Thứ Ba, 19 tháng 12, 2023

Người bác sĩ lách qua khe cửa lịch sử, đưa công nghệ mổ nội soi đầu tiên về Việt Nam Một bác sĩ tiên phong trong lĩnh vực y khoa mới giống như 1 người đi vào khu rừng rậm tìm “khó báu”…

 

{keywords}
{keywords}

Những năm đầu 70 của thế kỉ trước, chàng trai Nguyễn Tấn Cường đang si mê khoa học ấp ủ ước mơ du học ở New Zealand. Song, thời cuộc chiến tranh li loạn, giấc mơ đành khép lại, chàng trai thi vào Đại học Khoa Học.

Năm 1973, thấy bạn bè thi vào Y khoa Sài Gòn nên cũng thi theo, rồi đậu. Việc học có chút gián đoạn khi đất nước thống nhất năm 1975. Đến năm 1979, ông được giữ lại trường để làm giảng bộ môn Ngoại đặt tại Chợ Rẫy.

{keywords}

Tình cờ vào năm 1991, Tổ chức Ủy ban họp tác khoa học Mỹ -Việt tổ chức thi tiếng Anh tại TP.HCM (một họp tác nhỏ chứ hai nước chưa nối lại bang giao, còn bị cấm vận), bác sĩ Cường dự thi chỉ mong muốn kiểm tra tiếng Anh sau bao năm bỏ quên. Kết quả thi tốt đã giúp cho bác sĩ Cường có 1 suất học bổng 1 năm đi học ở Mỹ. Một món quà đường đột và quá lớn, bác sĩ Cường đã về xin phép trường. Song, đi Mỹ lúc này là chưa có tiền lệ, nhà trường đã phải họp Đảng ủy, đoàn trường, Ban giám hiệu, khoa y. Nhiều người băn khoăn lắm, bởi bang giao 2 nước lúc đó chưa được mở, gia đình bác sĩ Cường cũng có nhiều anh chị em định cư bên Mỹ, Canada, liệu cử bác sĩ đi học có trở về? Rất nhiều vấn đề được đưa lên đặt xuống trong nhiều cuộc họp.  

Trong lúc nhà trường sợ cho cán bộ trẻ đi học thì sợ mất người. Giáo sư Trương Công Trung, hiệu trưởng, khoa trưởng khoa Y, chủ nhiệm bộ môn ngoại lúc đó đưa ra quan điểm: “Nếu anh này học xong ở lại nước Mỹ ta mất 1 cán bộ thường, nếu anh ấy trở về mình sẽ có một cán bộ giỏi”.

{keywords}

Phải trải qua rất nhiều bước, các thủ tục khắt khe từ Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, cuối cùng bác sĩ Cường cũng đặt chân được đến Mỹ. 

PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Cường nhớ lại:“Lúc đó mình vô tư trong sáng, chỉ muốn đi để cầu học mở mang nhiều cái mới chứ cũng chẳng màng gì ở xứ giàu sang ấy. Bởi, ở Việt Nam tôi có mẹ, mẹ đã hi sinh nuôi tôi ăn học khi ba mất sớm không bao giờ tôi ở lại Mỹ sau khi học”.

{keywords}

Bác sĩ Cường đặt chân lên bang Indiana và có 3 tháng làm thực tập sinh quan sát, phụ mổ ở các bệnh viện. Tại đây, ông đã có cơ duyên gặp bác sĩ Maurice Arregui, một bác sĩ tiên phong trong mổ nội soi của Mỹ.

Hết khóa học 3 tháng, nhờ tinh thần ham học, bác sĩ Cường đã được ông Maurice Arregui đề nghị ở lại đến hết năm và làm phụ tá riêng cho ông.  

Vào cuối năm 1991, Mỹ tổ chức Hội nghị khoa học, triển lãm trưng bày dụng cụ mổ nội soi hiện đại. Tại đây, nhà sản xuất đặt vấn đề với anh chàng đến từ Việt Nam về khả năng áp dụng kỹ thuật mới này vào điều trị. Song, vị bác sĩ trẻ người Việt lắc đầu đáp lại “thật lòng muốn lắm nhưng có lẽ phải mất 10 năm nữa chúng tôi mới có thể đưa cái này vào phục vụ phẫu thuật điều trị. Bởi, tình hình hiện giờ còn khó khăn quá, kim chỉ còn thiếu huống hồ giá trị một bộ máy mổ nội soi vài  chục ngàn đô”.

{keywords}

Vài tuần sau, bác sĩ Cường chuẩn bị khăn gói về nước thì nhận được cuộc gọi từ nhà sản xuất ngỏ ý tặng nguyên dàn máy nội soi với trị giá 40.000 USD.

Tặng dàn máy quý hơn vàng, song để đem về Việt Nam là cả 1 bài toán đau đầu. “Tôi đi học làm gì có tiền, tối đa hành lý của tôi là 60 kg, riêng valy sách là đã đủ huống chi cái máy đến hơn 100 kg. Đem về nước là cả một vấn đề”, bác sĩ Cường nhớ lại.

Phải nhờ đến những Việt kiều về thăm quê, gửi quá giang mỗi người 1 ít, hệ thống mổ nội soi mới đầu tiên mới về tới Việt Nam.

{keywords}

Khi hỏi về cơ hội rộng mở ở lại Mỹ làm việc có thu nhập hơn và điều kiện, ông đáp: “Ở Mỹ rất nhiều người tài, mình chả là gì cả, chỉ như hạt cát, có thể làm nhiều tiền đó nhưng về nước mình sẽ giúp được nhiều người hơn. Chưa hết, quê nhà có mẹ già đang đợi, vợ con đang chờ tôi không đành lòng”.

{keywords}

Đem được bộ máy mổ nội soi về là cả vấn đề, để áp dụng đưa vào phẫu thuật còn khó hơn gấp bội lần. Đi học về, bác sĩ Cường báo cáo ngay với nhà trường, trình chiếu về mổ nội soi, mong muốn có thể áp dụng vào Việt Nam. Song tại thời điểm đó, lãnh đạo trường không dám mạo hiểm, vì lâu nay các bác sĩ Việt đều quen mổ mở. Để an toàn, nhà trường quyết định tặng bác sĩ Cường 10 chú chó để thực hiện mổ thị phạm trên súc vật trước rồi mới được đưa vào áp dụng mổ cho bệnh nhân.

6 tháng sau khi thực nghiệm trên động vật, báo cáo trước hội đồng giáo sư nhà trường, kỹ thuật mổ nội soi của bác sĩ Cường mới được chấp nhận và được giới thiệu sang BV Chợ Rẫy áp dụng.

Bác sĩ nhớ về kỉ niệm, bệnh nhân đầu tiên là 1 phụ nữ 63 tuổi. Bà bị viêm tụy do sỏi mật lâu năm cơn đau hành hạ liên tục, song cứ nghe nói đến mổ là sợ, nhất định không chịu bước lên bàn mổ. Có người nhà làm ở BV Chợ Rẫy, bà có biết về kĩ thuật mổ nội soi mới, vết thương nhỏ, ít đau, phục hồi nhanh, bà quyết định đăng ký mổ nội soi.

Vào ngày 23/9/1992, nữ bệnh nhân được chính bác sĩ Cường thực hiện ca mổ nội soi đầu tiên Việt Nam. Ông nghiễm nhiên trở thành phẫu thuật viên mổ nội soi đầu tiên của Việt Nam.

Sau ca mổ bệnh nhân hồi phục tốt, bác sĩ Cường mới thấy tiềm năng của công nghệ mổ nội soi, 1 ca cắt túi mật nội soi chỉ mất 24-48 tiếng bệnh nhân có thể xuất viện, trong khi trước kia bệnh nhân thường mất một tuần. Từ đó, bác sĩ Cường đã xây dựng một ê-kíp chuyên mổ nội soi, giảm áp lực quá tải cho bệnh viện.

Hai năm sau, Mỹ dỡ bỏ cấm vận, Nhật Bản bắt đầu viện trợ và nhiều bệnh viện bắt đầu đầu tư máy mổ nội soi, ê-kíp bác sĩ Cường trở thành những huấn luyện viên nòng cốt chỉ dẫn các bác sĩ ở các bệnh viện các tỉnh lân cận và đồng bằng sông Cửu Long. Đã có hàng ngàn ca bệnh được mổ nội soi ở cái thời còn rất khó khăn, kim chỉ kẹp còn không có, bác sĩ đã cho rằng đây là “may mắn từ chuyến đi Mỹ lịch sử”.

{keywords}

Hơn 34 năm làm bác sĩ, 8 năm làm trưởng khoa Gan Mật Tụy BV Chợ Rẫy, rồi giảng dạy ở Đại học Y dược điều hạnh phúc nhất ông chia sẻ là vừa được trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, vừa được giảng dạy, tiếp lửa nghiên cứu khoa học cho các học trò.  

Niềm hạnh phúc của bác sĩ Cường là lúc ông làm trưởng khoa ở Chợ Rẫy, đa số đàn em sau chỉ là bác sĩ điều trị, song ông luôn thúc ép họ nghiên cứu, học sâu thêm, giờ họ là những bác sĩ chuyên khoa I, II, thạc sĩ nghiên cứu sinh tiến sĩ. Khi ông đã lùi bước về hưu thì đã có 1 thế hệ kế cận giỏi.

Với cương vị là Trưởng khoa Gan – Mật- Tụy, bác sĩ Cường còn là một trong những người tiên phong kỹ thuật ghép gan. Và cái giá của sự tiên phong luôn chịu những nỗi đau, rủi ro, khó khăn như cách ông đã lách qua khe cửa lịch sử đến Mỹ.

Năm 2010, khoa Gan-Mật-Tụy hợp tác với bệnh viện Asan Hàn Quốc trong lĩnh vực ghép gan. Đến 2012, Chợ Rẫy thực hiện ca ghép gan đầu tiên, bệnh nhân sau 2 tháng đang khỏe bất ngờ biến chứng rồi tử vong. “Mạch máu ghép bị loét, rò vô trong ruột dẫn đến xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, bác sĩ phải làm tắc mạch máu nên gan không được nuôi dưỡng, bệnh nhân sau đó tử vong”, ông nhớ lại với đôi mắt đượm buồn. 

{keywords}

Sau thất bại đầu tiên, cả ê-kíp vô cùng sốc và phải ngừng 2 năm sau mới bắt đầu trở lại. “Ghép gan là kĩ thuật khó nhất, thất bại đầu tiên khiến nhiều người chùn tay, nản chí. Song, thất bại đó là bài học lớn rút ra kinh nghiệm để có hơn 20 ca ghép gan thành công từ sau năm 2014”, bác sĩ Cường trải lòng.

Gần 40 năm cái nghiệp chữa bệnh cứu người đã đưa PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Cường đi qua những chặng đường lịch sử của đất nước. Vì chiến tranh li loạn ông tìm đến nghề y, vì hậu chiến tranh ông đã lách qua khe cửa hẹp để trở thành 1 phẫu thuật viên nội soi đầu tiên, rồi đất nước đổi mới hợp tác quốc tế lại một lần ông cùng những đồng nghiệp tiếp nhận kĩ thuật ghép gan, trước lúc về hưu ông nhường lại vị trí cho người trẻ. Tự nhận mình một người thích đi học, suốt đời học và nghiên cứu, vị bác sĩ già thi thoảng vẫn cầm dao mổ khi những bệnh nhân ngặt nghèo đến níu áo khẩn cầu, ông trở về với hình ảnh anh bác sĩ của hơn 30 năm trước.

{keywords}

Bài: Phan Nhơn - Thiết Kế: Phạm Luyện

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét