Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

NGHĨ SUY CÙNG ĐẤT NƯỚC

 

Picture

NHỮNG NĂM THAM GIA QUỐC HỘI
1974 - 1981

Tham luận tại Quốc Hội 12/1978: Đưa khoa học kỹ thuật phục vụ tích cực và có hiệu quả hơn công tác cải tiến quản lý
Khoa học hệ thống và một số ý kiến về vấn đề cải tiến quản lý kinh tế hiện nay (1981)
Trong một bài phỏng vấn, ông có đề cập đến bài viết này như sau “Năm 1981, sau khi phát biểu ở Quốc hội , Thủ tướng Phạm Văn Đồng có gặp riêng và yêu cầu tôi viết cho ông một bản báo cáo. Tôi đã dành mấy tháng nghiên cứu tài liệu và viết một bản báo cáo, phân tích dưới góc độ khoa học với nhan đề "Khoa học hệ thống và một số vấn đề về quản lý kinh tế của nước ta hiện nay". Khi đi vào phân tích tình hình kinh tế của Việt Nam theo quan điểm hệ thống, kết quả phân tích cũng làm chính tôi ngạc nhiên. Tôi phát hiện ra rằng, đó không chỉ là sự dối trá trong các báo cáo, mà tệ hại hơn, sự dối trá đã trở thành một thứ "đạo lý” trong xã hội ta, mọi người phải dối trá với nhau, với chính mình mà sống, mà thăng tiến... Đó chính là cái khó khăn và cản trở lớn nhất cho sự phát triển thật sự của nước ta. Một xã hội không được thể hiện thật, không được nhận thức thật, thì khó mà điều khiển thật để phát triển thật được. Mà khuyết điểm đó không chỉ của riêng ta, cả ở các nước "anh em" cũng vậy, tức là của cả hệ thống "xã hội chủ nghĩa"!
Picture

GIAI ĐOẠN 1986 - 1991

 Số cuối Báo Tổ Quốc 89: Góp Ý Kiến Về Đổi Mới (08/1989)
  • Đây là bài phát biểu của ông tại Hội Nghị Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận tổ quốc VN từ tháng 9 năm 1986. Số cuối của báo Tổ Quốc (đánh dấu chấm hết cho sự tồn tại của Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội) quyết định đăng nguyên văn bài phát biểu này. Bản chụp lại báo [pdf]
  • Bìa báo Tổ Quốc số cuối [pdf ]

Báo Tổ Quốc 89: Vài Nhận Thức Về Thời Đại Ngày Nay (1989)
  • Bản chụp lại báo [pdf]

Bản đánh máy lại hai bài trên  [pdf] 

Báo SGGP năm 1989 : Dân Chủ  Việc Phát Huy Nguồn Của Cải Trí Tuệ Của Dân Tộc (08/1989)
  • Năm 1989 tình hình thế giới có nhiều biến động, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở các nước đông Âu tan rã. Tháng 6, Phong trào Công đoàn Đoàn kết Ba Lan được tham gia cuộc bầu cử tự do quốc hội, đến tháng 11 bức tường Berlin sụp đổ. Tại châu Á, tháng 6 xảy ra sự kiện Thiên An Môn. Giữa không khí sôi động đó trên thế giới, ngày 15/08 Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương (Khoá VI) khai mạc tại Sài Gòn “bàn về một số vấn đề cấp bách trong công tác tư tưởng trước tình hình trong nước và quốc tế.”  Ông Tô Hòa, tổng biên tập báo Sài gòn giải phóng được cho thôi chức trước khi hội nghị khai mạc. Vào số báo cuối cùng của ông, ngày 15/08, ông Tô Hòa đã cho đăng bài viết này.
  • Bản chụp lại báo [pdf]
  • Bản đánh máy lại [pdf] 
  • Tư liệu: bản nháp viết tay [pdf] 

Câu Lạc Bộ Khoa Học   Hội (03/1990)
  • Thành lập CLB Khoa học và Xã hội tại 53 Nguyễn Du [pdf]

Báo Tạp Chí Cộng Sản 1990: Khoa Học Thông Tin Và Vài Nhận Thức Về Các Vấn Đề Tổ Chức Và Quản Lý Kinh Tế (1990). Đề tài do Viện Triết Học chủ trì 
  • Bản chụp lại báo [pdf]
  • Bản đánh máy lại [pdf]
Báo Tuổi Trẻ 1990: Trước Những Sự Kiện Mới : Nhận Thức Và Suy Nghĩ 
  • Bản chụp lại báo [pdf]
  • Bản đánh máy [pdf]
​Thư gửi TBT Nguyễn Văn Linh về "Hộp Đen" và bài đăng trên báo Văn Nghệ (1988)
  • Bản thảo viết tay thư gửi TBT Nguyễn Văn Linh [pdf]
  • Bản đăng trên báo Văn Nghệ (cùng viết với Hoàng Tuỵ) [pdf]
Picture

KIẾN NGHỊ 1991, GÓP Ý HIẾN PHÁP 1992
1991-1992

Kiến Nghị Về Một Chương Trình Cấp Bách Nhằm Khắc Phục Khủng Hoảng Và Tạo Điều Kiện Lành Mạnh Cho Sự Phát Triển Đất Nước (01/1991)
Góp Ý Kiến Về Dự Thảo Hiến Pháp (1992)
Picture

TRÊN CÁC BÁO QUỐC TẾ NHỮNG NĂM 90
1993-1998

Nordic Newsletter 04/1993 : Applying Mathematics and Democracy 
Far Easrten Economic Review 02/1993: Vietnamese dissident And Mathematician
Far Easrten Economic Review 08/1993: Mon Dieu! 
Far Easrten Economic Review 12/1993: Dissenting Voices
​TIME 1998
Picture

GIAI ĐOẠN SAU 1993
1993-2006

Một thời kỳ lịch sử mới: Vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh (03/1993)
  • Phát biểu tại hội nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tháng 3.1993  [ pdf]

Một Cách Tiếp Cận Khoa Học Về Dân Chủ Và Cơ Chế Thực Hiện Dân Chủ (1993)
  • Phát biểu tại hội nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tháng 3.1993 [ pdf - 20Mb]
  • Bản đánh máy lại [pdf]
  • Bản trên Diễn đàn: Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ [link]

Góp Vài Ý Kiến Về Công Tác Mặt Trận Trong Giai Đoạn Mới (1994)
  • Phát biểu tại  Hội nghị Đoàn chủ tịch mở rộng UBTU MTTQ [ pdf]

Về Yêu Cầu Tiếp Tục Đổi Mới Trong Giai Đoạn Hiện Nay (1997)
(Đây là bài phát biểu đã gây tiếng vang trên diễn đàn MTTQ)
  • Phát biểu tại hội nghị của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tháng 12.1997  [ pdf]
  • Bản đánh máy lại [pdf]

Kinh Tế Tri Thức Và Con Đường Hội Nhập Của Chúng Ta (1998?)
  • Bản gốc [ pdf]
  • In trên THỜI ÐẠI số 5, tháng 1 năm 2001. Bản đánh máy lại [pdf]

Tri Thức là gì?  (1999)
  • Bản gốc [ pdf]
  • In trên THỜI ÐẠI số 3, tháng 3 năm 1999. 

Về Con Đường Xây Dựng Nền Kinh Tế Tri Thức (1999)
Góp Ý Kiến Vào Dự Thảo Báo Cáo Chính Trị chuẩn bị cho Đại Hội IX Đảng CSVN (2001)
Tư duy Hệ thống và Đổi mới Tư duy (2001)
  •  Bản gốc [ pdf]
  • Thời Đại, số 6, năm 2002, trang 87-116 [link]

Góp Ý Kiến Về Đổi Mới Tư Duy Nhằm Tiến Đến ``Dân Giàu Nước Mạnh, Xã Hội Công Bằng Dân Chủ, VĂn Minh'' (2004)
  • Tham luận  tại Đại hội VI Mặt trận Tổ quốc Việt nam, Hà nội, tháng 9 năm 2004 [ pdf]

Một số suy nghĩ về con đường tiếp tục đổi mới của đất nước ta (2004)
  • "Đề cương phát biểu ý kiến theo yêu cầu của chương trình khoa học KX.10" do Ban tổ chức Trung ương (của Đảng cộng sản Việt Nam) chủ trì. Trên báo Diễn Đàn [link]
  • Bản đánh máy lại [ pdf]

Vấn đề đoàn kết dân tộc dưới cách nhìn mới của khoa học  (2005)
  • Phát biểu ý kiến của ông Phan Đình Diệu tại Hôi nghị UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt nam, 2005.  [ pdf]

Góp vài suy nghĩ để cùng tư duy tiếp tục về đổi mới (và vài điều bàn thêm) - 2005
  • Phát biểu tại Hội Thảo Hè 2005 “Tiếp Tục Đổi Mới Kinh Tế và Xã Hội để Phát Triển”, tổ chức tại Đà Nẵng ngày 28-30/7/2005.  
  • In trên Thời đại mới - Tạp chí nghiên cứu & thảo luận - Số 6 - Tháng 11/2005 [link]
 
Một Lộ Trình Cho Dân Chủ Hóa - yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay (MTTQVN, 2006)
  • Phát biểu ý kiến tại Hôi nghị góp ý kiến vào Dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội X Đảng CSVN do UBTƯ Mặt trận Tổ quốc Việt nam tổ chức, Hà nội, 14-2-2006.  [ pdf]
  • ​Bài trên Diễn Đàn [link]
http://www.phandinhdieu.net/?fbclid=IwZXh0bgNhZW0CMTAAAR0B1cDKTSifGXD2mDAN7gYsgxer0RG1ZHBX7CJ2rFe3MLKFmZW1Aw6NzKU_aem_AeGZM_9h94RaJzRrb4E1ohuH08PUQLplfruJOcmJjPdb71lXDm24J20E3GnN_WlUJ_QZmXUdKAmqGJQol76Q0coc

Ai là người tiên phong đưa internet vào Việt Nam?

 

Ai là người tiên phong đưa internet vào Việt Nam?





Nhân ngày giỗ Giáo sư Phan Đình Diệu, thấy có bài của Gs. Phan Dương Hiệu (Paris), con trai của Gs. Diệu, nhắc đến Tham luận năm 1978 của Gs. Diệu tại Quốc hội về trách nhiệm người quản lý khi làm ra quá nhiều phế phẩm.
Đọc kỹ mới thấy tầm nhìn của Gs. Diệu mang tính xuyên thế kỷ. Nhiều điều ông nói và dự báo năm xưa nay vẫn nguyên giá trị.
Tôi nhớ những dịp kỷ niệm Internet vào Việt Nam truyền thông hay nhắc tới một số người có ảnh hưởng tới việc đưa Internet Việt Nam nhưng không ai nói đến Gs. Phan Đình Diệu, một người mà theo tôi có công lao lớn nhất.
Thiết lập "lịch sử" luôn không dễ vì phụ thuộc vào hệ thống chính trị đương thời và phụ thuộc thuộc vào thông tin của những người đánh giá. Trong một thể chế mà thông tin không thật minh bạch thì sự đánh giá từ ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn là điều dễ hiểu.
Việc ghi nhận lịch sử thông qua “bình bầu" là chuyện tưởng như đùa đã được báo Nhân Dân thực hiện năm 2007: https://nhandan.vn/10-nhan-vat-anh-huong-nhat-den...
Nhưng điều bất cập hơn khi tất cả các hoạt động chính thống kỷ niệm Internet vào Việt Nam sau này và gần đây nhất là 25 năm (2022) cũng dựa trên kết quả bình bầu đó, coi như là chính sử.
Để đưa được Internet vào Việt nam, có 3 vấn đề quan trọng:
1. Nhận thức: Hiểu được đầy đủ vai trò và tiềm năng của Internet.
2. Thuyết phục: Khi nhìn thấy lợi ích lớn của nó, cần thuyết phục các cấp lãnh đạo về việc mở Internet. Trong bối cảnh những năm 90, khi các luồng văn hoá phương Tây còn bị cấm đoán, việc chấp nhận thông suốt thông tin là một bước đi tiến bộ.
3. Kỹ thuật: Khi tất cả đã được bật đèn xanh, triển khai phương án kỹ thuật thực thi.
Vấn đề 1 và 2 là mấu chốt, vấn đề kỹ thuật là không thể bỏ qua nhưng thuộc loại “không có người này sẽ có người khác làm được".
Vấn đề 1 và 2 có liên quan chặt chẽ đến nhau và có độ phân tầng.
Tầng 1 là của những người tiên phong, nhận thức rất sớm, sau đó có vị trí và khả năng thuyết phục thành phần lãnh đạo tiến bộ.
Tầng 2 là chính những thành phần lãnh đạo tiến bộ này, sau khi cảm nhận được phần nào sự cần thiết của việc mở Internet, sẽ cùng góp sức tiếp tục thuyết phục các lãnh đạo còn lại để cuối cùng bộ máy chính trị "bật đèn xanh".
Theo tôi, người được bầu là có công nhất trong việc đưa Internet vào Việt Nam - ông Mai Liêm Trực - thuộc tầng 2. Cùng tầng này phải đặc biệt kể đến Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, người không được nhắc đến trong danh sách bầu, nhưng thực chất đã đóng một vai trò then chốt.
Còn tầng 1 gồm những ai đây? Các bạn đoán xem?
Để nói rằng, Giáo sư Phan Đình Diệu là “một trong những người tiên phong, nhận thức rất sớm, sau đó có vị trí và khả năng thuyết phục thành phần lãnh đạo tiến bộ” cần có bài dài hơn, có đủ chứng cứ (facts) chứ không dựa theo cảm nhận (opinions) kiểu thăm dò.
Gia đình Gs. Phan Đình Diệu có một thư viện online gồm những bài viết tay, phỏng vấn, bài đã in trên báo.
Chỉ cần lục lại sẽ thấy ai là tác giả chính của Internet Việt Nam thay vì tranh luận “kiểu xe tăng nào vào dinh Độc Lập ngày 30-4” gần nửa thế kỷ chưa yên.

1978 - Phan Đình Diệu: Tham luận trên Quốc hội về trách nhiệm người Quản lý khi làm ra quá nhiều phế phẩm.
"Theo lẽ công bằng, nếu ta đã có quy định cụ thể là người công nhân phải đền bù và bị trừng phạt như thế nào khi làm ra nhiều phế phẩm, thì tưởng cũng nên có quy định cần phải trừng phạt như thế nào đối với những cán bộ lãnh đạo và quản lý làm ra quá nhiều phế phẩm."
Đây là lời phát biểu của bố tôi - Phan Đình Diệu - trên diễn đàn Quốc hội năm 1978 - 46 năm trước, toàn văn tham luận được chụp kèm đây. Việc đưa ra ánh sáng các đại án tham nhũng là cần thiết, nhưng cái lớn hơn nhiều mà từ đó nó chứng tỏ là cách thiết kế và vận hành hệ thống đã tạo ra quá nhiều phế phẩm.
Cũng trong bài tham luận năm 1978 này trên Quốc hội, ông cũng nhấn mạnh giá trị của "thông tin" trong nền kinh tế, và tư duy phải áp dụng khoa học trong quản lý:
“Quản lý là một nghệ thuật, nhưng ngày nay, quản lý không chỉ là nghệ thuật mà còn là khoa học và kỹ thuật.”
“Cùng với khoa học là các thành tựu của kỹ thuật. Các phương tiện truyền tin, các máy tính điện tử đang giúp cho con người nâng cao khả năng thu thập, lưu trữ, truyền đạt và xử lý thông tin lên hàng vạn, hàng triệu lần.”
Bản đánh máy bài viết này có thể đọc tại đây: https://drive.google.com/.../1QP6EYWJz8fu1Q3X047U.../view...
Hôm nay 13/5, là ngày bố tôi ra đi, 6 năm trước.
Các bài bố tôi viết được tập hợp tại trang: phandinhdieu.net
Tôi cũng trân xin trọng tình cảm của mọi người đã viết về bố tôi và tập hợp các bài viết tại đây (gần 40 bài, 16mb):
"Phan Đình Diệu - Như tôi biết..." https://drive.google.com/.../1BBJnpIV97tmVnru8m9n.../view...
-----------------------------------
Một số bài tôi từng đăng trên fb:
1981: Tư liệu năm 1981: Toàn văn bài viết “Khoa học hệ thống và một số ý kiến về vấn đề về cải tiến quản lý kinh tế hiện nay”
1986: “Góp Ý Kiến Về Đổi Mới" - tháng 9/1986 diễn ra Hội Nghị Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận tổ quốc VN. Tại đó, bố mình có phát biểu
1989: “Dân Chủ Và Việc Phát Huy Nguồn Của Cải Trí Tuệ Của Dân Tộc “ năm 1989 đăng trên báo Sài gòn Giải Phóng số cuối cùng trên cương vị tổng biên tập của Tô Hoà
1991: “Kiến nghị về Một Chương Trình Cấp Bách nhằm khắc phục khủng hoảng và tạo điều kiện lành mành cho sự phát triển của đất nước”.
(Năm 1992 ông viết về "Góp Ý Hiến Pháp" và năm 1993 có bài trả lời phỏng vấn nhà sử học Stein Tonnesson: http://www.cliostein.com/.../93%20interview%20phan%20dieu... )
1997: Về Yêu Cầu Tiếp Tục Đổi Mới Trong Giai Đoạn Hiện Nay - 1997 (Bài phát biểu gây chấn động trên diễn đàn Mặt Trận Tổ quốc năm 1997. )