Thứ Tư, 8 tháng 3, 2023

Nữ điều dưỡng nén đau hiến trái tim con và "lần đầu tiên" của BV Chợ Rẫy

 

Hoàng Lê

(Dân trí) - Lần đầu tiên trong lịch sử ghép tạng của mình, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện hỗ trợ các kỹ thuật để trái tim của người hiến ở TPHCM đến được lồng ngực người nhận tại Hà Nội một cách trọn vẹn nhất.

Ngày 1/3, trao đổi với phóng viên Dân trí, bác sĩ Ngô Văn Hồng, Trưởng khoa Mắt, Bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM cho biết, ông cùng cộng sự vừa hoàn tất 2 ca ghép giác mạc trong các ngày 27/2 và 28/2 cho các bệnh nhân ngày đêm khát khao tìm lại ánh sáng.

Hai bệnh nhân được ghép giác mạc là cô gái tên C.N.B.T. (20 tuổi, ngụ TP Đà Lạt) bị loạn dưỡng giác mạc và chàng trai H.V.N. (30 tuổi, ngụ TPHCM) mang sẹo giác mạc nặng. Không có đôi mắt bình thường như bao người khác, cuộc sống của họ trước đây là bóng tối, bất tiện trong sinh hoạt lẫn ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, tinh thần.

Nữ điều dưỡng nén đau hiến trái tim con và lần đầu tiên của BV Chợ Rẫy - 1

Các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thời điểm tiếp nhận giác mạc từ người hiến (Ảnh: BV).

Sau mổ, dự kiến các bệnh nhân sẽ còn nằm lại theo dõi việc phục hồi từ 4-5, trước khi được cho xuất viện. Và đây cũng là 2 trường hợp cuối cùng trong chuỗi 6 ca mổ ghép các phần cơ thể hiến tặng trước khi qua đời của anh M. (35 tuổi, quê An Giang).

Ngày 24/2, anh M. bị tai nạn giao thông nghiêm trọng, dẫn đến chết não. Biết tình trạng không thể cứu chữa của con, mẹ bệnh nhân là một nữ điều dưỡng công tác hơn 30 năm tại chính Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định hiến tạng và các phần cơ thể còn chức năng hoạt động của con để những mảnh đời khác có cơ hội được cứu sống.

Nữ điều dưỡng nén đau hiến trái tim con và lần đầu tiên của BV Chợ Rẫy - 2

Người mẹ là nữ điều dưỡng nén đau đớn để chấp nhận hiến các phần cơ thể con trai cứu 6 người (Ảnh: LMH).

"Khi hỏi vì sao chị đăng ký hiến tạng con trai, chị xúc động nói: Hơn 30 năm làm việc ở Chợ Rẫy, tôi thấu hiểu nổi đau, bệnh tật của bệnh nhân, nên tôi nén mất mát để cứu người, xoa dịu niềm đau... Mặc dù con chết nhưng đã cứu được 6 người, mong cho con ra đi thanh thản" - Thạc sĩ Lê Minh Hiển, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Chợ Rẫy kể lại giây phút cuối cùng người mẹ tiễn biệt con trai mà ông chứng kiến.

Ngay khi tiếp nhận thông tin, ekip hiến ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy lập tức được kích hoạt. Sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng của bệnh nhân, các bác sĩ xác định có thể tiếp nhận được 6 phần quà tặng thiêng liêng, gồm quả tim, hai quả thận, hai giác mạc và phần da.

Do trong danh sách bệnh nhân tại Bệnh viện Chợ Rẫy không có người chờ ghép tim nhóm máu B, do đó Trung tâm Điều phối quốc gia đã điều phối quả tim đến Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), các phần còn lại được Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận.

Nữ điều dưỡng nén đau hiến trái tim con và lần đầu tiên của BV Chợ Rẫy - 3

Các bác sĩ vận chuyển quả tim sau khi được tiếp nhận ra ngoài để chờ chuyển giao ra Hà Nội (Ảnh: BV).

Lúc này, khó khăn xuất hiện. Nếu chờ đến lúc bệnh nhân nhận tim ở Hà Nội có mặt tại TPHCM để lấy máu thực hiện xét nghiệm phản ứng chéo kiểm tra độ phù hợp, có thể làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các tạng.

Trước tình huống trên, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục được giao nhiệm vụ hỗ trợ nhân sự đưa máu của người hiến ra Bệnh viện Việt Đức. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử ghép tạng của mình, Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện hỗ trợ các kỹ thuật, để đảm bảo thời gian an toàn cho trái tim của người hiến được tiếp nhận trong tình trạng khỏe mạnh.

22h ngày 25/2, nhân viên y tế Bệnh viện Chợ Rẫy một mình ôm thùng chứa mẫu máu người hiến, lên chuyến bay khẩn ra Hà Nội. Cùng thời điểm này, ekip ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức cũng bay vào TPHCM chuẩn bị vận chuyển trái tim về Hà Nội. Đến 4h, việc tiếp nhận các phần tạng của ekip bác sĩ hai bệnh viện hoàn thành.

Nữ điều dưỡng nén đau hiến trái tim con và lần đầu tiên của BV Chợ Rẫy - 4

Các bác sĩ tại Bệnh viện Việt Đức, Hà Nội tiến hành ghép quả tim từ người hiến tặng cho bệnh nhân (Ảnh: BV).

Không phụ tấm lòng của gia đình và sự cố gắng của các bác sĩ, tại phòng ghép thận, hai bệnh nhân có nước tiểu sau vài giờ ghép. Đó là hai cô gái trẻ, bị suy thận nặng và đều có hoàn cảnh rất khó khăn. Riêng bệnh nhân P.T.L.T (16 tuổi, ngụ Phú Yên) còn có chị em khác bị suy thận, cha bị bệnh nan y. Hơn 3 năm nay, người mẹ phải vào TPHCM mướn nhà trọ đi làm thuê, kiếm tiền cho 2 con chạy thận nhân tạo.

Người nhận da là cô gái tên N. (23 tuổi, ngụ Kiên Giang) bị bỏng lửa xăng 30% diện tích của cơ thể, tình trạng nhiễm khuẩn nặng. Tại Bệnh viện Việt Đức, quả tim của người hiến đã đập trong lồng ngực người nhận sau 8 giờ ghép, với sự tham gia của hơn 40 y bác sĩ thuộc nhiều đơn vị. Và đến nay, hai giác mạc đã yên vị trên những cơ thể mới.


Tin liên quan


Ghép đa tạng ơ vn

 

Hôm qua 27/2, tôi đọc được câu chuyện về mẹ là nhân viên y tế, hơn 30 năm làm điều dưỡng ở BV Chợ Rẫy tiễn biệt con trai-người đàn ông 35 tuổi hiến trái tim, da, thận, giác mạc cứu 6 người thật cảm động!

 

Chứng kiến con trai không qua khỏi, chị dằn lòng quyết định hiến tặng các tạng còn chức năng hoạt động của con để cứu sống những người khác. 

 

Chị xúc động nói “hơn 30 năm làm việc ở Chợ Rẫy, tôi thấu hiểu nổi đau, bệnh tật của BN, nên tôi nén mất mát để cứu người, xoa dịu niềm đau”! Chị từ biệt con “Mặc dù con chết nhưng đã cứu được 6 người, mong cho con ra đi thanh thản”.

 

4 giờ sáng 26/2, ê-kip ghép tạng của Bệnh viện Việt Đức đã rời khoa Phẫu thuật Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Chợ Rẫy, mang quả tim của người hiến ra sân bay về Hà Nội. Ê-kíp ghép tạng của Bệnh viện Chợ Rẫy nối tiếp nhận 2 quả thận và 2 giác mạc cùng da của người hiến.

 

Tại phòng ghép thận của Bệnh viện Chợ Rẫy, hai ca ghép thận đã được hoàn thành, tình trạng bệnh nhân ổn định và có nước tiểu sau vài giờ ghép.

 

Người được nhận thận là P.T.L.T. (16 tuổi, trú tại Phú Yên) hoàn cảnh rất khó khăn, có 2 chị em đều bị suy thận, cha mắc bệnh hiểm nghèo. Hơn 3 năm nay, 3 mẹ con thuê nhà trọ ở TP.HCM để người mẹ đi làm thuê, kiếm tiền cho 2 con chạy thận nhân tạo.

 

Người còn lại là L.T.A.T. (27 tuổi). Quả thận từ người đàn ông xa lạ đã hồi sinh cuộc đời của hai cô gái trẻ. Người thứ 3 được nhận da hiến là cô gái 24 tuổi N.T.C.N., trú tại Kiên Giang. Cô gái này bị bỏng lửa xăng, mất khoảng 30% da trên cơ thể, nhiễm khuẩn nặng. Nếu không được ghép da che phủ, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng suy mòn, nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ tử vong rất cao.

 

Hai giác mạc của người hiến được bảo quản chờ người nhận đang trên đường đến bệnh viện để ghép vào ngày 27/2.

 

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, quả tim của người hiến đã được đập trong lồng ngực mới sau 8 giờ ghép... https://zingnews.vn/nguoi-dan-ong-35-tuoi-hien-trai-tim-da-than-giac-mac-cuu-6-nguoi-post1406972.html 

 

Có lẽ ở thế giới bên kia anh sẽ thanh thản khi một phần thân thể mình còn ở lại giúp đời và chị cũng dịu bớt nỗi đau quá lớn này! Trân trọng mẹ con chị...

 

Ảnh Nguyên Hạnh

Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2023

Metformin, thần dược Trời ban cho lão khoa

 


Metformin, Thần Dược Trời Ban Cho Lão Khoa

Tôi chọn ngành Lão Khoa sau khi đọc cuốn sách “Sống sót làm chi? Tuổi già ở Mỹ” (Why Survived? Being Old in America) của Bác Sĩ Robert Butler. Sách thắng giải Pulitzer năm 1976 tả chân các sự tồi tệ trong cách phục vụ người già trong các nhà dưỡng lão ở Mỹ. Năm 1975 tôi không thể về Việt Nam để phục vụ Không Quân VNCH vì miền Nam đã bị VC thôn tính. Tôi đi vào ngành Lão Khoa với hy vọng góp phần cải tiến các hiểu biết Y học về bệnh tật trên người già và cải thiện việc săn sóc người già trong các nhà dưỡng lão thay thế tình trạng đen tối trong sách của BS Butler.

Trong hai mươi năm đầu, tôi chuyên chú khảo nghiệm các bệnh lãng trí trên người già, nhất là bệnh Alzheimer’s cùng thử nghiệm các loại thuốc có ảnh hưởng đến tâm thần và não bộ của người lớn tuổi. Sau đó, ngành Lão Khoa phát hiện viêm và kháng insulin trong tất cả các mô, tế bào là một nguyên do quan trọng của sự lão suy kể cả các bệnh thông thường ở tuổi già như loãng xốp xương, teo bắp thịt và dĩ nhiên cả lãng trí Alzheimer’s. Không như đồng nhiệp trong chuyên khoa bệnh Nội Tiết (Endocrininology), ngành Lão Khoa biết rằng viêm và kháng insulin là gốc của bệnh Tiểu Đường loại 2, người bệnh đã có quá nhiều insulin trong máu nhưng không dùng được. Kết quả của cuộc nghiên cứu ACCORD quy mô bởi Viện Y Học Quốc Gia (NIH) năm 2010 cho thấy insulin gây biến chứng và tử vong cho bệnh nhân Tiểu Đường loại 2. Các duyệt xét khác cho thấy Metformin là thuốc DUY NHẤT giúp họ sống lâu vì làm giảm các biến chứng tim mạch. Tôi có viết một bài để hy vọng giúp các cụ gốc Việt lúc ấy:

https://www.svqy.org/type2diabetes.html

DS Nguyễn Hiền dịch bài ấy ra tiếng Việt và được phổ biến rộng rãi.

Viêm và kháng insulin tại tế bào và mô xãy ra khi đường cháy tiến hóa theo hiện tượng Maillard làm cháy đường tương tự như làm đường cháy caramel trên lò lửa. Ăn nhiều đường caramel hay đường trong máu cháy theo Maillard đều không tốt cho cơ thể vì các dạng đường glycated ấy gọi tắt là AGE (Advanced Glycated End-products) khi nhập vào receptor của AGE (R-AGE) gây phãn ứng tạo nhiều chất oxy hóa ROS (Reactive Oxygen Species) đưa đến viêm và kháng insulin. Amino Guanidine chận được AGE+RAGE làm giảm viêm và giảm kháng insulin nhưng không may lại gây nhiều lactic acidosis nguy hiểm cho người dùng. Tôi có viết bài khuyên người Việt nên ăn bớt đường cháy và dùng thêm chất ướp chua để khử độc trong cách nắu ăn:

https://www.svqy.org/lower.html

May mắn thay, Metformin là một bi-guanide có hai phân tử guanidine mà không gây nhiều nguy hiểm lactic acidosis nên được FDA chấp thuận cho việc chửa trị Tiểu Đường loại 2. Nhờ chận phãn ứng AGE+RAGE nên Metformin giúp chống xốp xương, teo bắp thịt, lãng trí, da nhăn nheo và cả ung thư nửa của tuổi già và do đó tăng tuổi thọ như trong các bài báo gần đây:

Reverse aging drugs may already be on pharmacy shelves | Fortune Well

Và:

Metformin for Longevity – How to Extend Your Lifespan (newsbreak.com)

Gần đây nhất, các khảo cứu lại cho thấy Metformin có công hiệu khi dùng để chửa bệnh nhiễm trùng Covid-19. Giúp giảm tử vong, giảm nhập viện, giảm tái phát và ngăn chận chứng Covid-19 kéo dài mãn tính:

https://www.medscape.com/viewarticle/988556

Như vậy gọi Metformin là Thần Dược Trời Ban cũng không phải là quá đáng.

Như đã nói ở trên, Metformin có thể gây chứng lactic acidosis dù hiếm, bệnh nhân suy thận với tỷ số thãi creatinin dưới 35% không nên dùng Metformin. Dùng Metformin lâu dài thì nên uống thêm sinh tố B12 để ngừa bị thiếu do hấp thụ kém. Nếu BS Robert Butler còn sống thì ông sẽ rất hài lòng về các tiến bộ của ngành Lão Khoa ở Mỹ trong hơn 40 năm qua do sự kích hoạt từ cuốn sách của ông.

03/03/2023

Phạm Hiếu Liêm, MD

RetiredJackson T. Stephens Chair, Professor and Vice Chairman of Donald W. Reynolds Department of Geriatrics, UAMS

Thứ Năm, 2 tháng 3, 2023

Sở Y tế Bình Dương đề nghị đơn vị y tế cả nước 'cấm cửa' 6 bác sĩ

                                                                           

TPO - Công văn do tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương ký, ban hành ngày 2/3 nêu rõ tên các bác sĩ, đồng thời đề nghị các đơn vị y tế trên toàn quốc không “thu nhận” những bác sĩ này.

Theo đó, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đề nghị các bệnh viện đa khoa, phòng khám đa khoa ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Bình Dương; các bệnh viện, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học y dược toàn quốc; các đơn vị trực thuộc Sở Y tế… không tiếp nhận, hợp đồng, tuyển dụng, đào tạo đối với các bác sĩ vi phạm cam kết với tỉnh Bình Dương.

Các bác sĩ có tên trong công văn này, gồm: Bác sĩ T.T.T, công tác tại Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương). Ông T. được UBND tỉnh Bình Dương cử đi đào tạo tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ năm 2010 đến 2016, được hỗ trợ học phí và phí sinh hoạt hàng tháng. Đến nay dù chưa đủ thời gian công tác như cam kết nhưng bác sĩ T. tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường các khoản được hưởng trước đó.

Bác sĩ T.Đ.G, công tác tại Khoa Thần kinh Ung bướu (Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bình Dương). Ông G được hưởng theo diện thu hút nhân lực với số tiền 400 triệu đồng từ năm 2021 của UBND tỉnh Bình Dương và cam kết phục vụ ít nhất 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay ông G. đã tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường khoản kinh phí đã nhận.

Bác sĩ N.H.T, công tác tại Khoa Nội tim mạch (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương) được hưởng theo diện thu hút nhân lực số tiền 420 triệu đồng và cam kết phục vụ ít nhất 10 năm. Tuy nhiên, dù mới công tác được 3 năm nhưng ông T. tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường khoản kinh phí đã nhận.

Bác sĩ N.T.G, công tác tại Khoa Nội tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương) được cử đi học chuyên khoa cấp 1 với kinh phí đào tạo hơn 123 triệu đồng, cam kết thời gian phục vụ 6 năm kể từ tháng 1/2022. Ngoài ra, bác sĩ G. đã nhận chế độ hỗ trợ 100 triệu đồng và cam kết phục vụ đủ 10 năm. Tuy nhiên, hiện nay bà G. tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường chi phí đã nhận.

Bác sĩ N.T.T.S, công tác tại Khoa Nhi (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương), đã nhận chế độ hỗ trợ 100 triệu đồng và cam kết phục vụ 10 năm. Tuy nhiên hiện nay bà S đã tự ý nghỉ việc và chưa bồi thường lại chi phí đã nhận.

Bác sĩ N.M.T, công tác tại Trung tâm Y tế huyện Dầu Tiếng (Bình Dương) được UBND tỉnh Bình Dương cử đi đào tạo tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ, được hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí. Bác sĩ N.M.T cam kết phục vụ 6 năm sau khi đào tạo về, tuy nhiên đã tự ý nghỉ việc từ ngày 31/1/2023 và chưa bồi thường chi phí đã nhận.

Hương Chi