Thứ Ba, 31 tháng 1, 2023

Lúc về già mình sẽ thực hiện

 

Lúc về già mình sẽ thực hiện:

3 quên, 4 có, 5 không và 6 vị bác sỹ




3 QUÊN
* Một quên mình tuổi đã già
Sống vui, sống khỏe, lo xa làm gì.
* Hai là bệnh tật quên đi
Cuộc đời nó thế, việc gì nhọc tâm
* Ba quên thù hận cho xong
Ăn ngon ngủ kỹ để lòng thảnh thơi.

4 CÓ
* Một nên có một gia đình
Vì không – homeless – người khinh lẽ thường
* Hai cần phải có nhà riêng
Đói no cũng chẳng làm phiền dâu, con
* Ba là trương mục ngân hàng
Ít nhiều tiết kiệm an thân tuổi già
* Bốn cần có bạn gần xa
Tri âm, tri kỷ để mà hàn huyên.

5 KHÔNG
* Một không vô cớ bán nhà
Dọn vào chung chạ la cà với con
* Hai không nhận cháu để trông
Nhớ thì thăm hỏi bà, ông, cháu mừng
* Ba không cố gắng ở chung
Tiếng chì, tiếng bấc khó lòng tránh lâu
* Bốn không từ chối yêu cầu
Ít nhiều quà cáp con, dâu, cho mình
* Năm không can thiệp nhiệt tình
Đời tư hay việc riêng phần của con.

6 Vị Bác Sĩ tốt nhất trong đời:
* Ánh nắng mặt trời
* Nghỉ ngơi
* Thể dục
* Ăn uống điều độ
* Tự tin* Bạn bè

Cuối cùng luôn xác định TƯ TƯỞNG:

“Sinh – bệnh – lão – tử” là quy luật ở đời, không chống lại được.
Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi.
Cốt sao sống đàng hoàng để không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu CHẤM HẾT THẬT TRÒN .

 "Sưu tầm ❤️" 

Không cần nhịn đói qua đêm trước khi thử máu

  Từ hồi nào đến giờ, BS ưa bắt bệnh nhân phải nhịn đói qua đêm (khoãng 15 giờ giửa hai bữa ăn) trước khi rút máu thử nghiệm. Hồi trước thì viện cớ để tìm Tiểu Đường nhưng thật ra thử nước tiểu cũng tìm được bệnh ấy và xác địn bởi đo lượng Hemoglobin A1C trong máu, không cần nhịn đói. Bệnh nhân đã bị Tiểu Đường thì mổi ngày đều chích ngón tay thử lượng đường huyết trước khi ăn sáng rồi. Sau này BS viện cớ là thử Lipid Profiles các loại cholesterols nên phải làm vậy. Theo các khảo cứu lâm sàng gần đây, chuyện ấy đại đa số là không cần thiết mà còn có thể gây nguy hiểm vì đường huyết thấp trước khi ăn trên bệnh nhân bị Tiểu Đường. Xin đọc bài sau này để tường:

https://www.medscape.com/viewarticle/981331?src=WNL_trdalrt_pos1_221004&uac=413967HY&impID=4713229

Chỉ có các trường hợp hiếm hoi vì bệnh di truyền nặng về mở máu hay lượng Triglyceride quá cao (trên 400mg/dL) hoặc viêm tụy tạng (pancreatitis) mới cần nhịn đói trước khi rút máu.
Vậy từ nay, đừng để BS bắt bạn nhịn đói qua đêm mà không có các lý do kể trên.


Phạm Hiếu Liêm, MD 

Chuyện đời của 1 bác sĩ

  CUỘC SỐNG SẼ TỐT ĐẸP HƠN NGÀN LẦN NẾU BẠN BIẾT ĐIỀU NÀY


Bác sĩ Richard Teo Keng Siang, 40 tuổi, triệu phú ngành giải phẫu thẩm mỹ ở Singapore, phát hiện bị ung thư phổi giai đoạn cuối khi ở đỉnh cao nhất của tiền tài, danh vọng.

Từ nhỏ, bác sĩ Richard Teo luôn đứng đầu trường trong mọi môn học, từ khoa học đến thể thao. Khi vào ngành y, ông chọn giải phẫu thẩm mỹ vì lợi nhuận của nó vượt qua các ngành nghề khác. Ông trở thành một triệu phú chóng vánh.

Tháng 3/2011, bác sĩ Richard Teo được chẩn đoán bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Ông qua đời cuối năm 2012. Câu chuyện cảm động và những lời chia sẻ của ông trước khi mất vài ngày đã và đang được thanh niên khắp nơi theo dõi, lan truyền trên các trang mạng xã hội, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Dưới đây là trích đoạn những tâm sự của bác sĩ Richard Teo về tiền tài, danh vọng, hưởng thụ… với sinh viên tại khóa Nha khoa D1 ở Singapore, tháng 11/2011, 8 tháng sau khi bị chẩn đoán ung thư:


“Tôi lớn lên trong một gia đình có mức sống dưới trung bình. Tôi học được từ mọi người xung quanh và môi trường sống rằng có thành công thì mới hạnh phúc. Thành công có nghĩa là giàu có. Với suy nghĩ này, tôi luôn ganh đua ngay từ nhỏ.

Không chỉ học ở trường giỏi, tôi cần thành công trong mọi lĩnh vực, từ các hoạt động tập thể đến chạy đua. Tôi cần đoạt được cúp, phải được giải cao nhất. Tôi vào trường y và trở thành bác sĩ. Chắc một số em biết rằng trong ngành y, phẫu thuật mắt là một trong những chuyên khoa khó vào nhất. Tôi đã vào được và đạt học bổng nghiên cứu của ĐH quốc gia Singapore.

Trong khi nghiên cứu, tôi có hai bằng phát minh, một về dụng cụ y khoa và một về tia lasers. Nhưng tất cả thành tựu này không mang lại cho tôi sự giàu có. Sau khi học hoàn tất, tôi thấy theo đuổi ngành phẫu thuật mắt mất quá nhiều thời gian trong khi ra ngoài làm tư kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi quyết định bỏ ngành phẫu thuật mắt giữa chừng và nhảy qua mở trung tâm giải phẫu thẩm mỹ trong tỉnh.

Một người có thể không vui vẻ khi trả 20 USD cho một bác sĩ tổng quát nhưng không ngần ngại trả 10.000 USD để hút mỡ bụng, 15.000 USD sửa ngực… Do vậy, thay vì chữa bệnh, tôi quyết định trở thành người sửa sắc đẹp. Công việc làm ăn rất khấm khá. Bệnh nhân đến rất đông. Tôi mướn một, hai, ba rồi bốn bác sĩ. Chỉ trong vòng năm thứ nhất, chúng tôi đã lên hàng triệu phú. Nhưng chẳng thể nào là đủ vì tôi trở nên mê muội. Tôi bắt đầu bành trướng sang thị trường Indonesia để làm phẫu thuật cho những người giàu ở đó. Họ phung phí tiền bạc một cách dễ dàng. Làm tiền ở đó quá dễ…

Tôi làm gì với mớ tiền dư thừa? Cuối tuần tôi tiêu khiển ra sao? Thông thường tôi đến tụ tập tại câu lạc bộ đua xe hơi. Thỉnh thoảng tôi dự đua xe ở Sepang, Malaysia. Tôi mua một chiếc Ferrari 430. Sau khi có xe, tôi mua nhà, khu nghỉ mát. Tôi nghĩ phải hòa nhập với những người giàu có, nổi tiếng và bắt đầu giao tiếp với mỹ nhân, người giàu sang và danh tiếng, như hoa hậu thế giới hay người sáng lập mạng Internet, ăn uống ở mọi nhà hàng kể cả nhà hàng nổi tiếng của đầu bếp Michelin.

Tôi đã có được mọi thứ trong cuộc sống, đến tột đỉnh của sự nghiệp. Đó là tôi của một năm trước đây. Khoảng tháng 3 năm ngoái, đột nhiên tôi bị đau lưng. Tôi nghĩ chắc tại mình hay vận động mạnh. Tôi đến Bệnh viện đa khoa Singapore và nhờ bạn học chụp cộng hưởng từ để xem có phải bị trật đốt sống hay không. Rồi tôi thực hiện PET scans và được phát hiện đang ở giai đoạn 4 của ung thư phổi. Tôi được cho biết, ngay cả với hóa trị, tôi cũng chỉ còn được 3-4 tháng tối đa. Tôi chán nản, tuyệt vọng.

Điều mâu thuẫn là mọi thứ tôi có – sự thành công, cúp thưởng, xe cộ, nhà cửa – tất cả những thứ tôi nghĩ mang hạnh phúc – khi tôi xuống tinh thần, tuyệt vọng, không mang đến cho tôi niềm vui. Tôi chẳng thể ôm chiếc Ferrari ngủ. Chúng không mang lại một sự an ủi nào trong những tháng cuối cùng của cuộc đời tôi. Điều thật sự mang lại cho tôi niềm vui trong mười tháng cuối cùng là tiếp xúc với người thân, bạn bè, những người chân thành chăm sóc tôi, cười và khóc cùng tôi. Họ có thể nhìn thấy sự đau đớn, chịu đựng mà tôi phải trải qua.

Để tôi chia sẻ với các em một câu chuyện khác. Khi tôi bằng tuổi các em, tôi ở khu King Edward VII. Tôi có một người bạn khá lạ lùng tên là Jennifer. Khi chúng tôi đi bộ, nếu thấy một con ốc sên trên đường, cô ta sẽ nhặt nó lên và đặt lại trong thảm cỏ. Tôi thắc mắc tại sao phải làm thế, sao phải bẩn tay chỉ vì một con ốc sên? Sự thật là cô ta đã cảm được rằng con ốc có thể bị đạp nát chết nếu nằm đó. Đối với tôi, nếu không tránh đường thì đáng bị đạp nát, chỉ là luật tự nhiên thôi. Đối ngược nhau quá, phải không?

Tôi được huấn luyện thành bác sĩ để có từ tâm, đồng cảm nhưng tôi không có. Là một bác sĩ trực trong bệnh viện chuyên trị ung thư NUH (National University Hospital), tôi từng chứng kiến bao nhiêu người chết. Tôi đã thấy họ đau đớn và chịu sự tàn phá của cơ thể vì cơn đau. Tôi cũng đã chứng kiến bệnh nhân nhấn nút morphine tiêm vào máu từng giờ từng phút vì không chịu nổi sự đau đớn dày vò. Nhiều bệnh nhân phải dùng oxygene để thở hơi thở cuối cùng. Nhưng đó là công việc. Khi xong việc tôi chỉ muốn chạy ngay về nhà vì nghĩ là đã hoàn tất công việc hằng ngày.

Tôi thực sự không hiểu họ đau đớn như thế nào cho đến khi tôi là bệnh nhân. Nếu được làm lại từ đầu với cương vị một bác sĩ, tôi sẽ đổi khác. Vì tôi đã trải qua cơn đau đớn mà bệnh nhân vấp phải nên tôi rất hiểu họ chịu đựng sự dày vò của đau đớn như thế nào.

Ngay khi các em vào năm thứ nhất, bắt đầu hành trình để trở thành nha sĩ giải phẫu, cho phép tôi thử thách các em hai điều.

Hiển nhiên, tất cả các em ở đây sẽ bắt đầu đi làm tư. Các em sẽ thành giàu có. Tôi bảo đảm với các em rằng, chỉ trồng răng, các em kiếm được bạc ngàn, mớ tiền không tưởng được. Và thật ra, không có gì sai trái với thành công, giàu có. Điều phiền toái duy nhất là nhiều người chúng ta, như bản thân tôi, không thể kiềm chế được.

Tại sao tôi nói như vậy? Bởi vì càng tích tụ, càng có nhiều, tôi lại muốn nhiều hơn. Càng ham muốn, tôi càng trở nên mê muội. Tôi trở nên mê muội đến nỗi chẳng còn việc gì thành vấn đề đối với tôi nữa. Bệnh nhân chỉ là một nguồn lợi tức và tôi vắt cạn từng xu từ họ.

Nhiều khi chúng ta quên mất mình cần phục vụ ai. Chúng ta lầm lạc đến nỗi chẳng phục vụ ai ngoài chính mình. Điều đó đã xảy ra với tôi. Trong khi khám bệnh, đôi khi chúng ta khuyên bệnh nhân chữa trị bệnh không hẳn có, không rõ rệt và ngay cả khi không cần thiết.

Ngay tại thời điểm này, tôi biết ai là bạn tôi, chân thành lo lắng cho tôi và ai chỉ muốn làm tiền tôi bằng cách bán buôn “hy vọng” cho tôi. Chúng ta đánh mất lương tâm vì chúng ta chỉ muốn kiếm tiền.

Tệ hại hơn, tôi có thể kể cho các em nghe, vài năm vừa qua, chúng tôi đã nói xấu đồng nghiệp, hạ thấp họ xuống để nâng mình lên. Điều đó đang xảy ra trong ngành y và ở mọi nơi. Tôi thử thách các em không để đánh mất lương tâm mình. Tôi trả giá đắt cho bài học này. Và tôi hy vọng các em sẽ không bao giờ phải như vậy.

Thứ hai là đa số chúng ta khi bắt đầu công việc đều chưa có “cảm giác” đối với bệnh nhân. Cho dù trong bệnh viện hay nhà thương tư cũng có vô số bệnh nhân để chữa trị. Tôi chỉ muốn bệnh nhân rời phòng làm việc của tôi càng sớm càng tốt. Đó là sự thật và trở thành một công việc bình thường hằng ngày.

Tôi đã thực sự hiểu bệnh nhân nghĩ về mình thế nào chăng? Thực ra là không. Nỗi lo sợ và lo âu của bệnh nhân và những thứ khác mà họ đã trải qua. Thực ra tôi cũng không biết đến khi tôi lâm trọng bệnh và đó là một sai lầm to nhất của hệ thống y khoa tân tiến. Chúng ta được huấn luyện để trở thành những chuyên gia y cũng như nha khoa nhưng chúng ta lại không hiểu bệnh nhân cảm nhận chúng ta như thế nào.

Tôi không đòi hỏi các em phải xúc động, vì như vậy cũng không chuyên nghiệp, mà chỉ hỏi chúng ta có thật sự cố gắng tìm hiểu nỗi đau đớn của họ không? Phần lớn là không, tôi có thể chắc chắn như vây. Do đó, tôi thử thách các em luôn đặt mình vào cương vị của bệnh nhân.

Bởi vì sự đau đớn, nỗi lo lắng, sợ hãi rất thực với họ mặc dù không thực đối với các em. Ngay hiện giờ, tôi đang chữa hóa trị lần thứ 5. Tôi có thể cho các em biết nó rất kinh khủng. Hóa trị là thứ các em không muốn ngay cả kẻ thù của mình phải trải qua vì bị hành, đau đớn, ói mửa. Cảm giác khủng khiếp. Và bây giờ, với chút năng lực còn lại, tôi tìm đến các bệnh nhân ung thư khác vì tôi thật sự hiểu được họ đau đớn, chịu đựng như thế nào. Hơi muộn màng và ít ỏi.

Các em có cả tương lai sáng lạn phía trước với tất cả tài năng và nhiệt huyết. Tôi thử thách các em, ngoài bệnh nhân của mình, hiểu thêm rằng có nhiều người ngoài kia đang thật sự đau đớn, thật sự khó khăn, đừng nghĩ rằng chỉ có người nghèo mới phải khổ. Điều này không đúng. Những người nghèo khó vốn sẵn không có gì, họ dễ dàng chấp nhận. Do đó, họ hạnh phúc hơn các em và tôi. Nhưng có nhiều người đang đau khổ về tâm thần, thể xác, tình cảm, vật chất… Chúng ta lựa chọn làm lơ hoặc chúng ta không muốn biết đến sự hiện hữu của họ.

Do đó đừng quên, khi các em được thành danh, hãy với tay đến những người cần sự giúp đỡ. Bất cứ việc gì các em làm đều có thể mang đến sự khác biệt lớn cho họ. Bây giờ tôi ở vị trí của người tiếp nhận, tôi hiểu rõ, thấy khác khi có người thật sự chăm lo, khuyến khích mình. Nhờ vậy mà tôi vẫn có thể nói chuyện với các em hôm nay.

Mọi người đều biết rằng sẽ có ngày phải chết, chúng ta ai cũng biết như vậy. Nhưng sự thật, không ai tin, vì nếu tin chúng ta đã sống một cách khác. Khi tôi phải đối diện với cái chết, tôi lột bỏ mọi thứ, chỉ tập trung vào thứ thiết yếu. Thật trái ngược rằng, chỉ khi sắp chết thì mình mới biết nên sống như thế nào. Tôi biết điều này nghe qua thật mơ hồ, nhưng đó là sự thật và tôi đang trải qua.

Đừng để xã hội bảo ban các em cách sống. Đừng để môi trường bắt các em phải làm gì. Điều này đã xảy ra cho tôi. Tôi tưởng như vậy là hạnh phúc. Tôi hy vọng các em suy nghĩ lại và sẽ tự quyết định cuộc sống của chính các em. Không phải do người khác bảo ban mà là các em quyết định, sống cho mình hay mang đến sự tốt đẹp cho đời sống của người khác. Hạnh phúc thật sự không có được khi chỉ sống cho mình. Sự thật không như tôi đã tưởng.

Tôi xin tóm lược, trong cuộc sống, chúng ta biết sắp xếp thứ tự trước sau càng sớm, càng tốt. Đừng giống như tôi. Tôi không còn cách nào khác và đã phải trả giá đắt cho bài học…”.


Khám phá đột phá về cơ giúp đốt cháy chất béo và tăng cường trao đổi chất khi ngồi

 Groundbreaking muscle discovery burns fat and increases metabolism while sitting

Nhiều bằng chứng khoa học trước đây đã cho thấy ngồi nhiều làm giảm thọ. Hai lý do chính là tuần hoàn kém và tích tụ mỡ gây kháng insulin và tiểu đường loại hai.
Một khám phá từ công trình nghiên cứu tại đại học Houston, Texas có thể giúp những người vì công việc phải ngồi ở bàn giấy hay máy vi tính nhiều giờ mổi ngày. Thí nghiệm trên nghiên cứu này cho thấy có thể làm giảm lượng đường máu trên bệnh nhân tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã tìm ra bắp thịt soleus của bắp chân tuy chỉ chiếm 1% của trọng lượng cơ thể nhưng lại đốt nhiều calorie khi vận động vì soleus không tích nhiều glycogen nên dùng năng lượng từ glucose trong máu và do đó đốt nhiều calorie cùng giúp giảm đường máu khi bệnh nhân và tình nguyện viên làm “soleus push up” (Nhếch Gót Chân Lên ) khi ngồi trên ghế hay xe lăn. Mời nhấn vào link để xem bài:

https://www.thebrighterside.news/post/groundbreaking-muscle-discovery-burns-fat-and-increases-metabolism-while-sitting

Cùng xem YouTube video qua link sau:

https://www.youtube.com/watch?v=yaK6TThRMdE

Cũng nên nhớ là phải tập thể dục để giúp tim và tuần hoàn. Tuy nhiên, khám phá này có thể giúp các nhân viên phải ngồi nhiều khi làm việc cùng bệnh nhân tiểu đường loại 2 cải thiện biến dưỡng để hy vọng tăng tuổi thọ.


BS Phạm Hiếu Liêm

Bổ sung vitamin D làm giảm 78% nguy cơ mắc chứng khó thở ở người lớn tuổi

Vitamin D supplements reduce the risk of dynapenia in older people by 78%

Bắp thịt bị teo trên người già gọi là sarcopenia khiến yếu sức và dễ bị té gây thương tích, tàn phế và tử vong.


Cách đây hơn 10 năm, tôi có viết về chứng sarcopenia:
Jack LaLanne died last month (svqy.org)

Chứng ấy có thể ngừa bằng tập thể dục với tạ không quá nặng và dùng phụ gia whey protein:
WHEY PROTEIN CHO NGƯỜI CAO TUỔI – BS PHẠM HIẾU LIÊM – Y KHOA THƯỜNG THỨC – Ái Hữu Biên Hòa (aihuubienhoa.com)
Vai trò của vitamin D cũng vô cùng quan trọng cho sức mạnh của bắp thịt:


Subject: Vitamin D supplements reduce the risk of dynapenia in older people by 78% | News-Medical

https://www.news-medical.net/news/20221213/Vitamin-D-supplements-reduce-the-risk-of-dynapenia-in-older-people-by-7825.aspx

Khi nursing home cho bệnh nhân uống vitamin D mổi ngày, tỷ lệ té ngã giảm hơn 30%.

 

Muốn Sống Lâu & Muốn Sống Khỏe

 Ngày 1/2/2023 , cơ quan Y tế NIH của Bộ Y Tế vừa công bố cuộc khảo cứu về sống lâu, tránh bị mắc bệnh kinh niên lúc về già., tránh Alzheimer Lãng Trí tuổi già.

Công trình khảo cứu của NIH được đăng trên tờ báo Y Khoa The Lancet, một tờ báo được coi là trong 5 tờ báo về Y Khoa được kính trọng nhất thế giới.

Công trình khảo cứu theo dõi 11,000 người trong 25- 30 năm để tìm hiểu ai sống lâu và ai sẽ ít bệnh khi tuổi già.

Các bác sĩ khảo cứu nhận xét thấy các người mà chất muối Na trong máu cao , thì hay chóng già, chết sớm` hơn các người khác , và hay bị các bệnh kinh niên tuổi già hơn các người mà chất muối Na thấp hơn trung bình.

Na/chất muối/ cao trong máu là triệu chứng thân thể ít chất nước, thiếu chất nước.

Nếu uống đầy đủ nước trong thân thể, thì chất muối Na được pha loãng ra, và không cao nữa.

Khi bắt đầu có tuổi thì nhiều người ngại uống nhiều nước vì phải đi tiểu nhiều, mà phòng Toilet đi tiểu lắm khi khó kiếm.

Việc này xẩy ra nhiều nhất khi đi du lịch Âu Châu , như bên Pháp , ít có toilet hơn bên Mỹ, phải vào các quán nước, Coffee, phải gọi 1 ly coffee hay phải trả 1 Euro khi dùng toilet của họ.

( Gần đây tôi du lịch tại Turkey chỉ phải trả 25 cents mà thôi, nhưng nếu qua biên giới vào Hy Lạp thì phải trả 1 Euro.)

Cũng may là các xe Bus tân tiến có toilet trên xe.

Tài xế Bus thường thường không muốn mình dùng, nhưng kệ, mình trả tiền du lịch thì minh có quyền dùng.

Các anh chị có thể vào link phía dưới đọc thêm kết quả của công trình của NIH này

Các anh chị vào link phía dưới cũng có thể coi Youtube.com của CBS để theo dõi.

Bộ Y tế Hoa Kỳ ước lượng là vào khoảng hơn 50% dân chúng Hoa Kỳ không uống nước đầy đủ để khỏe manh và tránh bệnh.

Bộ Y Tế khuyên chúng ta phải uống 9 ly nước mỗi ngày mới đầy đủ

Nguyen Thuong Vu

Good hydration linked with lower risk of chronic disease, increased longevity: study (msn.com)

  • Data from more than 11,000 adults show good hydration is associated with a decreased risk of developing chronic diseases and improved longevity.
  • Global surveys indicate around half of the world’s population does not meet recommended daily fluid intake levels.
  • Researchers suggest improving hydration may help curb chronic disease rates.

Many Americans are likely familiar with the well-known benefits of hydration, ranging from increased energy to better physical performance.

Now, new research shows adults who stay well-hydrated appear to be healthier, enjoy a lower risk of developing chronic diseases and may live longer overall compared with their less-hydrated peers.

That’s according to an NIH study published in eBioMedicine. Data from more than 11,000 participants collected over 25 years revealed higher serum sodium levels — which rise when fluid intake decreases — were associated with a 39 percent increased likelihood of developing chronic conditions like heart failure, stroke and dementia, compared with adults who had levels in the medium range.

“The results suggest that proper hydration may slow down aging and prolong a disease-free life,” said study author Natalia Dmitrieva in a release. Dmitrieva is a researcher in the Laboratory of Cardiovascular Regenerative Medicine at the National Heart, Lung, and Blood Institute.

(1) Drinking lots of water can help reduce effects of aging – YouTube

Middle-age high normal serum sodium as a risk factor for accelerated biological aging, chronic diseases, and premature mortality – eBioMedicine (thelancet.com)

Summary

Background

It is known that some people age faster than others, some people live into old age disease-free, while others develop age-related chronic diseases. With a rapidly aging population and an emerging chronic diseases epidemic, finding mechanisms and implementing preventive measures that could slow down the aging process has become a new challenge for biomedical research and public health. In mice, lifelong water restriction shortens the lifespan and promotes degenerative changes. Here, we test the hypothesis that optimal hydration may slow down the aging process in humans.

Findings

The analysis showed that middle age serum sodium >142 mmol/l is associated with a 39% increased risk to develop chronic diseases (hazard ratio [HR] = 1.39, 95% confidence interval [CI]:1.18–1.63) and >144 mmol/l with 21% elevated risk of premature mortality (HR = 1.21, 95% CI:1.02–1.45). People with serum sodium >142 mmol/l had up to 50% higher odds to be older than their chronological age (OR = 1.50, 95% CI:1.14–1.96). A higher BA was associated with an increased risk of chronic diseases (HR = 1.70, 95% CI:1.50–1.93) and premature mortality (HR = 1.59, 95% CI 1.39–1.83).

Interpretation

People whose middle-age serum sodium exceeds 142 mmol/l have increased risk to be biologically older, develop chronic diseases and die at younger age. Intervention studies are needed to confirm the link between hydration and aging.

https://www.youtube.com/watch?v=ShDZxySnvHo&t=2&authuser=0

Dùng đúng loại thuốc trị cao huyết á p để ngừa bệnh mất trí nhớ ở tuổi già

 Ở tuổi già, hầu như ai cũng sợ bị mất trí nhớ hay lãng trí. Vì đa số chứng lãng trí ở người già là do bệnh Alzheimer’s nên ai nấy đều mừng rở khi FDA gần đây chấp thuận thuốc mới chống beta-amyloid và có thể làm chậm sự tiến triển của căn bệnh quái ác ấy mặc dù kết quả khảo cứu lâm sàng cho thấy thuốc chỉ có công hiệu rất nhẹ, không thể gọi là khả quan.

Một điều ít ai để ý là trên người lớn hơn 60 tuổi, bệnh lãng trí, kể cả Alzheimer’s không còn lệ thuộc nhiều vào gene di truyền như các trường hợp hiếm hoi của bệnh Alzheimer’s trên người trẻ hoặc trung niên. Ở người già chứng lãng trí thường có liên hệ với các rối loạn biến dưỡng gây bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu và Tiểu Đường Loại 2.

Vào năm 2014-2015, tôi đã viết bài về các loại thuốc chống cao huyết áp có bằng chứng lâm sàng giúp bệnh nhân tránh khỏi các chứng lãng trí (dementia):

Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y Hiện Dịch (svqy.org)

Theo các khảo cứu hồi đó thì thuốc Nicardipine thuộc nhóm Dihydropyridine Calcium Channel Blocker và nhóm thuốc Angiotensin Receptor Blocker (ARB) có công hiệu phòng ngừa đáng kể.

Những năm kế tiếp, các khảo cứu khoa học cơ bãn cho thấy hệ thống Angiotensin Receptors trong mô óc đóng vai trò quan trọng trong lượng máu lưu thông qua óc, sự dùng đường glucose ở neuron và cả việc tích tụ beta-amyloid trong bệnh Alzheimer’s. Như tóm tắt trong sơ đồ sau đây:

Trong lúc các hoạt động viên của các hiệp hội ủng hộ khảo cứu bệnh Alzheimer’s mà họ cho rằng số người bệnh ngày càng gia tăng để hô hào tạo áp lực tăng ngân sách dành cho người già, thì khảo cứu ở Âu châu và Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trong quần chúng đang giảm 13% mỗi thập niên:

Dementia declining in the United States – Harvard Health

Đây là một tin vui trong Y giới nhưng bị báo chí và các hoạt động viên ém nhẹm vì họ không muốn mất áp lực chính trị để gia tăng ngân sách khảo cứu về bệnh Alzheimer’s. Một lý do đáng kể đưa đến tỷ lệ nhiễm bệnh mất trí nhớ giảm là do các Bác Sĩ tại Âu Mỹ đả chuyên tâm chửa chứng cao huyết áp mà trong đó một số không nhỏ bệnh nhân có may mắn được dùng thuốc có tác dụng làm giảm bệnh mất trí nhớ như đả nói ở trên.

Một khảo cứu công phu mới đây khẵng định vai trò của các loại thuốc trị cao huyết áp mà có thể ngừa bệnh mất trí nhớ vừa được công bố:

Association of Antihypertensives That Stimulate vs Inhibit Types 2 and 4 Angiotensin II Receptors With Cognitive Impairment | Dementia and Cognitive Impairment | JAMA Network Open | JAMA Network

Sau khi theo dỏi gần 5 năm, các bệnh nhân lớn tuổi dùng thuốc trị cao huyết áp có tác dụng kích thích Angiotensin II Receptors loại 2 và 4 được giảm nguy cơ mất trí nhớ đến 25%. Bài sau đây cho thấy rõ thuốc nào là ích lợi:

Association of Angiotensin II–Stimulating Antihypertensive Use and Dementia Risk | Neurology

Đó là các thuốc khá thông thường: Angiotensin I Receptor Blockers, Dihydropyridine Calcium Channel Blockers và Thiazide lợi tiểu làm giảm chứng mất trí nhớ đến 45%.

Tóm lại, bằng chứng khoa học mạnh nhất hiện nay để giảm nguy cơ của bệnh mất trí nhớ ở tuổi già (cả MCI và Dementia) là dùng các thuốc chống huyết áp cao khá thông thường như Losartan (ARB) hay Nicardipine hoặc Amlodipine và HCTZ. Không nên dùng ACE Inhibitor (ACE-I) và Beta-blockers hay Diltiazem,Verapamil etc….

Đặc biệt chú ý Beta-blockers vẫn được dùng cho bệnh tim nhưng nên tránh dùng để chửa huyết áp cao do thường đưa đến tai biến mạch máu não.

Hiện nay, dùng đúng loại thuốc chửa huyết áp cao có công dụng phòng ngừa mất trí nhớ tuổi già tốt hơn tập thể dục, ăn uống tốt và cả loại thuốc chống beta-amyloid mới được FDA chấp thuận theo các bằng chứng khoa học lâm sàng.

Phạm Hiếu Liêm, MD

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

Ăn thiếu chất béo (dầu và mỡ) hại sức khoẻ và nguy hiểm đến tính mạng

 Đầu tháng Chín năm nay (2014), trên mục Sức Khoẻ của một nhật báo lớn ở Mỹ, The New York Times, ký giả Anahad O’Connor đã viết một bài với nhan đề Lời Kêu Gọi Cho Cách Ẩm Thực Ít Chất Đường Thêm Chất Béo (A Call for a Low-Carb Diet That Embraces Fat).



https://www.nytimes.com/2014/09/02/health/low-carb-vs-low-fat-diet.html?_r=0

Bài báo này đánh dấu một sự chuyển hướng quan trọng trong dư luận và truyền thông Mỹ về vấn đề dinh dưỡng từ kỵ-chất-béo qua thêm-chất-béo trong thực phẩm. O’Connor muốn thông tin cho độc giả về các bằng chứng khoa học vững chắc cho thấy khi con người ăn bớt đường bột và ăn thêm chất béo (ngoại trừ trans fat), nguy cơ cuả bệnh tim mạch được giảm đi nhiều. Không những thế, họ còn giảm lượng mỡ trong cơ thể và xuống ký rõ rệt nhờ ăn thêm chất béo thay vì chất đường.

Kết quả khảo cứu mới nhất từ Đại Học Tulane, tài trợ bởi Viện Nghiên Cứu Y Học Quốc Gia Hoa Kỳ (NIH- National Institute of Health), đăng trên Nguyệt san Y học Annals of Internal Medicine trước đó, cho thấy sự khác biệt rõ ràng, như đã nói ở trên, giữa nhóm tiêu-thụ-bớt-đường-thêm-chất-béo và nhóm ăn-thực-phẩm-có-lượng-chất-béo-thấp như Chính phủ Liên bang và Hội Chuyên gia Bệnh Tim Hoa Kỳ vẫn đang khuyến khích hiện nay. Điểm đáng chú ý là cả hai nhóm đều không phải giới hạn lượng calorie tiêu thụ mỗi ngày như các chương trình dinh dưỡng khác. Kết quả của cuộc thí nghiệm này chứng tỏ rằng phong trào bài trừ chất béo trong thực phẩm trên hơn ba mươi năm qua ở Hoa Kỳ là sai lầm.

Vì đâu nên nỗi:

Từ thập niên 1950, Y học Hoa Kỳ đã biết rằng lượng mỡ cholesterol cao trong máu có liên hệ đến bệnh tim mạch nhưng nguồn gốc của cholesterol gia tăng trong máu thì vẫn rất mơ hồ. Cholesterol đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt của mỗi tế bào, đồng thời cũng là nguồn cội trong việc sản xuất các kích tố steroids và vitamin D rất quan trọng cho cơ thể. Trong suốt thập niên 1960, các nhà nghiên cứu y khoa xác định một vài chứng bệnh di truyền hiếm có thể gây lượng mỡ cao trong máu, nhưng trong đa số bệnh nhân tim mạch, lượng cholesterol đến từ thói quen ăn uống.

Một cuộc tranh luận gay gắt xảy ra giữa hai nhóm khoa học gia: Một nhóm tin rằng lượng cholesterol cao trong bệnh nhân là đến từ chất đường trong khi nhóm kia quả quyết rằng cao cholesterol là đến từ chất béo trong thực phẩm. Qua thập niên 1970, Giáo Sư Ancel Keys, thuộc ngành Dinh Dưỡng cuả Đại Học Minnesota, đưa ra kết quả của một cuộc nghiên cứu quan trọng trên bảy quốc gia Âu Mỹ cho thấy rằng tiêu thụ nhiều chất béo bão hoà từ mỡ động vật là nguyên do của cholesterol cao và bệnh tim mạch. Các khoa học gia khác đã nhanh chóng ủng hộ GS Keys và các hội chuyên khoa về tim cùng chính phủ Hoa Kỳ khuyến cáo người Mỹ nên ăn ít chất béo, nhất là mỡ động vật, và các công ty sản xuất thực phẩm nên giảm thiểu chất béo trước khi bày bán trên thị trường.

Hậu quả bi đát với vài “nghịch lý”:

Dân Mỹ vào siêu thị mua thực phẩm với các quảng cáo Ít Mỡ (Low Fat) hoặc Không Mỡ (No Fat) to tướng trên nhãn hiệu. Để thay thế bơ mà người Mỹ ưa quẹt vào bánh mì, khoa học gia lại tìm cách làm rắn mỡ thực vật lỏng bằng cách thay thế dạng Cis của axít béo với hydro qua gạch nối dạng Trans gọi là Trans Fat, một chất béo thực vật mới hoàn toàn nhân tạo không có trong thiên nhiên để thay thế bơ (margarine with trans fat). Trong các thập niên kế tiếp, từ 1980 cho đến bây giờ, Hoa Kỳ rồi các nước giàu có trên thế giới bị hoành hành với chứng mập phì và nạn dịch Tiểu Đường loại 2 ngày càng thêm nặng, vì đại đa số người dân nhiễm Hội Chứng Biến Dưỡng do sự kháng insulin trong cơ thể làm mập phì, tăng cholesterol và chất triglyceride trong máu, tăng huyết áp và chứng Tiểu Đường.

Cho đến 7-8 năm trở lại đây, nguyên do của nạn dịch này mới được xác định là người Mỹ đã dùng  đường và bột ngày thêm nhiều để bù đắp cho số calorie bị mất đi khi họ ăn ít chất béo; chất đường ngọt, nhất là đường fructose, là nguyên nhân của sự tích tụ mỡ trong gan, bụng và cả bắp thịt gây ra chứng kháng insulin (sau khi kháng insulin đã xảy ra thì cả đường glucose cũng trở thành nguy hại). Khách hàng đã phải trả một giá quá đắt về sức khoẻ và sinh mạng vì tiêu thụ các thực phẩm Ít Mỡ và Không Mỡ nhan nhản trên thị trường, trong lúc các bác sĩ của họ tiếp tục khuyến khích dinh duỡng kỵ chất béo, nhất là mỡ động vật, một cách sai lầm trong suốt 40 năm.

Một vài chuyện nghịch lý (paradox) phát hiện trong thời gian này, nhưng khoa học và chính phủ Hoa Kỳ vẫn không quan tâm và suy diễn đúng, vì vẫn còn bị mê hoặc với chính sách giảm chất béo:

1-Nghịch lý người Pháp. Dân Pháp thích ăn uống ngon miệng nên họ nhất định không ăn giảm chất béo nhất là mỡ động vật, vì làm như thế thức ăn sẽ mất mùi vị. Họ tiếp tục ăn bơ, phó mát, thịt bò, gà vịt ngỗng, heo, trứng….như thường lệ, nhưng tỷ số mập phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim mạch tại Pháp lại thấp hơn Hoa Kỳ và các nước Tây Âu lân cận. Nghịch lý này được giải thích vì người Pháp uống nhiều rượu vang đỏ có chất kháng ốc-xy và nhất là resveratrol.

2-Nghịch lý về thuốc chống cholesterol. Có hơn 6 nhóm thuốc làm hạ cholesterol trong máu được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận cho bán ở dược phòng, nhưng chỉ có nhóm thuốc statin đã chứng tỏ giúp bệnh nhân ngừa khỏi biến chứng tim mạch và sống lâu. Các nhóm thuốc kia, mặc dù hạ thấp cholesterol nhưng không ngăn ngừa được bệnh tim mạch. Hoá ra thuốc statin còn có tác dụng chống viêm, làm thành mạch máu trơn láng hơn, và có thể tăng thêm tuổi thọ với tác dụng trên tế bào.

3-Nghịch lý về biến chứng của Tiểu Đường loại 2. Mặc dù Hoa Kỳ đã và đang trải qua cơn dịch Tiểu Đường loại 2 với tiềm năng gây biến chứng tim mạch, trên thực tế số luợng tim đột quỵ (heart attack) và tai biến mạch máu não cùng tỷ số tử vong đã giảm đi từ 15 năm nay. Lý do là thuốc statin và các thuốc chống áp huyết cao đã được dùng rất phổ thông cho người Mỹ.

Nhờ cuộc khảo cứu của Đại Học Tulane và bài báo cảnh tỉnh của ký giả O’Connor mà hôm nay chúng ta biết rằng các “nghịch lý” kể trên không phải là nghịch lý gì cả. Y học và Chính phủ Hoa Kỳ đã sai lầm khi cổ võ và áp dụng cách dinh dưỡng thiếu chất béo. Cuộc khảo cứu 7 quốc gia cuả GS Keys đã bị các khoa học gia đương thời duyệt lại và cho thấy ông đã phạm nhiều sơ xuất dẫn đến kết quả không đúng với sự thật.

Ăn ít chất béo còn có hại cho sức khoẻ tổng quát vì cơ thể sẽ bị thiếu các sinh tố quan trọng hoà tan trong chất béo như sinh tố A, sinh tố D và sinh tố K.

Ăn thiếu chất béo, nhất là chất béo động vật, gây ra chứng xuất huyết não sau 45 tuổi với số tử vong cao như đã tường trình từ các nghiên cứu trên nữ điều dưỡng Mỹ (2001), người Nhật (2003) và người Ấn Độ (2012). Thiền sư Thích Nhất Hạnh bị xuất huyết não gần đây có lẽ vì tuổi cao và thiếu chất béo động vật như đã chứng tỏ qua các khảo cứu kể trên?

Ngoài ra, nhiều chứng ung thư thường xảy ra trên người có lượng cholesterol trong máu rất thấp, nhưng cho đến nay Y học vẫn chưa chứng minh được là ung thư làm hạ cholesterol hay thiếu cholesterol gây ra ung thư?

Kết Luận:

Hiện nay người Mỹ vẫn còn theo tiêu chuẩn ăn bớt chất béo cổ động bởi chính phủ Hoa Kỳ với lượng dầu mỡ dưới 30% của tổng số calorie tiêu thụ, và vì thế đã ăn quá nhiều đường bột để bù đắp với hậu quả tai hại. Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama buộc các em học sinh trường công lập Mỹ ăn trưa với thực phẩm ít béo ít đường từ quầy ăn nhà trường làm thức ăn tồi tàn và dở ẹc như nhai giấy bìa; tội nghiệp các em đang sức lớn mà đói meo. Các chuyên gia về bệnh tim còn sai lầm khi họ muốn giảm chất béo xuống đến 10% mổi ngày, mặc dù làm như vậy sẽ tăng hiểm nguy của xuất huyết não.

Theo nghiên cứu mới nhất đã nói ở đầu bài, nhóm tiêu thụ hơn 40% chất béo cho tổng số calorie từ thực phẩm đã xuống ký vì ăn mau no, ăn bớt đường bột, nên giảm nguy cơ của bệnh tim mạch. Chúng ta nên ăn uống thoải mái, thêm thịt cá gà vịt trứng tôm cua… với nhiều chất đạm và chất béo; không phải kiêng khem gì ngoài việc ăn bớt đường bột cơm gạo, và ăn thêm rau quả. Vào siêu thị chúng ta không mua thực phẩm Low Fat và No Fat và nhất quyết không tiêu thụ thực phẩm có chứa trans fat.

Trans fat thực vật là chất béo xấu duy nhất cho con người hiện nay.

Chất béo tốt là mono-unsaturated fat và omega-3-fatty acid có tác dụng chống viêm và ngừa bệnh tim mạch. Thực phẩm với chất béo tốt gồm có dầu olive, dầu canola, dầu gan cá, trái bơ (avocado), mỡ vịt, dầu dừa, dầu đậu phụng, lòng đỏ trứng, và còn nhiều nữa. Chất béo bão hoà từ mỡ bò, heo, hay chất béo poly-unsaturated từ dầu đậu nành, dầu bắp, v.v., cũng không độc hại gì nếu ăn vừa phải. Người ăn nhiều cá hay gà vịt rất ít khi bị tai biến mạch máu não, trong khi người ăn thiếu mỡ bị xuất huyết não nhiều hơn như chúng ta đã biết.

Pham H. Liem, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Khoa học về Hệ Gen (Genomics) và Y khoa Ứng hợp Cá nhân (Personalized Medicine) đang cách mạng hoá nền Y tế Hoa Kỳ: Những điều chúng ta cần biết hôm nay

 Gần đây trên mạng có hai tin tức rất quan trọng về Y khoa nhưng không được nhiều người để ý và phổ biến.

Mẩu tin thứ nhất là một bà lão 90 tuổi bị chứng ung thư phổi rất nặng, đã đến thời kỳ 4 khi được chẩn đoán vào năm 2012. May thay, các bác sĩ tại Viện Ung thư Winthrop Rockefeller, thuộc trường Y khoa University of Arkansas for Medical Sciences (UAMS), thử gen (gen, gốc Hy Lạp, phát âm gien) của bướu và tìm ra rằng tuy bà cụ không hút thuốc lá nhưng có gen đột biến (mutation) dạng ROS1 gây ra ung thư phổi, và có thể chữa được với thuốc Crizotinib. Thế là bà cụ, dù lúc ấy đã hơn 90 tuổi bị ung thư nặng, vẫn được chữa bằng phương pháp điều trị ứng hợp cá nhân (personalized medicine) với chỉ một thứ thuốc kể trên. Các bác sĩ đã không cần giải phẫu (Surgery) hay xạ trị (Radiotherapy), mà cũng không dùng các hỗn hợp hoá trị (Chemotherapy) vì cơ thể ở tuổi bà không thể nào chịu đựng được. Hai năm sau, ở tuổi 92, bà hoàn toàn khoẻ mạnh và khối bướu trong phổi đã biến mất. Đây là một trường hợp vô tiền khoáng hậu trong lịch sử Y học.

<https://www.uamshealth.com/news/?id=5350&sid=1&nid=10394&cid=5>

Trước đây, một khi bác sĩ định ra bệnh một loại ung thư phổi thì tất cả bệnh nhân có cùng loại và cùng thời kỳ sẽ được chữa trị giống nhau với nhiều phản ứng phụ mà lại ít công hiệu đưa đến tử vong cao.

Mẩu tin thứ hai xuất hiện trên ‘time.com’ hồi đầu tháng Giêng năm 2015. Các nhà khảo cứu tại bệnh viện Johns Hopkins đã chứng tỏ rằng hai phần ba (66%) ung thư của loài người là do đột biến ngẫu nhiên không may (unlucky random mutation) của tế bào gốc (stem cell) nên càng sống lâu thì càng dễ bị ung thư; tương tự như việc gặp tai nạn khi lái xe, càng lái nhiều thì tỷ lệ gặp càng tăng. Môi trường, độc tố và di truyền chỉ là phần nhỏ trong việc gây ra ung thư. Gen đột biến là lý do chính và ngoài tầm kiểm soát của con người.

<https://time.com/3650194/most-cancer-is-beyond-your-control-breakthrough-study-finds/>

Từ khi Chương trình Giải mã Hệ Gen của loài người (Human Genome Project) được hoàn tất tại Viện Y học Quốc gia (National Institute of Health) Hoa Kỳ năm 2003 mang đến sự phát triển của Khoa Hệ Gen học (ck Khoa học về Hệ Gen), hai mẩu tin trên báo hiệu cho chúng ta là giai đoạn Y khoa Ứng hợp Cá nhân dựa trên Khoa Hệ Gen học đã đến và sẽ cách mạng hoá Y khoa, bắt đầu với ngành Ung bướu (Oncology) rồi đến các ngành khác như Nhi khoa (Pediatrics), Thần kinh Tâm trí (Tâm Thần học, Psychiatry), Dược khoa Trị liệu (Pharmacotherapy) và tất cả các chuyên khoa khác trong Y học. Cuộc cách mạng này mang nhiều hứa hẹn tốt cho sức khoẻ của nhân loại.

Tóm lược lịch sử Y khoa từ Thượng Cổ đến Hiện Đại:

Từ thời Thượng Cổ và Tiền Sử, mỗi bộ lạc đều có pháp sư, phù thủy dùng pháp thuật, nghi lễ và thảo mộc để trị bệnh. Sang thời canh nông và có chữ viết, các nền văn minh cổ của nhân loại đều có một nền Y khoa riêng để phục vụ nhu cầu y tế trong xã hội. Y khoa phát triển hoặc trì trệ đồng nhịp với sự tiến hay thoái của các nền văn minh trong lịch sử như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, Ả Rập và Âu châu Phục hưng. Mặc dù ở địa điểm và niên đại khác nhau, các nền Y khoa nói trên có cùng nguyên tắc là quan sát (observation), kinh nghiệm (experience) và truyền thống (tradition).

Y khoa truyền thống (Traditional Medicine) mặc dù hữu ích cho nhu cầu y tế cuả dân chúng nhưng không có căn bản để tiến bộ nên thường dẫn đến tắc nghẽn rồi từ từ suy thoái qua nhiều thế hệ. Thời Phục hưng ở Âu châu mang đến tiến bộ trên nhiều phương diện kỹ thuật cũng như nghệ thuật, và một ngành học mới làm thay đổi đời sống của loài người từ sau thời canh nông: Khoa học Thực nghiệm với các môn Hoá học (Chemistry), Vật lý (Physics), Sinh Vật học (Biology), Sinh Lý học (Physiology), v. v.. Các tiến bộ này dẫn đến cuộc Cách mạng Kỹ nghệ tại Âu châu và Bắc Mỹ vào Thế kỷ thứ 19.

Claude Bernard xuất bản cuốn “Lược dẫn về môn Y khoa Thực nghiệm” (Introduction to the Study of Experimental Medicine) năm 1865 đánh dấu sự thay đổi quan trọng của ngành Y tại các cường quốc kỹ nghệ Âu châu đương thời: từ Y khoa truyền thống sang Y khoa với khoa học thực nghiệm.  Y học Thực nghiệm Âu châu dẫn tới nhiều khám phá khoa học quan trọng như Vi Trùng học (Microbiology) với các vĩ nhân như Pasteur và Koch cùng các môn đệ đã giúp tìm ra cách chữa và phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng, cứu sống vô số mạng người và dẹp bỏ được các dị đoan còn sót lại từ Y khoa Truyền thống ngày trước. Dân chúng Âu châu lúc ấy có hệ thống Y tế với chất lượng cao nhất thế giới.

Ở Á châu, Nhật cũng cải cách theo Y khoa Thực nghiệm trong thời Minh Trị Canh Tân và do đó có bộ môn Vi Trùng học tân tiến với ảnh hưởng của Koch. Trung Hoa cũng bắt đầu cải cách Y khoa sau Cách mạng Tân Hợi (1911) vì người cầm đầu cách mạng, Tôn Văn, cũng là một Y khoa Bác sĩ từ Hawaii. Việt Nam lúc ấy là thuộc địa Đông Dương của Pháp nên được người Pháp đem nền Tây Y thực nghiệm vào giúp mở mang hệ thống Y tế cho người bản xứ. Vài đệ tử cuả Pasteur đã đến Việt Nam; đặc biệt nhất là Yersin đã chọn nước ta làm quê hương thứ hai cho ông. Trường Y khoa Hà Nội, và sau 1954 là Y khoa Sài Gòn, dưới sự lãnh đạo cuả Giáo Sư Huard và các môn đệ người Việt đã đạt tiêu chuẩn khoa học tương đương với các trường ở Pháp. Các Giáo sư Thạc sĩ (Professeur agrégé, Tenured Professor) Y khoa Pháp gốc Việt đã điều hành và giảng dạy tại trường Y khoa Sài Gòn trong suốt hậu bán Thế kỷ thứ 20.

Tại Hoa Kỳ, trong suốt thời Cách mạng Kỹ nghệ, phần lớn ngành Y khoa còn lạc hậu so với Âu châu. Hệ thống Y tế vẫn dùng lối truyền thống với nhiều khuynh hướng phản khoa học và bịp bợm (Snake Oil Medicine). Cho đến đầu Thế kỷ thứ 20, Y khoa Thực nghiệm chỉ có ở một vài trung tâm Y học lớn như Johns Hopkins và 4-5 nơi khác mà thôi. Phần lớn các trường Y chỉ là trường dạy nghề và thiếu tiêu chuẩn khoa học để khảo cứu tiến bộ, cho đến khi một nhà giáo dục, Tiến Sĩ Flexner, viết một tường trình quan trọng về sự thiếu thống nhất và chất lượng thấp trong Y học của nước Mỹ. TS Flexner kêu gọi nâng cao trình độ Y học ở Mỹ với sự thống nhất chất lượng theo Y khoa Thực nghiệm và loại bỏ các trường thiếu tiêu chuẩn khoa học, nhất là các trường đào tạo lang băm bịp bợm. Từ đó, Y khoa Mỹ từ từ bắt kịp Y khoa Âu châu và cuối cùng, sau Thế Chiến thứ 2, đã vượt trội hẳn Âu châu cho đến ngày nay.

Khuyết điểm của Y khoa Thực nghiệm:

Y khoa Thực nghiệm là một khoa học tinh vi với nhiều phương tiện ngày càng tối tân giúp định bệnh chính xác và giúp bác sĩ hiểu rõ bệnh lý của chứng bệnh. Từ sự hiểu biết đó, bác sĩ chọn phương pháp chữa trị hợp lý nhất được khoa học chứng tỏ là hiệu quả để chữa cho bệnh nhân. Vì vậy, bệnh nhân có cùng một chứng bệnh sẽ được chữa trị giống nhau theo đúng sách vở, mặc dù trên thực tế, bác sĩ không thể biết trước ai sẽ lành bệnh và ai sẽ không thuyên giảm, hoặc tệ hơn, ai sẽ có phản ứng xấu với thuốc men trị liệu. Một ví dụ cụ thể xảy ra hằng ngày tại phòng mạch ở Mỹ: bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu được cho thuốc kháng sinh có chất sulfa mặc dù người bệnh đó là da đen gốc Phi châu, mà khoa học đã biết 10% chủng tộc ấy bị thiếu diếu tố Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (G6PD); do đó thuốc sulfa sẽ huỷ hoại hồng huyết cầu. Chứng thiếu G6PD này xảy ra từ các vùng cư dân mà tổ tiên bị sốt rét hành hạ nên đột biến di truyền hồng huyết cầu sinh hoá để đời sau bớt chết vì ký sinh trùng sốt rét.

Tổ tiên người Việt cũng điêu đứng vì sốt rét nhưng ngày nay bao nhiêu bệnh nhân gốc Việt ở Mỹ được cấp thuốc có chất sulfa? Có lẽ vì vậy nên không ít đồng bào vẫn thỉnh thoảng than phiền là thuốc Tây “nóng” chăng! Một ví dụ nữa là nhiều di dân Việt bị nhiễm lao phổi, thường là tiềm ẩn (latent TB infection) nhưng vẫn phải uống thuốc Isoniazid (INH) trong 9 tháng theo qui định của Cơ quan Kiểm soát Dịch tễ Hoa Kỳ (CDC) để tránh truyền nhiễm về sau. Tuy nhiên, ít bác sĩ để ý là đa số người Việt (và Hoa) có di truyền biến chất acetylate trên thuốc INH rất nhanh, nên thường cần liều lượng cao hơn bệnh nhân da trắng. Trong khi đó, người da trắng có nhóm không phân hoá được gốc methyl từ thuốc, nên khi họ uống codeine (methyl morphine) để chống đau thì sẽ không thấy công hiệu, vì họ sẽ không cô lập được morphine từ codeine. Trong vài năm tới, Khoa Hệ Gen học, Dược khoa Trị liệu và Y khoa Ứng hợp Cá nhân sẽ biến các ví dụ trên thành dĩ vãng xa xôi.

Quan trọng hơn nữa là bất chấp tất cả các tiến bộ khoa học vượt bực của Y khoa Thực nghiệm trong hai thế kỷ qua, ung thư vẫn còn bị xem là chứng nan y với nhiều tử vong. Mặc dù việc định bệnh của các loại ung thư đã trở nên rất chính xác theo mô học (pathology), cách chữa trị vẫn còn quá thô sơ và thô bạo bao gồm giải phẫu cắt bỏ, xạ trị hoặc hoá trị. Bệnh nhân bị hành hạ khủng khiếp vì xẻo cắt, rụng tóc, đau đớn do các cách điều trị tàn nhẫn mà không biết có thoát khỏi thần chết hay không. Đại đa số bệnh nhân ung thư trên 75 tuổi sẽ không được chữa tận tình, vì ở tuổi cao, họ sẽ không chịu đựng được các biến chứng của các phương pháp chữa trị. Khi khoa học bó tay thì lang băm lộng hành với các quảng cáo bịp bợm để làm tiền, hay các mách thuốc ngây ngô trên diễn đàn mạng (internet) khuyên ăn cái này, uống cái kia sẽ trị dứt ung thư. Vì sợ ung thư, người ta còn là nạn nhân của các hù doạ vô căn cứ như vào xe hơi mới phải mở cửa, xuống kính…, hay buồn cười hơn nữa là nhất định không ăn cánh gà để tránh ung thư tử cung?! Chuyện dài này kể suốt ngày cũng không hết!

Hai mẩu tin ở đầu bài này là tiếng gà gáy và tia sáng bình minh của cuộc cách mạng Y khoa đầu Thế kỷ thứ 21: Từ Y khoa Thực nghiệm sang Khoa Hệ Gen học và Y khoa Ứng hợp Cá nhân. Như đã thấy, 2/3 nguyên nhân của ung thư là do rủi ro từ tế bào gốc đột biến, ngoài tầm kiểm soát của bệnh nhân. Môi trường và độc tố chỉ có ảnh hưởng khoảng 25 - 30% trên ung thư (dùng thuốc lá vẫn là yếu tố môi trường lớn nhất hiện nay). Di truyền chỉ tác động trên 5 - 7% ung thư.

Tìm cho ra (sequence) và phân tích (analysis) hệ gen của một tế bào ung thư của bệnh nhân, rồi đem so sánh, đối chiếu với các hệ gen ung thư trong kho dữ liệu, có thể cho thấy một cách chính xác sự đột biến bệnh lý của bướu, và giúp tìm ra đúng loại thuốc chữa trị, nên một bà cụ 90 tuổi vẫn được chữa lành ung thư và lấy lại được sức khoẻ!

Yếu tố cần thiết để Khoa Hệ Gen học và Y khoa Ứng hợp Cá nhân có thể áp dụng hằng ngày tại phòng mạch bác sĩ:

Sau khi chương trình giải mã hệ gen của loài người (sequence search and analysis of human genome) hoàn tất từ hơn mười năm trước, Khoa Hệ Gen học đã phát triển rất nhanh tại Hoa Kỳ. Đó là nhờ kỹ thuật điện toán tối tân với tốc độ cực nhanh, là những yếu tố rất quan trọng không thể thiếu. Kỹ thuật giải mã hệ gen của Khoa Hệ Gen học tiến rất nhanh, đồng bộ với tiến độ của máy siêu vi tính: Với tốc độ máy vi tính tăng gấp đôi mỗi sáu tháng trong hai năm vừa qua, kỹ thuật giải mã hệ gen vẫn không vì thế mà mất độ chính xác. Nhờ vậy nên tổn phí cũng giảm xuống từ hơn 5000 đô la cho việc giải mã một hệ gen của một khách hàng cách đây ba năm xuống còn dưới 1000 đô cho mỗi người trong năm vừa qua (2014).

Các viện khảo cứu ung thư làm việc cật lực và phát hiện nhiều đột biến bất thường trong gen của nhiều chứng ung thư, tích luỹ chúng trong một kho dữ liệu (data base) khổng lồ, và mỗi ngày vẫn phải bổ túc với các khám phá mới. Hiện nay, người ta giữ hệ gen của một người khoẻ mạnh trong máy siêu vi tính; và đến khi cần, bác sĩ có thể dùng kho dữ liệu về ung thư để tham khảo, tra cứu, từ đó sẽ biết là người này có thể nhuốm loại ung thư nào trong tương lai hầu tìm cách ngăn ngừa. Hiện nay, việc tham khảo và tra cứu này tốn vài trăm đô la. Tuy nhiên, khi kỹ thuật thêm tiến bộ và với số người sử dụng dịch vụ này gia tăng, giá thành sẽ xuống. Thực tế cho thấy, đã từng có người nhuốm ung thư, như bà cụ 90 tuổi kể trên, việc đem gen trong bướu của người bệnh ra so sánh, đối chiếu với các hệ gen trong kho dữ liệu ung thư là một việc làm hết sức cần thiết và hữu ích, qua đó bác sĩ sẽ tìm ra loại đột biến gây ung thư; và nếu may mắn, kiếm được đúng thứ thuốc để chữa trị cho lành hẳn.

Trong chuyên khoa săn sóc trẻ sơ sinh (Khoa Sơ sinh học, Neonatology) hiện nay, máu cuống rốn của các em mới sinh nên được cất giữ để bảo tồn tế bào gốc. Trong tương lai gần, khi bảo hiểm Y tế chịu thanh toán y phí, hệ gen của các em sẽ được giải mã và giữ trong hồ sơ vi tính để dùng trong phòng ngừa, và nếu cần, chữa trị các bệnh về sau.

Những người mắc bệnh mãn tính như tiểu đường (diabetes mellitus), bệnh tim mạch (cardiovascular disease), ung thư (cancer), nếu có hệ gen giải mã và tồn trữ trong hệ thống siêu vi tính, với Y khoa Ứng hợp Cá nhân phát huy từ việc sử dụng kho dữ liệu, họ sẽ được chăm sóc tốt hơn nhờ chương trình phòng ngừa hiệu quả. Một khi nhuốm bệnh cấp tính như nhiễm trùng cần thuốc kháng sinh thì bác sĩ sẽ biết ngay thuốc nào không hợp, có thể gây biến chứng nguy hiểm, để tránh dùng. Các dược sĩ phát thuốc các loại cũng sẽ biết để chỉ dẫn chính xác và dùng liều lượng thích hợp cho bệnh nhân căn cứ vào dữ liệu từ máy vi tính để đề phòng phản ứng thuốc trước khi họ phải hứng chịu hậu quả.

Hiện nay các trường Y khoa lớn ở Hoa Kỳ đã có bộ môn học về hệ gen và y khoa ứng hợp cá nhân để khảo cứu, dạy sinh viên, và săn sóc bệnh nhân, nhất là bệnh nhân ung thư.Trong 5 hay 10 năm tới, kỹ thuật của Khoa Hệ Gen học gắn liền với siêu vi tính sẽ càng phát triển nhanh chóng và thực dụng. Phí tổn sẽ hạ xuống dần, và các hãng bảo hiểm Y tế sẽ thấy là thà chịu một phí tổn ban đầu khoảng dưới 1000 đô la để giải mã hệ gen cho mỗi bệnh nhân còn hơn là phải chi phí nhiều gấp bội về sau này cho suốt đời người đó nếu như cứ dùng cách điều trị ít hiệu quả với hệ thống Y khoa Thực nghiệm ngày nay.


Phạm Hiếu Liêm, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Phụ soạn: Lê Văn Thu, MD
Editor, Certified Medical Translator

Vài loại thuốc chống huyết áp cao có thể ngừa được chứng lãng trí Alzheimer. Thuốc nào tốt nhất?

 Một nỗi sợ ở tuổi già là bị chứng lãng trí Alzheimer. Đôi khi vô tình quên một vài chuyện nhỏ nhặt thì lại giật mình tự hỏi: Phải chăng đó là dấu hiệu của Alzheimer? Ở tuổi 60 trở lên thì ai cũng có biết một hai trường hợp của thân nhân, bạn bè bị lãng trí Alzheimer, và những gì xảy ra cho họ trước khi phải vào viện dưỡng lão hay qua đời tại gia. Vì thế, sự lo âu về lãng trí Alzheimer không phải là vô căn cứ.

Trong số người lớn tuổi bị lãng trí thì khoảng 85% bị bệnh Alzheimer hoặc bệnh mạch máu của não bộ, hay cả hai chứng cùng một lúc (theo phẫu nghiệm tử thi). Có lẽ vì vậy nên trong thập niên vừa qua y học đã cho thấy tập thể dục nhẹ, đi bộ siêng năng, uống thuốc trị áp huyết cao và hạ cholesterol để ngăn ngừa bệnh tim mạch đều có thể làm giảm nguy cơ lãng trí, kể cả chứng Alzheimer. Thật vậy, từ năm 2008 tới nay, tại Hoa Kỳ, mặc dù tổng số người bị lãng trí có gia tăng, nhưng tỷ lệ người mắc bệnh Alzheimer trên mỗi nhóm tuổi (tính theo thập niên 70, 80, 90) lại giảm bớt so với các năm trước.

Bệnh huyết áp cao thường thấy sau tuổi 40 trên cả nam lẫn nữ, và bác sĩ có thể kê toa rất nhiều loại thuốc để chữa trị. Tuy nhiên, tiến bộ khoa học trong mấy năm vừa qua cho thấy chỉ có hai loại thuốc chống huyết áp cao có thể làm giảm bớt chứng lãng trí Alzheimer một cách hiệu quả.

Bằng chứng trong phòng thí nghiệm (in vitro):

Nguyên nhân của chứng lãng trí trên người bị huyết áp cao lâu năm là vì các thành động mạch nhỏ trong não bộ trở nên dày và cứng, mất hết tính đàn hồi co giãn. Vì thế nên đường kính của động mạch nhỏ dần và lượng máu lưu thông bị trì trệ và giảm xuống. Qua thời gian, có nhiều vi huyết quản bị bế tắc tạo nên những hốc trống nho nhỏ (lacunes) gây nên các phản ứng viêm tương tự như trong các chấn thương sọ não. Từ từ người bệnh trở nên lãng trí.

Bệnh Alzheimer có căn di truyền từ nhiều genes. Một vài genes hiếm gây bệnh nặng trên người khá trẻ tuổi (khoảng 40-50) mà hiện nay chưa có phương cách ngăn ngừa hay chữa trị. Trong khi gene ApoE4 lại thường thấy trên người bệnh 60 tuổi trở lên; gene này cũng liên hệ với chứng cholesterol cao và bệnh tim mạch. Tế bào thần kinh tại não bộ (neuron) của bệnh nhân bắt đầu kháng insulin và không dùng được glucose từ máu để tạo năng lượng; nếu lượng máu vào não giảm vì bệnh cứng động mạch thì oxygen vào não cũng thiếu gây ra suy năng lượng trầm trọng.

Tế bào thần kinh não bộ bắt đầu phản ứng bằng cách hấp thụ nhiều calci (calcium) và gây tổn thương cho hệ thống ống nhỏ li ti (microtubule), dẫn tới hư hại của chất đạm Tau, là một chất đạm quan trọng cho sự vận chuyển qua các ống nhỏ trong tế bào thần kinh não bộ. Trên màng vỏ của tế bào thần kinh tại não bộ, lúc ấy, sẽ xuất hiện chất beta amyloid dưới dạng 42-amino-axít không thể hoà tan (thay vì dạng 40-amino-axít hoà tan) và kết tụ thành mảng trong não bộ. Hiện tượng này xảy ra khi một gene của hệ thống angiotensin bị kích thích. Mảng beta amyloid gây phản ứng viêm rất nhanh và cùng với sự hấp thụ calci quá tải sẽ gây nên sự hủy diệt của tế bào thần kinh não bộ và bệnh nhân trở thành lãng trí mỗi ngày mỗi nặng. Trên người lớn tuổi ta có thể thấy tại sao trong đa số người bệnh chứng áp huyết cao, chứng lãng trí do cứng mạch máu và bệnh Alzheimer thường xảy ra cùng nhau.

Căn cứ vào sự hiểu biết kể trên, các nhà khảo cứu y học để ý đến hai loại thuốc chữa áp huyết cao có triển vọng giúp chứng lãng trí.

1-      Loại thuốc chặn mạch calci vào tế bào (CCB-Calcium Chanel Blocker): Thí nghiệm trên não bộ của chuột cho thấy loại thuốc CCB thuộc nhóm dihydropyridine thuộc thể L-type có thể vượt qua được ranh giới giữa máu và não bộ (blood brain barrier), vì thế có công hiệu giúp tế bào thần kinh não bộ sống sót khi bị hư hại vì cứng mạch máu hay vì beta amyloid.

2-      Loại thuốc chặn sự sản xuất của angiotensin (ACE Inhibitor) và loại thuốc chặn sự tiếp thu của angiotensin (ARB-Angiotensin Receptor Blocker) làm gia tăng lượng máu tuần hoàn đến não bộ, và khi vào não bộ sẽ làm giảm sự sản xuất của beta amyloid cùng các chứng viêm giúp tế bào thần kinh não bộ được trường tồn.

Bằng chứng lâm sàng (in vivo):

Nhiều thử nghiệm lâm sàng trong mấy năm qua đã xác nhận các bằng chứng khoa học từ phòng thí nghiệm. Hai thử nghiệm điển hình là:

1-      Cuộc thử nghiệm tại Âu Châu trên người lớn tuổi với chứng cao huyết áp systolic - tạm dịch huyết áp cao kỳ thu tâm - (Syst-Eur, Systolic Hypertension in Europe) theo dõi 4695 bệnh nhân trong đó có nhóm được chữa với Nicardipine, một L-type dihydropyridine, so sánh với các nhóm khác. Sau hai năm, số người nhuốm bệnh lãng trí Alzheimer giảm 50% trong nhóm nicardipine so với các nhóm khác, nên từ đó tất cả bệnh nhân đều dùng nicardipine để chữa áp huyết cao.

2-      Tại Hoa Kỳ, hồ sơ của 819491 bệnh nhân lớn tuổi đang chữa trị tại hệ thống Bệnh Viện Cựu Chiến Binh vì áp huyết cao được dò lại sau bốn năm. Kết quả cho thấy loại thuốc ARB (Losartan, Valdesartan, etc…) ngăn ngừa được bệnh lãng trí Alzheimer hiệu quả nhất, kế đó là thuốc Lisinopril, một ACE Inhibitor, và sau cùng là nhóm được chữa với các thuốc chống huyết áp cao khác. Trên người đã nhuốm bệnh lãng trí và Alzheimer, thuốc ARB dẫn đến việc ít nhập viện dưỡng lão và ít tử vong hơn so với các nhóm kia như thấy trên hình 1 dưới đây:

           

Xin chú thích thêm là tại Hoa Kỳ, thuốc dihydropyridine phổ thông được dùng để chống huyết áp cao là Nifedipine; thuốc ấy không thấm vào não bộ được (không như Nicardipine dùng trong thử nghiệm Syst-Eur).

Kết luận:

Cho đến hôm nay, kết quả thử nghiệm y học cho thấy bệnh nhân có huyết áp cao tại Hoa Kỳ, vì lý do này hay lý do khác, nếu e ngại rằng mình có thể nhuốm bệnh lãng trí Alzheimer, nên thảo luận với bác sĩ điều trị để dùng thuốc chống huyết áp cao ARB (thuốc Losartan được bán với tên tổng quát nên không đắt tiền). Trong trường hợp không hạp thuốc ARB, bác sĩ nên dùng thuốc Nicardipine với cùng mục đích nêu ở trên.

Pham H. Liem, MD
Former Jackson T. Stephens Professor and Vice-Chairman of the Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Dùng đúng loại thuốc trị cao huyết áp để ngừa bệnh mất trí nhớ ở tuổi già

  Ở tuổi già, hầu như ai cũng sợ bị mất trí nhớ hay lãng trí. Vì đa số chứng lãng trí ở người già là do bệnh Alzheimer’s nên ai nấy đều mừng rở khi FDA gần đây chấp thuận thuốc mới chống beta-amyloid và có thể làm chậm sự tiến triển của căn bệnh quái ác ấy mặc dù kết quả khảo cứu lâm sàng cho thấy thuốc chỉ có công hiệu rất nhẹ, không thể gọi là khả quan.

Một điều ít ai để ý là trên người lớn hơn 60 tuổi, bệnh lãng trí, kể cả Alzheimer’s không còn lệ thuộc nhiều vào gene di truyền như các trường hợp hiếm hoi của bệnh Alzheimer’s trên người trẻ hoặc trung niên. Ở người già chứng lãng trí thường có liên hệ với các rối loạn biến dưỡng gây bệnh cao huyết áp, cao mỡ máu và Tiểu Đường Loại 2.
Vào năm 2014-2015, tôi đã viết bài về các loại thuốc chống cao huyết áp có bằng chứng lâm sàng giúp bệnh nhân tránh khỏi các chứng lãng trí (dementia):
Theo các khảo cứu hồi đó thì thuốc Nicardipine thuộc nhóm Dihydropyridine Calcium Channel Blocker và nhóm thuốc Angiotensin Receptor Blocker (ARB) có công hiệu phòng ngừa đáng kể.
Những năm kế tiếp, các khảo cứu khoa học cơ bãn cho thấy hệ thống Angiotensin Receptors trong mô óc đóng vai trò quan trọng trong lượng máu lưu thông qua óc, sự dùng đường glucose ở neuron và cả việc tích tụ beta-amyloid trong bệnh Alzheimer’s. Như tóm tắt trong sơ đồ sau đây:



Trong lúc các hoạt động viên của các hiệp hội ủng hộ khảo cứu bệnh Alzheimer’s mà họ cho rằng số người bệnh ngày càng gia tăng để hô hào tạo áp lực tăng ngân sách dành cho người già, thì khảo cứu ở Âu châu và Mỹ cho thấy tỷ lệ mắc bệnh trong quần chúng đang giảm 13% mỗi thập niên:
Đây là một tin vui trong Y giới nhưng bị báo chí và các hoạt động viên ém nhẹm vì họ không muốn mất áp lực chính trị để gia tăng ngân sách khảo cứu về bệnh Alzheimer’s. Một lý do đáng kể đưa đến tỷ lệ nhiễm bệnh mất trí nhớ giảm là do các Bác Sĩ tại Âu Mỹ đả chuyên tâm chửa chứng cao huyết áp mà trong đó một số không nhỏ bệnh nhân có may mắn được dùng thuốc có tác dụng làm giảm bệnh mất trí nhớ như đả nói ở trên.
Một khảo cứu công phu mới đây khẵng định  vai trò của các loại thuốc trị cao huyết áp mà có thể ngừa bệnh mất trí nhớ vừa được công bố:
Sau khi theo dỏi gần 5 năm, các bệnh nhân lớn tuổi dùng thuốc trị cao huyết áp có tác dụng kích thích Angiotensin II Receptors loại 2 và 4 được giảm nguy cơ mất trí nhớ đến 25%. Bài sau đây cho thấy rõ thuốc nào là ích lợi:
Đó là các thuốc khá thông thường: Angiotensin I Receptor Blockers, Dihydropyridine Calcium Channel Blockers và Thiazide lợi tiểu làm giảm chứng mất trí nhớ đến 45%.
Tóm lại, bằng chứng khoa học mạnh nhất hiện nay để giảm nguy cơ của bệnh mất trí nhớ ở tuổi già (cả MCI và Dementia) là dùng các thuốc chống huyết áp cao khá thông thường như Losartan (ARB) hay Nicardipine hoặc Amlodipine và HCTZ. Không nên dùng ACE Inhibitor (ACE-I) và Beta-blockers hay Diltiazem, Verapamil etc….
Đặc biệt chú ý Beta-blockers vẫn được dùng cho bệnh tim nhưng nên tránh dùng để chửa huyết áp cao do thường đưa đến tai biến mạch máu não.
Hiện nay, dùng đúng loại thuốc chửa huyết áp cao có công dụng phòng ngừa mất trí nhớ tuổi già tốt hơn tập thể dục, ăn uống tốt và cả loại thuốc chống beta-amyloid mới được FDA chấp thuận theo các bằng chứng khoa học lâm sàng.
Phạm Hiếu Liêm, MD