không vừa ý của xã hội với ngành y đều bị quy là do "thiếu y đức". Câu cửa miệng người nhà bệnh nhân thường xuyên hét vào mặt chúng tôi ở khoa cấp cứu là: "Y đức để ở đâu...".

Một điều theo tôi là đáng mừng, đó là giờ đây xã hội đã bớt đi những suy nghĩ ấu trĩ, ngày càng có nhiều tiếng nói dám nhìn thẳng vào sự thật. Trên truyền thông giờ đã dần bớt đi những bài tuyên truyền về y đức sáo rỗng, mà đã biết bàn vào thực chất đầu tư của xã hội cho ngành y cũng như xây dựng các thể chế pháp luật cho ngành y. 

Xã hội lý tưởng mà y tế và giáo dục miễn phí chắc sẽ còn rất lâu nữa mới thực hiện được. Từ nay tới lúc đó tôi nghĩ tốt nhất là chúng ta nên minh bạch phần đóng góp của xã hội cũng như trách nhiệm của từng công dân với sức khỏe của chính mình. Công cụ đảm bảo cho sự minh bạch đó chính là hệ thống luật về ngành y ngày càng hoàn thiện. Luật khám chữa bệnh sửa đổi năm 2023 vừa được Quốc Hội thông qua đem lại một hy vọng xây dựng một nền y học Việt Nam công bằng hiệu quả với tất cả mọi người.

Từ rất nhiều hệ lụy do phong trào duy ý chí gây ra, cá nhân tôi và có lẽ là các đồng nghiệp đều tha thiết mong được sống và làm việc theo pháp luật, được pháp luật bảo vệ. Trong lịch sử Việt Nam trước kia chưa từng có bộ luật riêng về ngành y. Theo thời gian, hệ thống luật về sức khỏe dần dần được xây dựng và hoàn thiện. Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Dược năm 2005, Luật khám chữa bệnh 2009 và nay là Luật khám chữa bệnh sửa đổi 2023.

Tuân thủ Luật khám chữa bệnh là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền y học Việt Nam hiện đại. Hy vọng khi Luật khám chữa bệnh đi vào cuộc sống, mối quan hệ giữa bệnh nhân và thầy thuốc được cân bằng, có sự tin cậy lẫn nhau và được pháp luật bảo hộ. Mỗi bên thực hiện tốt phần của mình để cho công cuộc bảo vệ sức khỏe ngày một tốt hơn. Trên nền tảng pháp luật được thực hiện nghiêm túc thì đạo đức của mỗi cá nhân cũng như đạo đức của xã hội mới ngày càng được nâng cao

Bây giờ mà ngành y tế Việt Nam lại phát động một phong trào học tập Luật khám chữa bệnh thì tôi sẽ là người ủng hộ nhiệt tình nhất. Vì tôi đã chờ đợi điều này cả đời người rồi.

Tác giả: Tiến sĩ, bác sĩ Quan Thế Dân tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội 1983, từng công tác điều trị và giảng dạy tại một số cơ sở y tế ở TP HCM và Hà Nội, sau khi nghỉ hưu hiện đang tiếp tục công tác trong lĩnh vực y tế tư nhân.


Bình Dương: Họp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam


Trực Tiếp:
1. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/738379894550737 (Văn nghệ chào mừng)
2. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/756384619077072 (Văn nghệ chào mừng)
3. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/1324059328148829 (Văn nghệ chào mừng)
4. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/1137107850308033 (Giới thiệu đại biểu)
5. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/256705343353643 (Diễn văn khai mạc
6. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/957397992303273 ( Phát biểu cảm nghĩ của Thầy thuốc trẻ)
7. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/953510945644042 (Phát động phong trào thi đua)
8. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/936273877558859 (Trao tiền quyên góp ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”cua CBCC-VC-NLĐ toàn ngành)
9. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/719682376274898 (Phát biểu của PCT UBND tỉnh)
10. https://www.facebook.com/khai.dinh.963/videos/177382688346608 (Khen thưởng)
 

Tham dự có ông Nguyễn Lộc Hà - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

sytIMG_0005.JPG

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng lẵng hoa của Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh chúc mừng ngành Y tế nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Ôn lại truyền thống vẻ vang của ngành Y tế qua 68 năm, ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh, trong suốt những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các quan điểm, đường lối, chính sách về phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Ngành Y tế đã cụ thể hóa thành những nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn, từng bước xây dựng hệ thống Y tế Việt Nam hiện đại, hoàn chỉnh, hướng tới công bằng, hiệu quả và phát triển; nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của nhân dân; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng dân số, góp phần vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

IMG_0012.jpg 

Ông Nguyễn Hồng Chương – Giám đốc Sở Y tế phát biểu ông lại truyền thống 68 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Đối với Bình Dương, năm 2022 mặc dù đối diện với rất nhiều khó khăn, nhưng ngành Y tế đã nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu Đảng bộ, UBND tỉnh giao. Bên cạnh đó, công tác y tế còn nhiều mặt hạn chế như chất lượng khám, chữa bệnh chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt ở tuyến cơ sở. Tình trạng thiếu bác sĩ, cán bộ chuyên môn giỏi ở hầu hết các lĩnh vực, các đơn vị, các tuyến; tinh thần phục vụ, thái độ ứng xử của cán bộ một số nơi chưa tốt, còn biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm gây phản ứng trong nhân dân.

Trong thời gian tới, để phát huy những kết quả đạt được, từng bước khắc phục hạn chế, ngành Y tế sẽ tập trung chỉ đạo, thực hiện tốt các nhiệm vụ, đặc biệt năm 2023 là năm bản lề thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI, ngành Y tế sẽ tiếp nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.

IMG_0024.JPG 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà phát biểu chỉ đạo tại buổi họp mặt

Phát biểu chỉ đạo tại buổi họp mặt, thay mặt lãnh đạo tỉnh, ông Nguyễn Lộc Hà ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cống hiến to lớn của ngành Y tế tỉnh nhà. Ông cho rằng, thời gian tới, ngành Y tế còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm; đòi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý, các y, bác sĩ cần tiếp tục nỗ lực, khắc phục mọi khó khăn, giữ gìn y đức như lời dặn của Bác "Lương y phải như từ mẫu", phát huy trí tuệ, tài năng, chuyên môn của mình; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ gắn với việc thực hiện bài toán kinh tế chăm lo đời sống, nâng cao thu nhập cho đội ngũ toàn ngành để giải quyết căn cơ, hiệu quả nhiệm vụ được giao trong b​ối cảnh dịch bệnh còn diễn biến khó lường, cộng với những khó khăn nội tại của ngành như hiện nay.

IMG_0010.JPG

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa tri ân nguyên lãnh đạo ngành Y tế qua các thời kỳ

IMG_0016.JPG

Tặng hoa tri ân các Thầy thuốc ưu tú

Ông đề nghị các cấp ủy, chính quyền, cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân tiếp tục ủng hộ, chia sẻ khó khăn, chung tay để ngành Y tế hoàn thành trọng trách vinh quang của mình. 

IMG_0013.JPG 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng hoa cho bác sĩ trẻ tiêu biểu của ngành Y tế​

Bên cạnh đó, ông đề nghị ngành Y tế phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương tập trung rà soát lại chính sách, chế độ để thu hút nguồn nhân lực y tế trong công tác dự phòng, điều trị và dân số; thu hút nguồn lực y tế tư nhân. Đẩy nhanh tiến độ và xây dựng, hoàn thiện có chất lượng các Chương trình, Đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh giao như: Đề án "Đảm bảo nguồn nhân lực ngành Y tế Bình Dương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; Đề án đưa Bệnh viện Đa khoa 1.500 giường đi vào hoạt động. Chủ động, tích cực, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc tham mưu, thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế… để kịp thời tháo gỡ khó khăn và đảm bảo nguồn cung, đáp ứng yêu cầu, phục vụ công tác dự phòng, điều trị tại các cơ sở y tế công lập. Tập trung công tác phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm góp phần quan trọng để thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. Nắm chắc tình hình, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác với các biến chủng mới; phát hiện sớm, ngăn chặn từ xa các vấn đề, tình huống mới có thể phát sinh.

IMG_0020.jpg

Trao bảng tượng trưng ủng hộ 50 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo của cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế

Tại buổi họp mặt, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành Y tế đã ủng hộ 50 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo.

Dịp này, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 10 tập thể đạt danh hiệu Lao động xuất sắc năm 2021 và 06 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liền (2021-2022).

IMG_0025.jpg

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể đạt danh hiệu Lao động xuất sắc

IMG_0027.JPG 

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lộc Hà tặng Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 02 năm liền​


Chụp ảnh lưu niệm

Lãnh đạo tỉnh tặng hoa tri ân nguyên lãnh đạo ngành Y tế qua các thời kỳ



Con đường ở Sài Gòn mang tên những bác sĩ lừng danh

 Cẩm Chi


Pasteur, Yersin, Calmette là những bác sĩ tài đức nổi tiếng bởi những phát minh vĩ đại cho nền y học thế giới. Hai người trong số đó còn có thời gian sinh sống và làm việc ở Việt Nam, sáng chế những liều thuốc quý giá cứu sống hàng triệu người khỏi dịch bệnh, bệnh tật.

Pasteur

Sài Gòn hiện có hai con đường cùng mang tên Pasteur tại quận 1, quận 3 và Thủ Đức. Tại khu vực quận 1 - quận 3, đường Pasteur dài gần 2,7km, từ phường Nguyễn Thái Bình, Bến Thành của quận 1, sang các phường 6, 8 của quận 3. Đây cũng là một trong những con đường xưa nhất Sài Gòn, được thành lập từ năm 1865. Thời kỳ đó, bến Chương Dương còn là một con rạch, với 2 con đường Olivier và Pellerin. Khi con kênh bị vùi, đường Olivier mất theo. Đến năm 1955, con đường được đổi tên thành đường Pasteur.

Đường Pasteur, đoạn trước cổng Trường Đại học Kiến trúc nổi tiếng với hai hàng cây xanh mát

Louis Pasteur (1822 - 1895) được coi là ông tổ của vắc-xin. Với vai trò một nhà nghiên cứu, bác sĩ người Pháp, ông là cha đẻ của ngành nghiên cứu vi sinh vật học với nhiều phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh và thanh trùng. Ông cũng là người sáng chế ra thuốc kháng sinh đầu tiên trên thế giới. Pasteur có vai trò quan trọng trong việc bác bỏ Thuyết tự sinh, vốn được in sâu trong tư tưởng của các nhà khoa học trước đó. Ông đã thí nghiệm và cho mọi người thấy rằng nếu không có sự nhiễm khuẩn từ bên ngoài, thì vi sinh vật chẳng thể tự mình xuất hiện. Viện Pasteur cũng được thành lập dựa trên ý tưởng của ông.

Louis Pasteur được gọi là “cha đẻ vắc-xin”, tuy nhiên ông lại chưa từng học y

Đóng góp to lớn của Pasteur được ghi nhận bằng việc có khá nhiều con phố, đường, địa danh của Việt Nam mang tên ông. Ngoài TP.HCM, Pasteur cũng được đặt tên đường ở Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bà Rịa Vũng Tàu, vườn hoa Pasteur ở Hà Nội... Con đường Pasteur ở quận 3 cũng là nơi tọa lạc của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập năm 1891. Đây là nơi chuyên nghiên cứu và thí nghiệm các bệnh nhiệt đới và dược phẩm ở Việt Nam.

Viện Pasteur TP.HCM có tuổi đời hơn 300 năm

Yersin

Alexandre Émile Jean Yersin (1863 - 1943) là một bác sĩ, nhà vi khuẩn học, nhà thám hiểm người Pháp gốc Thụy Sỹ. Đóng góp của ông cho nền y học chính là người đồng phát hiện nguồn gốc gây ra bệnh dịch hạch, nghiên cứu về độc tố bệnh bạch hầu, tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Ở tuổi 25, ông nhận bằng Tiến sĩ Y khoa với nghiên cứu về bệnh lao.

Bước ngoặt cuộc đời của ông chính là năm 27 tuổi, ông đã trải qua nhiều chuyến thám hiểm, khám phá các địa danh ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á thời đó. Năm 1891, ông quyết định sinh sống ở Nha Trang.

Bác sĩ Yersin có 50 năm gắn bó với Việt Nam

Bác sĩ Yersin để lại ký ức sâu đậm tại Việt Nam, ông được gọi cái tên thân mật là Ông Năm và thường khám chữa bệnh miễn phí cho dân nghèo. Ông cũng là một trong những người đầu tiên sáng lập ra viện Pasteur - Sài Gòn, Nha Trang, đồng thời là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của trường Y khoa Hà Nội (tiền thân của Đại học Y Hà Nội). Ông cũng có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nông nghiệp như là người đầu tiên nhập giống cây cao su về trồng tại Việt Nam, trồng các loại cây thuốc chữa bệnh chữa bệnh sốt rét, cảnh báo giông bão và các hiện tượng khí hậu ảnh hưởng tới nông dân…

Ngoài ra, Yersin là người đã khám phá ra Cao nguyên Lâm Viên, có công lớn trong việc phát hiện ra Đà Lạt vào năm 1893, dần dần biến nơi này thành một thành phố nghỉ dưỡng xinh đẹp, trung tâm du lịch của Đông Dương.

Ngôi nhà gỗ mà Yersin sinh sống ở Nha Trang là địa điểm tham quan nổi tiếng ở thành phố biển

Năm 2014, ông đã được truy tặng “Công dân Việt Nam danh dự”. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Bình Dương, Ninh Thuận đều có những con đường, công viên được đặt tên để vinh danh Yersin. Ngoài ra, còn có nhiều công trình có giá trị văn hóa lịch sử kiến trúc như viện Pasteur Nha Trang, trường Cao đẳng sư phạm Đà Lạt, Đại học Yersin…

Calmette

Sinh cùng thời với Yersin ở thế kỷ 19, Albert Calmette (1863 - 1933) là một trong những học trò của Louis Pasteur. Calmette được Pasteur giao nhiệm vụ thành lập, xây dựng và chỉ đạo chi nhánh của viện Pasteur tại Sài Gòn vào năm 1891. Ông trở thành viện trưởng đầu tiên ở chi nhánh đầu tiên ngoài nước Pháp của viện Pasteur Paris.

Calmette là một vị bác sĩ nổi tiếng người Pháp có nhiều đóng góp cho viện Pasteur

Trong 3 năm tại Sài Gòn, Calmette đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ khi vừa xây dựng cơ sở, cải tiến kỹ thuật và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh. Ông phát triển thành công kháng độc tố đầu tiên chống nọc độc của rắn và thực hiện nghiên cứu về bệnh tả, làm men rượu. Ông là người đã phát triển thành công vaccine phòng bệnh chó dại, đậu mùa và bệnh lao. Sau đó, ông còn hợp tác với bác sĩ Borrel hoàn thiện các tìm tòi của bác sĩ Yersin về vi trùng bệnh dịch hạch, cộng tác với bác sĩ J.Guérin hoàn thành phương thuốc ngừa lao.

Đường và cầu Calmette thuộc phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP.HCM

Để ghi nhớ công lao của ông, người Pháp ở Sài Gòn đã đặt tên ông cho các địa danh ở đây. Đường Calmette khởi đầu từ Bến Chương Dương ngay cầu Calmette tới đường Trần Hưng Đạo. Đây là một con đường thuộc loại xưa nhất thành phố. Cầu Calmette bắc qua kênh Bến Nghé, từ đường Calmette thuộc quận 1 sang đường Đoàn Văn Bơ thuộc quận 4. Cây cầu mới được xây dài 300m, rộng 22m, với 6 làn xe.

Tiếp tục nỗ lực vượt khó để chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày một tốt hơn

 (BDO) Sáng 27-2, Sở Y tế long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam (27.2.1955-27.2.2023). Tham dự buổi họp mặt có ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. 

Theo ngành y tế tỉnh, năm 2022 mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng toàn ngành đã nỗ lực hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu y tế. Tiêu biểu là tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 92%, duy trì bền vững mức sinh thay thế và tuổi thọ trung bình người dân đạt 75,99 tuổi...


Ông Nguyễn Lộc Hà trao tặng hoa cho ngành y tế tỉnh 

Tại buổi họp mặt, ông Nguyễn Lộc Hà đã tri ân những nỗ lực, sự cống hiến to lớn của ngành y tế tỉnh nhà trong thời gian qua. Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại các cơ sở y tế công lập; chế độ, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ, cán bộ nhân viên y tế chưa thật hợp lý, đời sống của một bộ phận còn nhiều khó khăn… 


Tri ân các cán bộ y tế có nhiều đóng góp cho ngành y tế tỉnh 


Ông Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế trao 50 triệu đồng ủng hộ Quỹ vì người nghèo tỉnh từ sự đóng góp của cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành y tế

Thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành tiếp tục nỗ lực, vượt khó, triển khai đồng bộ 3 nhiệm vụ cơ bản, trước tiên là đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Đề án “Đảm bảo nguồn nhân lực Ngành Y tế Bình Dương đến 2025, định hướng đến 2030”; Đề án đưa Bệnh viện 1.500 giường đi vào hoạt động... Thứ 2, ngành cần chủ động tham mưu cấp thẩm quyền phê duyệt mua sắm thuốc, hóa chất, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế… đáp ứng yêu cầu công tác dự phòng, điều trị. Song song với 2 nhiệm vụ trên, ngành cần tập trung công tác phòng, chống các loại dịch bệnh truyền nhiễm góp phần quan trọng để tỉnh thực hiện hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội. 


Ông Nguyễn Lộc Hà trao tặng bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể

Nhân dịp này, UBND tỉnh trao tặng bằng khen cho 10 tập thể, 6 cá nhân đã có nhiều thành tích xuất sắc đóng góp cho ngành y tế tỉnh nhà; Trao 50 triệu đồng ủng hộ Quỹ vì người nghèo tỉnh từ sự đóng góp của cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành y tế.   

Hoàng Linh

Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2023

Bác sĩ Trương Trung Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Sông Bé: Người truyền lửa cho thế hệ trẻ

 Bác sĩ Trương Trung Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc Sở Y tế Sông Bé là thế hệ sinh viên đầu tiên của trường Đại học Y dược TP.Hồ Chí Minh sau ngày miền Nam giải phóng. Từng trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc chiến, ông luôn tự hào vì đã giữđược y đức. Và trong bối cảnh khó khăn của ngành y tế hiện nay, lời ông nhắn nhủ với thế hệ thầy thuốc hôm nay: Hãy nhớ đến lời thề Hypocrat và lời dặn của Bác Hồ: “Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch, phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ, lương y phải như từ mẫu”... để cứu người.

    Nghĩa tình đồng chí

    Chúng tôi tìm gặp bác sĩ Trương Trung Nghĩa trong không khí cả nước đang rộn ràng kỷ niệm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-7). Mở đầu câu chuyện, Bác sĩ Trương Trung Nghĩa khoe: “Chú mới đi về chiều qua. Lên thăm anh em đồng chí, đồng nghiệp nằm ở Khu ủy miền Đông và Trung ương Cục. Điều mà chú thấy vui nhất là mấy chú đã duy trì được truyền thống này mấy chục năm qua. Dù đường sácòn trở ngại lắm, từ trung tâm của khu ủy đến đó tầm 5 - 6km phải chạy theo đường mòn kiểm lâm, té lên té xuống”.

    Được biết, sau ngày đất nước thống nhất, đau đáu về những đồng chí, đồng đội đã hy sinh trong những năm kháng chiến ác liệt, hàng năm bác sĩ Trương Trung Nghĩa đã cùng những người bạn về chốn cũ để thăm, hương khói. Người ta hay nói, tuổi già sống bằng ký ức, quả không sai. Dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng trong hồi ức của bác sĩ Trương Trung Nghĩa vẫn nhớ về những năm tháng ác liệt của cuộc chiến.

    Mỗi năm, đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam, vợ chồng bác sĩ Trương Trung Nghĩa lại nhớ về những ngày tham gia khám, chữa bệnh nơi chiến trường khó khăn, ác liệt nhưng rất đỗi tự hào…

    “...Anh lính trẻ trên võng dù đẫm máu/ Chắc vì đau nên nằm lặng lẽ mê man/ Hãy gắng lên về trạm phẫu tiểu đoàn/ Rồi bác sĩ chữa cho anh lành lặn.../ Ngày mai anh lại lên đường ra trận/ Giải phóng quê hương, diệt hết giặc thù/ Để bầu trời rạng rỡ nắng mùa thu/ Cho đất nước giang sơn liền một dải” cũng chính là hình ảnh của bác sĩTrương Trung Nghĩa trong những năm kháng chiến chống Mỹ.

    Theo lời ông kể, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 1958, tròn 14 tuổi, ông đã được đưa đi Sài Gòn làm quân báo. Nhiệm vụ lúc bấy giờ là giao liên, đưa thư từ mật cho khu Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn. Đầu năm 1960, ông về quê ở xã An Điền, huyện Bến Cát để theo thầy Sáu Vui, Chín Ngót học cứu thương. Vừa trở lại đơn vị, ông được theo phục vụ cho trận đánh Tua Hai ở Tây Ninh. Bước sang năm 1961, ông vào Công an tỉnh Thủ Dầu Một. Sau đó, năm 1963, ông được điều về Trung ương Cục (R), làm nhiệm vụ phục vụ y tế tại trường Điệp báo (hay còn có tên trường Trinh sát, trường Vũ thuật), rồi phục vụ đường dây đặc biệt của Công an R, từ R đến khu Sài Gòn - Gia Định.

    Chiến trường ác liệt, người lính quân y như ông cũng nếm trải biết bao hiểm nguy. Bác sĩTrương Trung Nghĩa kể: “Cuối năm 1967, tôi đi học y sĩở Ban Quân y R. Để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968, Ban Quân y Đoàn 100 được thành lập và chia ra nhiều đội giải phẫu tiền phương. Tôi cùng đồng chí Công, Châu được phân công trực tiếp cấp cứu tại mặt trận của Sư đoàn 9 đánh vào Sài Gòn (cánh nam tỉnh Long An). Cuộc tổng tiến công Mậu Thân nổ ra, lần đầu tiên tôi chứng kiến, đội phẫu có3 người thì 1 người chết, 1 người bị thương trước mặt mình. Chiến trường năm đó thương binh quánhiều. Ban ngày, anh em chia ê-kíp mổ cho thương binh, ban đêm thì khiêng các đồng chí hy sinh về bên sông Vàm Cỏ Đông chôn cất...”.

    Đến năm 1970, bác sĩTrương Trung Nghĩa về nhận nhiệm vụ làm trợ lý điều trị và phòng bệnh cho Phòng Y tế Công an R mới thành lập. Chưa được bao lâu, năm 1971, trận càn Đông Dương của Mỹ - ngụy nổ ra (còn gọi là trận càn Lam Sơn 719 đánh thẳng qua Lào, Campuchia), bệnh xávà đội phẫu của Ban An ninh R bị trực thăng địch phát hiện, đánh thẳng vào trạm xá, 4 người hy sinh và 10 người bị thương rất nặng. May mắn thoát chết, ông cùng các y tákhác chạy lo cấp cứu cho thương binh dưới làn đạn, pháo cối của địch. Ngày hôm sau, trên đường hành quân, trạm xávà đội phẫu cũng bị trực thăng đánh tiếp, ác liệt không kém, nhưng nhờ có hầm của đơn vị cũ nên thương binh và nhân viên trú ẩn an toàn. Chiến trường Phân khu 5 ác liệt, tàn khốc, đau thương bao trùm bởi Mỹ - ngụy rải thảm B52, pháo bầy, biệt kích bao vây căn cứ để chia cắt Chiến khu Đ và Trung ương Cục miền Nam. Tuy nhiên, bất chấp mưa bom, bão đạn của địch, ông cũng như các cán bộ, chiến sĩcủa ta vẫn giữ vững khí thế tiến công cách mạng, chiến đấu đến cùng; không có gạo thìăn củ mài, củ chụp, lárừng... để sống và chiến đấu đến ngày toàn thắng.

    Gửi gắm đến thế hệ trẻ

    Hòa bình lập lại, bác sĩTrương Trung Nghĩa trở lại học bác sĩở trường Đại học Y dược TP.HồChíMinh. Đây là khóa đầu tiên sau ngày miền Nam giải phóng. Trải qua nhiều chức vụ công tác, về hưu khi là Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Sông Bé, bác sĩTrương Trung Nghĩa chia sẻ trải qua những năm tháng ác liệt của cuộc chiến, tôi luôn tự hào rằng mình đã giữ được y đức, “Thầy thuốc như mẹ hiền”, “Lương y như từ mẫu”...

    Mỗi năm, đến Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-7), ông vui lắm. Bởi đây là ngày mọi người dân Việt Nam lại có dịp được thể hiện lòng kính trọng, sự biết ơn của mình đến đội ngũ các y bác sĩ, những người một lòng tận tâm cống hiến không quản hy sinh vì sức khỏe của những bệnh nhân của họ. Tuy nhiên, năm nay bên cạnh niềm vui, ông còn đau đáu nỗi lo khi ngành y tế đang đối diện với quánhiều khó khăn, thách thức, khi nhiều y bác sĩ, điều dưỡng xin nghỉ việc. Ở các bệnh viện thì thiếu thuốc, vật tư tiêu hao... Vì vậy, bác sĩTrương Trung Nghĩa nhắn gửi đến các y bác sĩ, điều dưỡng: Ở mỗi giai đoạn sẽ có những khó khăn riêng. Hiện Đảng, Nhà nước đang rất nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Bộ Y tế đã và đang thực hiện một số giải pháp để góp phần ổn định, phục hồi nguồn nhân lực y tế công lập; tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế, thực hiện việc mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc theo nhu cầu sử dụng của viên chức y tế, giúp nhân viên y tế có thể cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân...

    Vì vậy, chúng ta hãy tự hào về nghề nghiệp và tự hào về đơn vị công tác của chúng ta. Mỗi cán bộ y tế hãy luôn là những tấm gương sáng về nỗ lực phấn đấu rèn luyện vươn lên, hoàn thiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp để không chỉ giúp người dân gìn giữ, nâng cao sức khỏe, vượt qua bệnh tật mà còn để lại trong lòng những tình cảm ấm áp, những kỷ niệm không quên, những suy ngẫm tốt đẹp về tình người, về đạo lý nhân sinh. Để mọi nơi, mọi lúc khi nghe thấy danh bác sĩ, dược sĩ, y sĩ; thấy bóng áo blouse trắng là thấy hiện thân của tri thức, của danh dự, của nhân cách như tinh thần lời thề Hypocrat, như lời Hải Thượng Lãn Ông “Nghề thuốc là thanh cao”, “Người thầy thuốc phải tự tu dưỡng với 8 chữ răn mình: Nhân - Minh - Đức - Trí - Lượng - Thành - Khiêm - Cần”; như lời căn dặn của Bác Hồ: “Phải lao mình vào chỗ bẩn để làm cho sạch, phải dấn thân vào chỗ đau khổ để làm giảm bớt đau khổ, lương y phải như từ mẫu”. 

    Bác sĩ Trương Trung Nghĩa nhắn gửi đến các y bác sĩ, điều dưỡng: Ở mỗi giai đoạn sẽ có những khó khăn riêng. Hiện Đảng, Nhà nước đang rất nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Bộ Y tế đã và đang thực hiện một số giải pháp để góp phần ổn định, phục hồi nguồn nhân lực y tế công lập; tiếp tục đầu tư cải thiện môi trường, điều kiện làm việc cho cán bộ, viên chức y tế, thực hiện việc mua sắm đủ trang thiết bị, vật tư, thuốc theo nhu cầu sử dụng của viên chức y tế, giúp nhân viên y tế có thể cung cấp các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu của người dân...

    THU THẢO

    Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2023

    Tuổi già cần ăn thêm chất đạm tốt để sống lâu, sống khỏe

      Muốn sống khỏe mạnh và tăng tuổi thọ trong tuổi già thì phải biết cách giử gìn bắp thịt để ngăn ngừa chứng Bần Cơ (Sarcopenia). Tập luyện đúng cách và ăn đầy đủ chất đạm rất quan trọng cho tuổi già. Nhiều năm trước tôi có viết bài này:




    Dùng đúng chất đạm tốt như whey protein giúp cơ thể tổng hợp chất đạm cho thêm khối lượng bắp thịt giúp ngăn ngừa các bệnh biến dưỡng, làm tăng cường tráng cùng tuổi thọ như bài tôi viết sau đây:






    Người trên 60 tuổi cần ít nhất là 1.2 grams chất đạm cho mỗi kí lô gram trọng lượng cơ thể mỗi ngày; như vậy người Việt lớn tuổi cần ăn trung bình từ 65 đến 90 grams chất đạm mỗi ngày. Thực tế là rất ít người Việt ăn đủ 1 gram chất đạm mỗi kí lô gram như đã nói trên. Đó là một trong những lý do chính khiến các cụ còm cõi yếu đuối. Không những thế, nhiều cụ lại còn ăn chay trường vì lý do tôn giáo, không may các chất đạm nguồn động vật lại tốt hơn chất đạm từ thực vật cho tuổi già. 
    Bài sau đây có nhiều tài liệu thông tin khoa học cần thiết về vấn đề bao nhiêu và chất đạm nào tốt hơn cho sức khỏe. Mời đọc: 

    Subject: How much protein you need in a day and ways to add it to your diet